Dấu ấn hay di sản trong sự nghiệp của ông Nguyễn Phú Trọng?

Bài bình luận của bạn đọc Hoàng Hùng
19-7-2024
Dấu ấn hay di sản trong sự nghiệp của ông Nguyễn Phú Trọng? Hình chụp ông Nguyễn Phú Trọng hồi ngày 1/2/2021
AFP

Tôi cho rằng, ông Nguyễn Phú Trọng là người để lại dấu ấn, chứ không để lại di sản, trong sự nghiệp chính trị của mình.
Ông Nguyễn Phú Trọng có dấu ấn lớn nhất là giành quyền lực về chức Tổng bí thư, sau thời của ông Nông Đức Mạnh, để mất quyền lực vào tay Thủ tướng (thời ông Nguyễn Tấn Dũng).
Ông Trọng còn có dấu ấn trong việc đốt lò, chống tham nhũng. Nếu công cuộc chống tham nhũng thành công, tạo ra một cơ chế ngăn chặn tham nhũng, tương tự như tam quyền phân lập ở các nước khác, thì đó mới là di sản. Chứ nếu chỉ “đánh chuột không để vỡ bình” tục chắc chắn việc chống tham nhũng sẽ không thành công. Vẫn cái “bình” cũ, một cái “bình” mà cho phép đảng “vừa đá bóng, vừa thổi còi” thì cái bình sẽ còn sinh ra củi. Sự nghiệp “đốt lò” dang dở, củi mục, củi tươi, vẫn còn tiếp tục sinh ra, do cái cơ chế độc đảng,  trong đống củi đã đốt, chưa đốt, cũng có bàn tay của ông Trọng tạo lên củi.
Ông Trọng còn có dấu ấn trong việc bóp nghẹt sự tự do, dân chủ, của người dân Việt Nam. Trong thời kỳ ông Nông Đức Mạnh làm Tổng bí thư, có lẽ sự mờ nhạt của ông Nông Đức Mạnh, đã khiến cho bầu không khí tự do, dân chủ của người dân được phép tự do hơn. Nhiều tổ chức dân sự, nhiều nhà bất đồng chính kiến, người dân đã có một không gian tự do, dân chủ và đưa ra các chính kiến của mình. Sau khi ông Nguyễn Phú Trọng lên làm Tổng bí thư, đặc biệt là sau khi giành lại quyền lực từ ông Nguyễn Tấn Dũng và ép ông Dũng phải từ chức, sự tự do, dân chủ của người dân dần dần bị thắt chặt. Các tổ chức dân sự, các nhà bất đồng chính kiến, … bị bắt, bị bỏ tù, bị ép phải đi khỏi Việt Nam.
Ngay cả với chính người dân, hoặc các đảng viên cộng sản, cũng bị đàn áp một cách cứng rắn. Tiêu biểu nhất là vụ Đồng Tâm. Theo tôi, bản chất của vụ Đồng Tâm là tranh chấp đất đai giữa người dân đang quản lý đất và bên muốn thu hồi đất cho mục đích kinh doanh (chứ không phải là mục tiêu quốc phòng như tuyên truyền). Nhẽ ra chính quyền phải là nơi làm trọng tài, phân xử, giảng hòa, giữa hai bên tranh chấp. Nhưng không! Chính quyền lại nhẩy vào cuộc và đứng ra làm bên tranh chấp với người dân xã Đồng Tâm. Đẩy người dân vào thế chống đối chính quyền. Đẩy một vụ tranh chấp dân sự, thành hình sự. Cuối cùng chính quyền phải dùng vũ lực quân sự, để đàn áp người dân và gây ra cái chết cho 4 người và nhiều người khác bị bắt bớ, tù đầy.
Nhiều người so sánh ông Nguyễn Phú Trọng với ông Nguyễn Văn Linh. Theo tôi, ông Nguyễn Văn Linh có một di sản cụ thể, đó chính là sự “đổi mới” sang nền kinh tế thị trường và phá bỏ đi nền kinh tế tập trung. Còn ông Nguyễn Phú Trọng không có di sản nào để lại. Tất nhiên nếu việc chống tham nhũng thành công, tạo ra một cơ chế mới, thì đó mới là di sản. Chứ việc bắt bỏ tù một số quan chức tham nhũng, ép một số lãnh đạo cao cấp phải từ chức, chỉ giải quyết được phần ngọn, chứ không giải quyết được cái gốc, như tôi đã viết ở trên.
Thật ra “đổi mới” của ông Nguyễn Văn Linh cũng từ một sự ép buộc, các nước cộng sản Đông Âu sụp đổ, nếu không đổi mới là chết đảng. Sự “đổi mới” của ông Linh và các đồng chí của ông ấy,  là sự đổi mới nửa vời. Thế nhưng di sản đó vẫn có thành công, biến Việt Nam từ một nước đói nghèo, có nền kinh tế cộng sản tập trung, trở thành một nước phát triển, có nền kinh tế thị trường, cho dù vẫn gắn cái đuôi XHCN.
Cá nhân tôi chỉ đánh giá cao trong chính sách đối ngoại dưới thời ông Nguyễn Phú Trọng, với chính sách ngoại giao “cây tre”, đặc biệt là sau khi Việt Nam nâng cấp mối quan hệ đối tác toàn diện với Mỹ, mà không để phật lòng Trung Quốc. Với nhiều người đó là chính sách ngoại giao “đu dây, nghiêng ngả”, thế nhưng với một nước có chế độ tương đồng với Trung Quốc, thì chính sách ngoại giao mềm dẻo đó là  dấu ấn trong sự nghiệp của ông Nguyễn Phú Trọng.
Tất nhiên lịch sử sẽ phán xét công tội của bất cứ lãnh đạo quốc gia nào,  trong đó có ông Nguyễn Phú Trọng, một vị lãnh đạo có một dấu ấn đặc biệt với Việt Nam, trong đầu thế kỷ 21 này. Cá nhân tôi không thể có cái nhìn bao quát, có sự tìm hiểu kỹ lưỡng, bởi chính kiến thức hạn hẹp của mình và còn bởi vì sự không minh bạch trong các thông tin của chính quyền, cho nên có thể không đánh giá hết được dấu ấn hoặc di sản của ông Nguyễn Phú Trọng. Nếu là vậy, rất mong mọi người lượng thứ.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự do

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Minh Râu
19/07/2024 19:15

Di sản vĩ đại của đồng chí Trọng là những cánh rừng trống rỗng từ Nam ra Bắc vì cây cối đã bị chặt sạch để làm nhiên liệu cho ông ta đốt cái lò Thái thượng lão quân của ông ta.
Di sản của ông còn có cả một đống tro tàn vĩ đại từ cái lò vô tận của ông. Không ai biết ông định nấu món gì, chỉ thấy ông chõng khu chụm củi đốt và liên tiếp đốt...!
Di sản đáng giá hơn nữa là không biết bao nhiêu người đấu tranh cho tự do và dân chủ được ông đưa vào "intensive care" trong các khám đường miễn phí. Một số thì được "quan tâm đặc biệt" ở khắp ngõ ngách XHCNVN.
Và dĩ nhiên, cũng như bao nhiêu vị tiền nhiệm, di sản của ông vẫn là cái đảng cộng sản thối nát khắp 3 miền, từ trung ương đến tận tổ dân phố!

Duy Hữu, USA
20/07/2024 07:22

Thế là xong ! Thế là xong ! Xong cái đời, không đáng sống, treo đầu dê, bán thịt chó !

độc diễn ngụy ngôn, ngụy biện, ngụy luận, ngụy thuyết, treo đầu dê, chủ nghĩa xã hội đỏ,
độc quyền ngụy danh, ngụy quyền, bán thịt chó, chủ nghĩa xã hội đen, tư bản đỏ, tư bản đen,

độc diễn ngụy ngôn, ngụy biện, treo đầu dê, " dân chủ, dân giầu, nước mạnh, công bằng, văn minh ",
độc quyền ngụy danh, ngụy quyền, bán thịt chó, " đảng chủ, đảng giầu, nước mạt, bất công, bất minh ".

Duy Hữu, USA
20/07/2024 07:38

Vẫy tay chào bay, vẫy tay chào bay, vẫy tay chào bay, tao đi về với " cụ Hồ " của tao !
Thế là xong ! Thế là xong ! Xong cái đời tao, không đáng sống, treo đầu dê, bán thịt chó !

độc diễn ngụy ngôn, ngụy biện, ngụy luận, ngụy thuyết, treo đầu dê, chủ nghĩa xã hội đỏ,
độc quyền ngụy danh, ngụy quyền, bán thịt chó, chủ nghĩa xã hội đen, tư bản đỏ, tư bản đen,

độc diễn ngụy ngôn, ngụy biện, treo đầu dê, " dân chủ, dân giầu, nước mạnh, công bằng, văn minh ",
độc quyền ngụy danh, ngụy quyền, bán thịt chó, " đảng chủ, đảng giầu, nước mạt, bất công, bất minh ".

Tư Long
20/07/2024 08:26

Nếu nói cái thất bại thì rất nhiều, tuy nhiên những người thực hiện hoản lảnh đủ. Nhưng tôi nghỉ hảy để lịch sử phán xét, nhưng phải cái lịch sử khách quan và công tâm, lịch sử nghiêng một phía thì không còn là lịch sử, bâh giờ mà ta nói sẻ bị mang tiếng "Tát nước theo mưa" dù chẵng có mưa.

Duy Hữu, USA
20/07/2024 08:40

Vẫy tay chào bay, vẫy tay chào bay, vẫy tay chào bay, tao xuôi tay về với " cụ Hồ " của tao !
Thế là xong ! Thế là xong ! Xong cái đời tao, đời không đáng sống, treo đầu dê, bán thịt chó !

tao độc diễn ngụy ngôn, ngụy biện, ngụy luận, ngụy thuyết, treo đầu dê, chủ nghĩa xã hội đỏ,
tao độc quyền ngụy danh, ngụy quyền, bán thịt chó, chủ nghĩa xã hội đen, tư bản đỏ, tư bản đen,

tao độc diễn ngụy ngôn, ngụy biện, treo đầu dê, " dân chủ, dân giầu, nước mạnh, công bằng, văn minh ",
tao độc quyền ngụy danh, ngụy quyền, bán thịt chó, " đảng chủ, đảng giầu, nước mạt, bất công, bất minh ".

Lão nông dân
20/07/2024 18:10

Cho đến giờ này vẫn có người tin NVL có công đổi mới nền kinh tế đang hấp hối???
Xin thưa không thể nào gọi là đổi mới được vì chúng nó sau khi phá nát nền kinh tế phát triển rực rỡ của miền nam và cướp bóc trắng trợn tài sản dân nam thì chúng chẳng biết phải làm gì tiếp…. Nền kinh tế quái thai đẩy cả nước xuống hố,chúng không còn chọn lựa nào khác ngoài việc phải cấp tốc phục hồi cái mà chúng đã phá bỏ…

Duy Huu, USA
21/07/2024 07:43

Cận Bình đi trước, muốn đả hổ, chỉ đập ruồi. Phú Trọng theo sau, đập chuột, không đập bình nuôi chuột.
Cận Bình ăn cỗ đi trước, ăn hết cỗ, Phú Trọng lội nước theo sau, đếch còn cỗ, dọn bàn cỗ cho Cận Bình.
Cùng chung cộng đồng con buôn đỏ, độc tài, độc đảng, cùng chung vận mệnh, chết chùm cùng chung.