Luật bầu cử của Miến Điện gây nhiều bất mãn

Cũng liên quan đến cuộc tổng tuyển cử sẽ được tổ chức tại Miến Điện, một số chính phủ Châu Âu và Hoa Kỳ đã lên tiếng về việc nhà cầm quyền ngăn cản không cho lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi và những nhân vật bất đồng chính kiến khác được quyền ứng cử.

0:00 / 0:00

Ngăn cản mọi thành phần đối lập

Bằng những lời chỉ trích nặng nề nhất, chính phủ các quốc gia Châu Âu, Châu Á và Hoa Kỳ đã lên tiếng phản đối việc nhà cầm quyên quân sự Miến Điện ngăn cản không cho các nhân vật bất đồng chính kiến được quyền tham dự cuộc tổng tuyển cử mà Miến sẽ tổ chức trong năm nay.

Bằng những lời chỉ trích nặng nề nhất, chính phủ các quốc gia Châu Âu, Châu Á và Hoa Kỳ đã lên tiếng phản đối việc nhà cầm quyên quân sự Miến Điện ngăn cản không cho các nhân vật bất đồng chính kiến được quyền tham dự cuộc tổng tuyển cử mà Miến sẽ tổ chức trong năm nay.<br/>

Những lời chỉ trích được đưa ra ngay sau khi luật bầu cử được các tướng lãnh đương quyền của Miến Điện cho công bố, trong đó chính thức hủy bỏ kết quả cuộc bầu chọn đại biểu Quốc Hội tổ chức hồi 1990. Trong cuộc bầu cử cách đây đã 20 năm, Liên Đoàn Toàn Quốc Đấu Tranh Vì Dân Chủ do Bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo thắng lớn, nhưng chính quyền quân sự Miến không công nhận kết quả cuộc bầu chọn và gia tăng những hoạt động bắt giữ, quản chế các thành viên điều hành của Liên

Bà Aung San Suu Kyi
Bích chương kêu gọi trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi (AFP photo)

Đoàn. Trong số những người bị bắt giữ, truy tố ra tòa về tội âm mưu phá hoại chính quyền có bà Aung San Suu Kyi.
Một điểm khác nữa trong luật bầu cử là không cho phép những người đã từng bị kết án ra ứng cử, và không được quyền nằm trong danh sách thành viên của các đảng phái chính trị muốn dự cuộc đua bầu chọn đại biểu.

Luật bầu cử là không cho phép những người đã từng bị kết án ra ứng cử, và không được quyền nằm trong danh sách thành viên của các đảng phái chính trị muốn dự cuộc đua bầu chọn đại biểu <br/>

Ngay tức khắc, điều luật này được mọi người hiểu là nhằm ngăn chận không cho lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi ra tranh cử, và tổ chức mà bà vẫn lãnh đạo nếu muốn tham dự cuộc bầu cử thì phải ra thông cáo chính thức khai trừ Bà khỏi danh sách các thành viên.

Phản ứng của thế giới

Luật mới được ban hành đã gặp phản ứng bất lợi từ quốc tế. Lên tiếng gọi đó là một "trò hề", ông P.J. Crowley, người phát ngôn của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết Washington rất bất bình về thái độ của nhà cầm quyền Miến.
Nhắc lại rằng trong tất cả những cuộc tiếp xúc, các viên chức Mỹ đã cho giới lãnh đạo Miến Điện biết rằng cuộc bầu cử chỉ thật sự có giá trị nếu có sự hiện diện của thành phần đối lập.

Các viên chức Mỹ đã cho giới lãnh đạo Miến Điện biết rằng cuộc bầu cử chỉ thật sự có giá trị nếu có sự hiện diện của thành phần đối lập.<br/>

Chính phủ Anh cũng lên tiếng cho biết “không hài lòng” với thái độ của nhà cầm quyền Miến, trong khi ông Tổng Thư Ký Ban Ki-moon của Liên Hiệp Quốc tiếp tục đưa

Đặc phái viên LHQ chụp chung với Năm nhà lãnh đạo đảng đối lập với CP Miến điện
Năm nhà lãnh đạo đảng đối lập với CP Miến điện

ra lời kêu gọi, nói rằng các tướng lãnh Miến Điện "phải đảm bảo tất cả mọi thành phần chính trị đều được tham gia cuộc bầu cử" và tôn trọng các điều kiện căn bản là "tự do, minh bạch và công bằng".
Tại Châu Á, Ngoại Trưởng Philippines nhắc lại rằng nếu Bà Aung San Suu Kyi không được quyền tham dự thì cuộc tổng tuyển cử "chỉ là một trò khôi hài" đi ngược hẳn với lời cam kết sẽ xây dựng dân chủ mà lãnh đạo Miến Điện thường nói tới.
Trung Quốc, quốc gia đang bỏ rất nhiều vốn đầu tư ở Miến Điện lại nghĩ khác. Người phát ngôn của Bộ Ngoại Giao Hoa Lục cho hay chuyện bầu cử là chuyện nội bộ của Miến Điện và Băc Kinh chủ trương không can dự vào chuyện của nước khác.

Theo dòng thời sự: