Hoa Kỳ phản đối Trung Quốc về vấn đề Biển Đông
2010.06.07
Chỉ ngư dân Trung Quốc mới được đánh cá?
Biển Đông, khu vực luôn căng thẳng do các tham vọng của Trung Quốc trong thời gian gần đây, nhắm tới các nguồn tài nguyên phong phú dưới đáy biển. Để bảo vệ tham vọng xâm chiếm vùng biển rộng lớn này, kể từ năm 2009, Trung Quốc đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh cá trong khu vực Biển Đông, vùng biển thuộc chủ quyền của các nước, trong đó có Việt Nam.
Mặc dù đơn phương áp đặt lệnh cấm ngư dân các nước đánh bắt cá ở Biển Đông từ ngày 16 tháng 5 đến ngày 1 tháng 8, và gửi các tàu ngư chính đến tuần tra trong khu vực, với lý do bảo vệ nguồn lợi thủy sản, thế nhưng dường như Trung Quốc chỉ áp dụng lệnh cấm này đối với ngư dân các nước, mà không áp dụng đối với ngư dân Trung Quốc.
Lệnh cấm ngư dân các nước đánh bắt cá ở Biển Đông từ ngày 16 tháng 5 đến ngày 1 tháng 8, và gửi các tàu ngư chính đến tuần tra trong khu vực, với lý do bảo vệ nguồn lợi thủy sản, thế nhưng dường như Trung Quốc chỉ áp dụng lệnh cấm này đối với ngư dân các nước, mà không áp dụng đối với ngư dân Trung Quốc.
Theo bản tin ngày 2 tháng 6 trên Tân Hoa xã, chín ngư dân thuộc tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đang bị các nhà chức trách Philippines giam giữ, do các ngư dân này đánh cá ở bãi ngầm Half Moon, cách đảo Palawan của Philippines khoảng 80 km.
Cũng theo tin từ Tân Hoa xã, 28 ngư dân khác của Trung Quốc đã bị các nước láng giềng bắt giữ từ ngày 12 tháng 5 đến ngày 21 tháng 5, khi đang đánh cá ở Biển Đông. Trong khi Trung Quốc thực thi lệnh cấm này từ ngày 16 tháng 5, thế nhưng có lẽ họ chỉ áp dụng cho ngư dân các nước khác, vì mãi đến đầu tháng 6 này, ngư dân Trung Quốc vẫn còn đánh cá trong khu vực mà không bị các tàu ngư chính Trung Quốc bắt giữ, chỉ bị các quốc gia láng giềng bắt giữ như tờ Tân Hoa xã loan tin.
Tân Hoa xã cũng không đề cập đến việc đánh bắt cá của các ngư dân này là vi phạm lệnh cấm của Trung Quốc. Rõ ràng là lệnh cấm này chỉ áp dụng đối với ngư dân của tất cả các nước trong khu vực, ngoài trừ ngư dân Trung Quốc.
Giới chuyên gia cho rằng, lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc nhắm tới mục tiêu chiến lược lớn hơn lý do mà họ đã đưa ra là bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Ông Lyle Goldstein, một học giả thuộc Trường Cao đẳng Hải chiến Hoa Kỳ cho rằng, việc cấm đánh bắt cá và gửi các tàu ngư chính Trung Quốc tuần tra trong khu vực chỉ phục vụ mục đích tăng cường sự hiện diện trong khu vực hàng hải rộng lớn, mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.
Việc cấm đánh bắt cá và gửi các tàu ngư chính Trung Quốc tuần tra trong khu vực chỉ phục vụ mục đích tăng cường sự hiện diện trong khu vực hàng hải rộng lớn, mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.
Ông Lyle Goldstein
Liên quan tới vấn đề này, trong một phát biểu đăng tải trên tờ South China Morning Post, Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam, thuộc Học viện Quốc phòng Úc cho biết: “Sau mười năm, chúng ta có thể thấy Trung Quốc ngày càng thêm cương quyết trong việc bảo vệ và thực thi điều mà họ cho là chủ quyền và quyền lợi kinh tế của mình. Việc sử dụng tàu ngư chính để tuần tra là một thủ đoạn tuyệt vời vì đây không phải tàu chiến, nó sơn màu trắng chứ không phải màu xám. Nhưng chớ có lầm tưởng, những con tàu này đều được trang bị vũ khí đầy đủ”.
GS Thayer cũng cho biết thêm, hành động đơn phương này của Trung Quốc đi ngược lại với tinh thần thúc đẩy hợp tác và tránh gây thêm căng thẳng, mà Trung Quốc đã cam kết trong Tuyên bố Ứng xử giữa các bên trên Biển Đông với các nước Asean hồi năm 2002.
Hoa Kỳ cứng rắn hơn trên Biển Đông?Lên tiếng phản đối Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, hôm thứ bảy vừa qua, tại hội nghị an ninh Shangri-La ở Singapore, ông Robert Gates, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ kêu gọi sự tự do tiếp cận ở khu vực Biển Đông.
Ông Gates nói rằng, chính sách của Hoa Kỳ đối với Biển Đông là sự ổn định, quyền tự do đi lại và tự do phát triển kinh tế mà không bị ngăn cản. Ông cũng cho biết, Biển Đông là nơi “gia tăng mối quan ngại” do các tranh chấp lãnh thổ có thể đặt ra mối đe dọa đến sự tự do đi lại trên biển và phát triển kinh tế. Ông nói: "Biển Đông là khu vực quan ngại ngày càng gia tăng. Vùng biển này không chỉ quan trọng đối với những nước tiếp giáp với nó, mà còn là mối quan ngại đối với tất cả các quốc gia có lợi ích kinh tế và an ninh ở châu Á".
Ông Gates nói rằng, Hoa Kỳ sẽ không đứng về phía bên nào trong các tranh chấp và kêu gọi tất cả các nước giải quyết tranh chấp lãnh thổ thông qua các phương thức hòa bình, có nghĩa là các nước nên tuân theo luật pháp quốc tế.
Biển Đông là khu vực quan ngại ngày càng gia tăng. Vùng biển này không chỉ quan trọng đối với những nước tiếp giáp với nó, mà còn là mối quan ngại đối với tất cả các quốc gia có lợi ích kinh tế và an ninh ở châu Á
Ô.Robert Gates, BT Quốc phòng HK
Ông Gates cho biết, chính phủ Hoa Kỳ khẳng định các cam kết lâu dài của mình ở khu vực châu Á và sẽ tiếp tục gia tăng và mở rộng các liên minh cũng như các quan hệ đối tác trong khu vực. Ông nói rằng, nghĩa vụ quan trọng của chính phủ Mỹ đối với đồng minh, đối tác và khu vực là tái khẳng định cam kết an ninh của Hoa Kỳ ở châu Á cũng như gia tăng khả năng ngăn chặn sự quyết đoán bằng nhiều cách.
Ông cũng cho biết thêm, việc phòng thủ của Hoa Kỳ ở châu Á đang chuyển sang tư thế "dàn trải nhiều hơn về mặt địa lý, kiên định hơn trong lập trường, và bền vững hơn về chính trị ". Ông nói rằng, chính phủ Hoa Kỳ đang tiến hành các bước để tăng cường phòng thủ tên lửa với mục đích phát triển các khả năng phòng thủ ở châu Á và thay đổi các cam kết của Hoa Kỳ thành sự ngăn chặn mở rộng mạnh mẽ và hiệu quả hơn.
Phản đối Trung Quốc de dọa khai thác dầu khí
Cũng trong phát biểu hôm thứ bảy vừa qua, ông Gates cho biết thêm, Washington phản đối bất kỳ sự hăm dọa nào đối với các công ty năng lượng Hoa Kỳ trong khu vực.
Trong một cảnh báo gửi tới Trung Quốc đã được giữ kín, ông Gates ám chỉ các mối đe dọa mà Bắc Kinh sử dụng đối với các công ty dầu khí của Mỹ về việc thăm dò ngoài khơi, trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ông nói: "Chúng tôi phản đối bất kỳ nỗ lực nào nhằm đe doạ các công ty Hoa Kỳ, hoặc các công ty thuộc bất kỳ quốc gia nào tham gia vào các hoạt động kinh tế hợp pháp".
Chúng tôi phản đối bất kỳ nỗ lực nào nhằm đe doạ các công ty Hoa Kỳ, hoặc các công ty thuộc bất kỳ quốc gia nào tham gia vào các hoạt động kinh tế hợp pháp
Ô.Robert Gates, BT Quốc phòng HK
Liên quan tới việc Trung Quốc đe dọa các công ty dầu khí khai thác trên Biển Đông, tháng bảy năm ngoái, một viên chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói với Ủy ban Quốc hội rằng, Trung Quốc yêu cầu một số công ty năng lượng Hoa Kỳ và các công ty năng lượng nước ngoài chấm dứt các dự án với các công ty Việt Nam, nếu không sẽ phải đối mặt với sự trả đũa thương mại ở Trung Quốc.
Năm ngoái, trong lời điều trần của ông Scot Marciel, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ, đã nói với các nhà lập pháp rằng: “Bắt đầu từ mùa hè năm 2007, Trung Quốc nói với một số công ty dầu khí Hoa Kỳ và các công ty dầu khí nước ngoài, hãy chấm dứt việc thăm dò dầu khí với các đối tác Việt Nam ở Biển Đông. Nếu không, các công ty này sẽ phải đối mặt với các hậu quả không lường trước, liên quan tới công việc kinh doanh của họ với Trung Quốc”.
Trước đó, Trung Quốc đã từng gây sức ép với các công ty dầu khí như, hồi năm 2007 gây áp lực buộc tập đoàn dầu khí British Petrolium của Anh ngưng khai thác với Việt Nam, năm 2008, gây sức ép lên tập đoàn dầu khí Exxon Mobil của Mỹ, buộc hãng này rút lui khỏi thoả thuận hợp tác thăm dò dầu khí ngoài khơi Việt Nam, mặc dù các dự án này, hoàn toàn nằm trong thềm lục địa Việt Nam.
Theo dòng thời sự:
- Nhật lo ngại Trung Quốc cho tập trận gần đảo Okinawa
- Trung Quốc cáo buộc Mỹ dùng chiến lược bao vây
- Tàu Trung Quốc lại tuần tra trong vùng biển tranh chấp với Việt Nam
- Việt Nam-Trung Quốc tuyên bố cùng tìm giải pháp cho biển Đông
- Trung Quốc phô trương sức mạnh ở Biển Đông
- Tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông
- Việt Nam phản đối TQ cấm đánh cá ở Hoàng Sa-Trường Sa
- Những quan ngại ở Á Châu theo nhân định của Dân biểu David Wu
- Trung Quốc gây quan ngại trong khu vực biển Đông Trung Hoa
- Kỷ niệm ngày thành lập Hải quân Nhân dân trong khi TQ cấm ngư dân VN đánh bắt cá
- Philippines: Sự trỗi dậy của TQ thách thức Hoa Kỳ