Cách đổ lỗi của các lãnh đạo khi phát biểu bị dân phản đối, lên án!

Diễm Thi, RFA
2021.10.19
Cách đổ lỗi của các lãnh đạo khi phát biểu bị dân phản đối, lên án! Người dân ngoại tỉnh rời TP.HCM trở về quê hôm 1 tháng 10 năm 2021.
AFP

Chiều 18 tháng 10, tại kỳ họp thứ 3, Hội Đồng Nhân dân TP.HCM khóa X, ông Lê Minh Tấn - Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM cho rằng dịch COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp gần 5 tháng qua ở thành phố Hồ Chí Minh nhưng đến giờ này chưa có ai thiếu ăn, thiếu mặc và khốn khổ vì dịch.

Báo Lao Động dẫn lời ông Tấn khẳng định: “TP.HCM hiện chi ra gần 8.000 tỉ đồng. Các đơn vị, tổ chức, cá nhân, mạnh thường quân cũng ủng hộ gần 8.000 tỉ đồng. Do đó, bảo đảm bà con không ai thiếu ăn, thiếu mặc, không ai phải khốn khổ”.

Phát biểu của ông Lê Minh Tấn như vừa nêu khiến cộng đồng mạng ‘dậy sóng’; nhiều người dân phản đối mạnh mẽ vì trong thực tế đợt dịch khiến bao người khốn đốn, lao đao.

Là một người từng làm tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh, Luật sư Đặng Trọng Dũng nhận định:

“Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) là bộ sở rất quan trọng đối với người lao động. Tôi làm từ sở đó ra tôi biết, tất cả các cơ sở khác ở thành phố đều được xây dựng hoành tráng, riêng sở LĐTBXH vẫn duy trì vẻ ngoài xấu xí, ọp ẹp để các nước họ thấy vậy mà viện trợ cho mình. Họ có ý đồ hết.

Đáng nhẽ trong mùa dịch này, vị giám đốc sở phải biết phát biểu sao cho người dân thấy được họ biết quan tâm, họ thấu hiểu nỗi khổ của người dân. Đằng này ông ấy lại tuyên bố một điều gây chưng hửng hết mọi người.

Thống kê của công an cho thấy hơn một triệu người dân bỏ về quê. Vì sao họ về? Vì họ thiếu ăn, thiếu mặc, họ đói mà không được trợ cấp chứ còn gì nữa. Bây giờ lại có tuyên bố coi thường sự thật như vậy là có ý đồ gì?"

Thống kê của công an cho thấy hơn một triệu người dân bỏ về quê. Vì sao họ về? Vì họ thiếu ăn, thiếu mặc, họ đói mà không được trợ cấp chứ còn gì nữa. Bây giờ lại có tuyên bố coi thường sự thật như vậy là có ý đồ gì? - Luật sư Đặng Trọng Dũng

Đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ tư khiến thành phố Hồ Chí Minh tê liệt, hệ thống y tế sụp đổ. Hàng chục ngàn người dân tử vong, các lò thiêu quá tải… Ngay khi thành phố nới lỏng giãn cách, hàng đoàn người bất chấp hiểm nguy rời thành phố Hồ Chí Minh về quê bằng xe gắn máy, cõng theo tất cả gia sản. Đây là bức tranh sống động và chân thật nhất về sự khốn khổ, khó khăn của người dân trong cơn đại dịch.

Anh Trần Trọng Nhân, người trực tiếp đứng ra hỗ trợ đoàn người khốn khó này suốt 17 ngày qua nói với RFA:

“Với phát biểu của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM, tôi nghĩ là ông ta cũng giống như các quan chức Việt Nam khác thôi. Ổng nói cho vui, nói cho đẹp mặt chứ thực tế thì khác. Mà từ hồi nào đến giờ, cộng sản luôn nói một đường làm một nẻo, việc họ nói và làm nó khác xa nhau lắm cho nên tôi không bao giờ quan tâm xem họ nói gì. Tôi ra với người dân và phỏng vấn họ để phản ánh tình hình thực tế là 99% những người rời bỏ thành phố về quê rất là khốn khổ.

Mặc dù mình thấy họ thấy họ chạy chiếc xe ngon lành nhưng thật ra là mua trả góp. Họ là những người đói khổ. Tôi khẳng định như thế.”

Kể từ khi thành phố Hồ Chí Minh dỡ bỏ lệnh phong toả vào ngày 1 tháng 10, gần 90.000 lao động ngoại tỉnh đã rời thành phố để về quê, dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động ở các công ty tại thành phố trung tâm kinh tế của cả nước. Một số người dân được Reuters phỏng vấn cho biết, họ đã bị kẹt lại trong thành phố nhiều tháng vì lệnh phong toả, mất việc, mất thu nhập, họ mệt mỏi và muốn được về quê để làm nông nghiệp.

Cô Chín bán vé số, trọ tại quận Bình Thạnh cho RFA biết hoàn cảnh của mình:

“Tôi là người dân sống tại TP.HCM. Trong mùa dịch vừa qua thiếu hụt đủ thứ không được Chính phủ trợ cấp kịp. Khổ lắm. Ở trong nhà nhiều khi không có gì để ăn. Cọng rau mà đến được người dân thì nó bầm dập, te tua hết…

Đói lắm, không có tiền. Rất là khổ. Tôi bán vé số nên phải thuê phòng trọ mà chủ nhà người ta đâu có bớt hết tiền cho mình. Họ cũng khổ và sống nhờ tiền cho thuê nhà trọ."

Trước sự phẫn nộ của cư dân mạng xã hội về phát biểu bị cho là vô tâm, vô tình của mình, sáng 19 tháng 10, ông Lê Minh Tấn lên tiếng cải chính. Báo Tuổi trẻ dẫn lại câu nói của ông Tấn: “Tôi không có nói chưa có ai bị khốn khổ, khó khăn, mà là không để ai bị thiếu đói, thiếu mặc và khốn khổ. Trách nhiệm của chúng tôi là phải lo cho bà con”.

Lời trần tình của ông Tấn lập tức bị cư dân mạng ‘chửi’ tiếp. Người dân cho rằng ông Tấn làm lãnh đạo nhưng không dám nhận sai và đòi cấp trên của ông phải xin lỗi dân.

leminhtangiamdoc.jpeg
Ông Lê Minh Tấn. Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội TPHCM. Hình: Báo Lao Động

Nhà giáo Đinh Kim Phúc nêu quan điểm của mình:

“Tôi đánh giá đây là lời phát biểu của một người không có não, không có suy nghĩ, vô tâm với cảnh khổ của nhân dân trong cơn đại dịch. Phải chăng ông ta muốn bộc lộ, muốn ca ngợi thành tích chống dịch để lập công dâng đảng, để trèo lên một chức vụ gì cao hơn nữa?

Hôm nay, ông ta lại đính chính là không phát biểu câu đó nhưng báo Lao Động – cơ quan của Liên đoàn Lao động Việt Nam – đã có bằng chứng cho thấy chính ông ta nói câu đó.

Một quan chức cấp sở mà không dám nhận trách nhiệm về lời nói của mình; vẫn chối tội, vẫn đổ thừa thì theo tôi ông Tấn không xứng đáng là một người lãnh đạo. Tôi đề nghị Chủ tịch Uỷ Ban Nhân dân TP.HCM và Chủ tịch Hội đồng Nhân dân TP.HCM phải xin lỗi nhân dân vì phát biểu của thuộc cấp của mình. Không được xúc phạm đến người dân và phải nói sự thật tất cả mọi việc. Không thể che lấp để lừa dân được nữa!”

Chuyện các quan chức nhà nước phát biểu hôm trước, hôm sau lại ‘chối’, đổ tội cho “thằng đánh máy” hoặc “phóng viên nghe nhầm” lâu nay vẫn xảy ra. Mới nhất là trường hợp ông Hồ Đức Phớc.

Một quan chức cấp sở mà không dám nhận trách nhiệm về lời nói của mình; vẫn chối tội, vẫn đổ thừa thì theo tôi ông Tấn không xứng đáng là một người lãnh đạo. Tôi đề nghị Chủ tịch Uỷ Ban Nhân dân TP.HCM và Chủ tịch Hội đồng Nhân dân TP.HCM phải xin lỗi nhân dân vì phát biểu của thuộc cấp của mình. Không được xúc phạm đến người dân và phải nói sự thật tất cả mọi việc. Không thể che lấp để lừa dân được nữa! - Nhà giáo Đinh Kim Phúc

Tại phiên họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hôm 16 tháng 9 năm 2021, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc buột miệng nói “ngân sách trung ương gần như không còn đồng nào”. Hôm sau, báo chí Việt Nam ngay lập tức đồng loạt đăng các bài viết với nội dung rằng đã có sự hiểu lầm phát biểu của ông Hồ Đức Phớc.

Mạng báo Tiền Phong dẫn lời ông Phớc: “Hôm qua, tôi nói vậy là muốn Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến sớm để cấp kinh phí phòng chống dịch. Vì chúng tôi đã trình 5.500 tỷ cho phòng chống dịch rồi, tuy nhiên vẫn phải có sự phê chuẩn của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Có thể cách nói của tôi bị hiểu sai ý, cũng có thể do tôi nói tiếng Nghệ An, nên nghe không rõ.”

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

hoang duong
19/10/2021 21:11

dung nghe cs noi nhin chung lam ? dong bon chung biet het ma chung van huc mau Dong Bao

20/10/2021 01:43

Báo Lao Động dẫn lời ông Tấn khẳng định: “TP.HCM hiện chi ra gần 8.000 tỉ đồng" ?
Dân sống tại thành Hồ đã tố giác, đa số dân bị bọn quan tham lừa ký vào " DANH SÁCH MA, LẠI CHẲNG AI ĐƯỢC NHẬN HỔ TRỢ ".

Ba Nhu
20/10/2021 02:02

Các bộ, sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại VN, là đối tượng tạo ra tệ nạn buôn người như nô lệ, ra khắp thế giới, chúng rất ư gian ác, không việc xấu xa gì mà chúng chưa từng làm.

Duy Hữu, USA
20/10/2021 10:13

Đi vơi bụt, mặc áo cà sa.
Chơi với ma Hồ, chỉ mặc áo giấy.