TT Hun Sen: cần Hội nghị Quốc tế về biên giới với Thái Lan

Sau khi Thủ tướng Thái Lan đe dọa sử dụng vũ lực giải quyết vấn đề biên giới và dọa hủy bỏ bản ghi nhớ của hai nước đã ký năm 2000, ngày 9 tháng 8 Thủ tướng Campuchia Hun Sen phản ứng mạnh trước tin trên.

Thủ tướng Hun Sen kêu gọi cho có một Hội nghị Quốc tế nói về vấn đề biên giới Thái Lan và Campuchia.

Muốn thử nghiệm tham luận

Sáng ngày 9 tháng 8, Thủ tướng Campuchia Hun Sen bày tỏ phản ứng trước tin Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajeva đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề tranh chấp biên giới và dọa hủy bỏ bản ghi nhớ tương thuận giữa hai nước đã ký vào năm 2000 và Hiệp ước năm 1907 sau khi Thủ tướng gửi thư cho Chủ tịch Liên Hiệp Quốc và chủ tịch Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc tố cáo Thái Lan về vụ tranh chấp đền Preah Vihear vào ngày 8 tháng 8 vừa qua.

Tôi đề nghị nên có một Hội nghị Quốc tế nói về biên giới Campuchia - Thái Lan, tôi muốn thử nghiệm tham luận.

TT Hun Sen

Thủ tướng Campuchia Hun Sen phát biểu tại Trung tâm Koh Pech rằng, sự đe dọa của Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjaeva thì Campuchia không thể chấp nhận được cho nên Campuchia đề nghị nên có một Hội nghị Quốc tế để giải quyết vấn đề biên giới và sự đe dọa xâm lấn của Thái Lan. Hội nghị Quốc tế này sẽ là động cơ giúp cho Thái Lan hiểu và chấp nhận những kết quả mà Thái đã tương thuận với Campuchia vừa qua, "Tôi đề nghị nên có một Hội nghị Quốc tế nói về biên giới Campuchia - Thái Lan. Tôi muốn thử nghiệm tham luận, bây giờ tôi gửi thư cho Liên Hiệp Quốc. Nếu Thái muốn rõ hãy đến Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, hay lên Tòa án Quốc tế."

Thủ tướng Hun Sen nói rằng, Campuchia sẵn sàng bảo vệ tổ quốc trong phạm vi đất của mình. Campuchia cũng không biết diện tích đất 4.6 km vuông, "Campuchia khẳng định rằng sẽ không dùng vũ lực để giải quyết vấn đề song phương với bất cứ nước nào. Nhưng Campuchia đảm bảo quyền cầm vũ khí đứng lên bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình. Nếu có cuộc chiến thì Campuchia chỉ chiến đấu và bảo vệ chủ quyền của mình. Campuchia cũng không biết vùng 4.6 km vuông, không có diện tích trắng."

Thủ tướng Campuchia Hun Sen. AFP/Tang Chhin Sothy.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen. AFP/Tang Chhin Sothy.

Thư gửi cho chủ tịch Liên Hiệp Quốc và chủ tịch Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ngày 8 tháng 8 vừa qua, Campuchia viết rằng sự đe dọa của Thủ tướng Thái Lan hủy bỏ bản ghi nhớ tương thuận giữa hai nước đã ký vào năm 2000 về vấn đề vùng biên giới, và đe dọa dùng vũ lực để giải quyết vấn đề biên giới là sự vi phạm nghiêm trọng đến Công ước năm 1904 và Hiệp ước năm 1907.

Thái Lan không xâm lấn?

Cũng trong sáng thứ hai ngày 9 tháng 8, Ông Suthep Thaugsuban, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ giám sát an ninh đã chỉ đạo Bộ Ngoại giao thông báo cho Liên Hiệp Quốc rằng quân đội Thái không xâm lấn vào lãnh thổ Campuchia như lời khẳng định của Chính phủ Phnôm Pênh. Ông cho báo Bangkok Post biết Thủ tướng Hun Sen đã gửi thư cho Chủ tịch Liên Hợp Quốc tố cáo Thái Lan đe dọa sử dụng quân sự vào khu vực tranh chấp. Phó Thủ tướng Thái yêu cầu người dân ở Thái bình tĩnh bởi vì chính phủ muốn sống một cách hòa bình với các nước láng giềng.

Ông Suthep còn khẳng định trên tờ báo Bangkok Post rằng, quân đội Thái Lan chắc chắn không xâm lấn vào lãnh thổ Campuchia nhưng đã sẵn sàng bảo vệ chủ quyền đất nước, và Bộ Ngoại giao sẽ làm rõ lập trường của Thái Lan trên biên giới Campuchia - Thái Lan tại Liên Hiệp Quốc.

Campuchia khẳng định rằng sẽ không dùng vũ lực để giải quyết vấn đề song phương với bất cứ nước nào. Nhưng Campuchia đảm bảo quyền cầm vũ khí đứng lên bảo vệ chủ quyền.

TT Hun Sen

Phát ngôn viên Đảng đối lập Sam Rainsy, ông Yim Sovann nói với Đài Á Châu tự do vào hôm thứ hai ngày 9 tháng 8 rằng, Chính phủ Hoàng gia Campuchia nên thông báo hay gửi thư cho Liên Hiệp Quốc từ khi Thái Lan bắt đầu xâm lấn Campuchia.

Ông Yim Sovann còn cho biết thêm, Campuchia nên tiếp tục chiến lược Quốc tế, nhưng Campuchia không chỉ giải quyết vấn đề biên giới với Thái Lan mà Campuchia cũng phải giải quyết vấn đề này với Việt Nam. Ông Yim Sovann nói, "Nếu có sự tham gia theo dõi hay tham gia giải quyết từ Quốc tế, thì họ sẽ giúp giải quyết tất cả vấn đề biên giới kể cả vấn đề biên giới miền Tây (Thái Lan) và miền Nam (Việt Nam). Chính phủ Phnôm Pênh sợ, chính vì sợ sự thật mà Việt Nam đã cắm cột mốc vào trong đất Campuchia".

Giáo sư tiến sĩ Sok Touch cho Đài Á Châu Tự Do biết rằng, Campuchia có nhiều thuận lợi từ việc gửi thư cho Liên Hiệp Quốc và chủ tịch Bảo An Liên Hiệp Quốc. Thông báo này cho thấy ý nghĩ xâm lấn của Thái Lan vào chủ quyền Campuchia và không tôn trọng Công ước cũng như Hiệp ước Quốc tế.

Giáo sư tiến sĩ cho rằng, lá thư Thủ tướng Hun Sen gửi cho Liên Hiệp Quốc ngày chủ Nhật vừa qua đó là tang chứng cho Liên Hiệp Quốc và tất cả các nước thành viên của ASEAN thấy Campuchia là một nước tôn trọng chủ quyền lãnh thổ các nước láng giềng, không dùng vũ lực để giải quyết vấn đề biên giới. Ông nói, "Thái sợ hay không, chúng ta không cần bận tâm, nhưng chúng ta phải thể hiện cho Thế giới thấy rằng Campuchia là một nước tôn trọng Luật Quốc tế. Chỉ có Thái thôi là nước đang phát triển nhưng ngược lại Thái đang áp dụng Luật rừng."

Theo dòng thời sự: