Tư liệu lưu trữ mới tìm thấy có thể gây bất lợi cho tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa

RFA
2021.09.08
Tư liệu lưu trữ mới tìm thấy có thể gây bất lợi cho tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa Hải quân Trung Quốc đi tuần tại Đảo Phú Lâm thuộc Quần đảo Hoàng Sa ngày 29/1/2016
Photo: RFA

Một phát hiện hiếm hoi mới đây tại Cơ quan Lưu trữ Quốc gia Anh có thể cung cấp thêm một bằng chứng nữa khiến người ta nghi ngờ yêu sách về quyền lịch sử của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa – một khu vực đang có tranh chấp ở Biển Đông. 

Sau nhiều tháng miệt mài tìm kiếm các tư liệu lưu trữ, Bill Hayton, một nhà nghiên cứu từng là nhà báo, đã tìm thấy một tài liệu bán chính thức cho thấy rằng: Đến tận cuối thời nhà Thanh, chính quyền Trung Quốc vẫn không xem quần đảo Hoàng Sa là một phần lãnh thổ của nước này. 

Hayton, tác giả của các cuốn sách “The Invention of China” [tạm dịch: Sự kiến tạo Trung Hoa] xuất bản năm 2020 và “Biển Đông”, năm 2014, đã phát hiện ra bản dịch năm 1899 của một bức thư, trong đó Tổng lý Nha môn của nhà Thanh – tương đương Bộ Ngoại giao– đã thông báo với các quan chức Anh quốc rằng chính quyền Trung Quốc không thể nhận trách nhiệm đối với việc cướp phá hàng hóa của một chiếc tàu xảy ra vào cuối những năm 1890 tại khu vực quần đảo Hoàng Sa. 

Bức thư đề cập tới cái gọi là “Vụ tàu chở đồng Bellona” – một vụ việc liên quan tới tàu Bellona của Đức bị đắm ở khu vực quần đảo Hoàng Sa một vài năm trước đó và khối lượng đồng hàng hóa mà con tàu này vận chuyển đã bị các ngư dân Trung Quốc đánh cắp.

Bản dịch một bức thư từ Tổng lý Nha môn của nhà Thanh gửi ông Henry Bax-Ironside thuộc Cơ quan đại diện Anh ở Bắc Kinh vào ngày 8/8/1899. [Cơ quan Lưu trữ Quốc gia Anh / Bill Hayton]
Bản dịch một bức thư từ Tổng lý Nha môn của nhà Thanh gửi ông Henry Bax-Ironside thuộc Cơ quan đại diện Anh ở Bắc Kinh vào ngày 8/8/1899. [Cơ quan Lưu trữ Quốc gia Anh / Bill Hayton]

Chính quyền Trung Quốc “từ chối bồi thường” cho khối lượng mặt hàng đồng đã được Anh quốc bảo hiểm bởi vì quần đảo này là thuộc “biển cả” và không thuộc lãnh thổ của Trung Quốc. 

Bức thư gốc viết bằng tiếng Trung vẫn chưa được tìm thấy và có nhiều khả năng là nó đã bị thất lạc hoặc bị tiêu hủy, vì vậy, cho đến nay, bản dịch này là bản sao đầu tiên và cùng thời duy nhất với tài liệu chính thức này của Trung Quốc được tìm thấy cho đến ngày nay.

Hayton nói rằng ông cũng tìm thấy một bản phiên âm của một bức thư khác của Tổng đốc Lưỡng Quảng – khu vực bao gồm hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây – gửi tới ông Byron Brenan, lãnh sự Anh quốc tại Quảng Châu vào ngày 14/4/1898 về cùng vụ việc. Tổng đốc Đàm Chung Lân viết rằng chính quyền Trung Quốc không thể bảo vệ các con tàu đắm bởi chúng ở tận nơi “biển xanh sâu thẳm” và vì vậy, Trung Quốc không thể chấp thuận các yêu cầu bồi thường. 

“Đây vẫn chưa phải bằng chứng xác đáng” –  ông Hayton nói. “Nhưng đây có thể là những thông tin hữu ích cho Việt Nam để đưa ra lập luận rằng Trung Quốc chỉ tới sau này mới quan tâm tới quần đảo Hoàng Sa”.

Vụ tàu chở đồng Ballona cũng được nhắc tới trong một bức thư của Toàn quyền Đông Dương gửi tới Bộ trưởng phụ trách thuộc địa của Pháp vào năm 1930. Trong bức thư, Phó vương Quảng Đông được trích lời nói rằng quần đảo Hoàng Sa là “những đảo hoang” và  “không thuộc về Trung Quốc hay Việt Nam” và “không cơ quan đặc biệt nào chịu trách nhiệm kiểm soát các đảo này”. 

Về mặt chính trị, những vấn đề về bằng chứng lịch sử như vậy vẫn còn nhạy cảm đối với các quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông - đặc biệt là vì Trung Quốc thường biện minh cho các tuyên bố chủ quyền biển và lãnh thổ sâu rộng của mình dựa trên cơ sở các quyền lịch sử - lập trường đã bị một tòa trọng tài quốc tế bác bỏ vào năm 2016 trong một vụ kiện do Philippines khởi xướng. 

Nguyễn Nhã, một nhà sử học nổi tiếng của Việt Nam nhìn nhận rằng: Bức thư mới được phát hiện là văn bản có giá trị khẳng định chủ quyền Hoàng Sa không phải của Trung Quốc.

Việt Nam, Đài Loan và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa – nơi hiện đang hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc.

Cả Hà Nội và Bắc Kinh đều đã đưa ra nhiều tài liệu lịch sử, thường là các bản sao hoặc mô phỏng vì gần như không thể tìm được bản gốc để chứng minh cho tuyên bố của họ. 

Phát hiện của Hayton đã thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu về Biển Đông.

Ông Stein Tonnesson - nhà sử học Na Uy đồng thời là nhà nghiên cứu Biển Đông nói rằng bức thư “có thể giúp khẳng định các nguồn tin khác cho rằng nhà Thanh khi đó không xem Hoàng Sa là lãnh thổ của Trung Quốc”.

“Tuy nhiên, vào năm 1909 nước này đã tuyên bố Hoàng Sa thuộc lãnh thổ của họ và tôi không chắc việc thiếu vắng tuyên bố chủ quyền vào năm 1899 có vô hiệu hóa tuyên bố chủ quyền mà nước này đưa ra sau đó 10 năm không”.

Ông Ian Storey, một nghiên cứu viên cấp cao tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore (ISEAS) cảnh báo: “Trung Quốc sẽ làm xáo trộn vấn đề bằng cách đặt câu hỏi về tính xác thực của bức thư.”

Trên mạng xã hội, những dòng  trạng thái (status) của Hayton về bức thư đã khuấy động dư luận. Một số nhà phê bình đã đặt dấu hỏi về tính chính xác của bản dịch tiếng Anh của bức thư.

Hayton nói ông tin rằng “Sẽ có bản phiên âm chữ cái của bức thư tiếng Trung ở đâu đó” và ông đang tìm kiếm nó.

Cho dù kết quả ra sao, theo nhà nghiên cứu Storey “không một bằng chứng nào có thể đủ để mang đến hồi kết cho cuộc chiến lâu dài về tài liệu và bản đồ giữa Việt Nam và Trung Quốc”. 

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Lão nông dân
08/09/2021 12:27

Thì có bao giờ Hoàng Sa Trường Sa thuộc về bọn chệt đâu???
Bọn ba đình vì súng đạn lương khô mà quỳ mọp dưới chân chúng dâng tất cho bọn tàu phù,từ tên ngoại lai hồ chết tiệt,đồng vẩu cho đến lớp đàn em lê duẫn,võ banh giáp,đỗ mười…trọng lú…giờ sao dám mở mồm???
Bao công lao tạo dựng bờ cõi sơn hà của tiền nhân đến thời mạt vận này tan nát hết…cũng từ tên chết tiệt hồ ly tinh này ma ra!!!

Nguyễn Tuấn Anh
08/09/2021 16:09

"Tư liệu lưu trữ mới tìm thấy có thể gây bất lợi cho tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa"

Rất đúng, đ/v những quốc gia khác ngoại trừ Việt Nam . Với bản công hàm mang tên Thủ tướng Phạm Văn Đồng, mọi "bằng chứng lịch sử" đều có nghĩa pháp lý như 1 vật, có thể trước đây thuộc về mình với đầy đủ bằng chứng, nhưng nay đã nhượng cho người khác . Bằng chứng của cuộc chuyển nhượng là 1 văn tự có chữ ký của mình . Có nghĩa những "bằng chứng lịch sử" có nhiều & đa dạng tới đây, they still mean moot.

Nhân Dân Asean
08/09/2021 19:58

Quần đảo Hoàng Sa do Trung quốc sử dụng biện pháp quân sự cưỡng chiếm. Đây là hành động không được luật pháp chấp nhận, Trung quốc là thành viên ký Công ước 1982 vậy mà Trung quốc vẫn cứ ngang ngược tiến hành. Mới đây Trung quốc cũng đưa ra nhiều luật bị hầu như cả thế giới phản đối, Trước khi đưa ra, Trung quốc vẫn biết thế giới phản đối nhưng Trung quốc cứ ngang ngược tiến hành. Tại sao vậy? Có phải Trung quốc ngày nay nghĩ rằng mình đã quá lớn mạnh mọi mặt và một mai sẽ đứng trên cả Mỹ điều hành thế giới đi theo chủ trương do Trung quốc dặt ra cho từng nước một và cho cả thế giới, nước nào chống lại sẽ bị trừng phạt.

người Châu Âu
08/09/2021 20:37

Toàn thế giới hãy cùng Hoa Kỳ đứng lên bảo vệ hòa bình thế giới, bảo vệ tự do hàng hải hàng không ở biển Đông, không để trung quốc đơn phương ngang ngược và tùy tiện đặt ra luật trên biển Đông xâm phạm quyền lợi chính đáng của các nước ven biển Đông và các nước trên toàn thế giới. Thế giới hoan hô Mỹ đã cho tàu thực hiện quyền tự do hàng hải hàng không chính đán theo Luật pháp quốc tế. Trung quốc dã ra luật có hiệu lực từ ngày 01/09/2021 mà không thực hiện được theo luật này của Trung quốc coi như ĐCSTQ đã tan rã và thất bại. Vì ĐCSTQ đã ra luật phi pháp không nước nào tôn trọng mà còn phản đối gay gắt, Trung quốc cũng chả thi hành được cái gì thep luật phi pháp này hãy xóa sổ ĐCSTQ.vì ĐCSTQ tùy tiện đặt ra luật phi pháp và không thực hiện được đồng nghĩa luật này đã thất bại quá xấu hổ.

người Châu Âu
09/09/2021 05:35

Bon trung quốc thuộc loại học hỏi kém cỏi, trình độ nhận thức không đâu vào đâu, suy nghĩ mơ hồ. Chúng nó lăm le ỉ lại nước lớn, muốn thôn tính thế giới, muốn biến từng nước là một tỉnh của Trung quốc để rồi chúng cai trị và hành quyết. Chính Trung quốc là chủ nghĩa đơn phương tùy tiện muốn làm luật cho thế giới theo luật Trung quốc chứ không phải luật quốc tế. Thế giới hãy đoàn kết đập tan mọi âm mưu thủ đoạn nham hiểm của ĐCSTQ