“Đối tác chiến lược toàn diện” của Việt Nam: Họ là ai?

Phân tích của Ái Châu
2022.03.23
“Đối tác chiến lược toàn diện” của Việt Nam: Họ là ai? Tổng thống Nga Putin bắt tay Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc ở Moscow hôm 30/11/2021
AFP

Việt Nam cho đến nay chỉ chọn 3 nước làm “đối tác chiến lược toàn diện" là Nga, Trung Quốc và Ấn Độ. Mỹ đã đề nghị 3 lần nâng cấp quan hệ với Việt Nam lên “đối tác chiến lược" (thấp hơn “đối tác chiến lược toàn diện" một bậc) nhưng Việt Nam chưa trả lời.

Hôm 21/3/2022, Đại sứ Mỹ ở Việt Nam Marc Knapper đề nghị nâng tầm quan hệ Việt Mỹ lên “đối tác chiến lược”. Mỹ ít nhất đã đề nghị nâng quan hệ lên thành “đối tác chiến lược" với Việt Nam từ thời Ngoại trưởng Hillary Clinton. Gần đây nhất, trong chuyến thăm tháng 8/ 2021, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã nhắc lại đề xuất nâng cấp quan hệ thành “đối tác chiến lược". Cả ba lần nêu trên, Mỹ đều là phía chủ động, nhưng Việt Nam vẫn im lặng.

Bài viết này đánh giá lựa chọn nói trên của Việt Nam thông qua số liệu và tình hình thực tế.

“Đối tác chiến lược toàn diện” Nga: yêu nhưng không hôn  

Tổng kim ngạch giao thương của Việt Nam năm 2021 là gần 670 tỷ USD (Số liệu Tổng cục Thống kê Việt Nam).  Trong đó, năm 2021, Việt Nam giao thương:

  • với Nga là là 5,5 tỷ USD,
  • với Ấn Độ là hơn 12,8 tỷ USD
  • với Trung Quốc là 165,8 tỷ USD (còn theo thống kê của Trung Quốc thì đã vượt 200 tỷ USD, có thể do họ tính cả các giao thương phi chính thức), trong đó Việt Nam nhập khẩu hơn 100 tỷ USD, tức nhập siêu 53,9 tỷ USD.
  • với Mỹ là 111 tỷ USD (trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ 96,3 tỷ USD)
  • với EU là 41,3 tỷ USD,
  • với Nhật Bản là 42,7 tỷ USD.

Việt Nam cần nhìn vào số liệu để biết nồi cơm của mình nằm ở đâu, và lựa chọn của mình hợp lý hay không.
Nga chỉ chiếm 0,8 % tổng kim ngạch giao thương của Việt Nam. Điều đó có nghĩa là nếu nước Nga biến mất thì Việt Nam vẫn có thể dễ dàng bù đắp chỗ khác, mức độ ảnh hưởng không lớn.
Ấn Độ chỉ chiếm hơn 1,8% tổng kim ngạch giao thương của Việt Nam. Điều đó có nghĩa là tầm quan trọng của Ấn Độ đối với sự sinh tồn của Việt Nam không hơn Nga là mấy.

Trung Quốc chiếm hơn 24% tổng kim ngạch giao thương của Việt Nam. Một con số khá lớn.

Hoa Kỳ chiếm hơn 17% tổng kim ngạch giao thương của Việt Nam, nhưng là nước mà Việt Nam xuất siêu nhiều nhất, 96,3 tỷ USD (xem Tổng cục Thống kê) tức là nơi Việt Nam kiếm được tiền nhiều nhất.

Như vậy, trong ba nước Việt Nam chọn là “đối tác chiến lược toàn diện" thì có đến hai nước nếu “đột nhiên biến mất” thì không ảnh hưởng lắm đến nồi cơm thực tế của mình.

Chỉ có Trung Quốc thực sự có ý nghĩa, chiếm hơn 24% tổng kim ngạch giao thương của Việt Nam (nhưng lại là nơi Việt Nam chi hơn trăm tỷ USD để nhập khẩu, trong khi chỉ bán được cho Trung Quốc một nửa số đó).

Còn Hoa Kỳ? Đây là nơi Việt Nam kiếm tiền nhiều nhất, nhận được viện trợ nhiều nhất ở tất cả các lĩnh vực, nhưng Hoa Kỳ nhiều năm nay không được Việt Nam coi là “đối tác chiến lược", chứ chưa nói đến cấp độ “đối tác chiến lược toàn diện" như với Nga và Ấn Độ.

Phần tiếp theo đi sâu vào trường hợp Nga ở hai khía cạnh kinh tế và quân sự, như một sự lựa chọn điển hình của Việt Nam.

000_1FX1GW.jpg
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ở Bắc Kinh hôm 25/4/2019. AFP

Mối tình Việt Nga: đôi uyên ương không cần đến nhau
Kinh tế Nga

Kể cả trước cuộc xâm lược đại bại của Nga vào Ukraine, nước này đã không còn quan trọng với Việt Nam.

Năm 2021, Việt Nam xuất khẩu thu về gần 337 tỷ USD, trong đó, xuất sang Hoa Kỳ thu về 96,3 tỷ USD (chiếm gần 30% số tiền Việt Nam xuất khẩu được), xuất khẩu sang Trung Quốc thu về gần 56 tỷ USD (chiếm hơn 16%), xuất sang EU thu về gần 46 tỷ USD (chiếm gần 14%), xuất sang Nhật thu về hơn 20 tỷ USD (gần 6%), xuất sang Hàn Quốc thu về gần 22 tỷ USD (hơn 6%).

Trong khi Việt Nam xuất khẩu sang “đối tác chiến lược toàn diện” Nga thu về bao nhiêu? 3,2 tỷ USD, tức là chỉ chiếm 0,9%.

Giao thương giữa Nga và Trung Quốc là 140 tỷ năm 2019. (Global times), cũng chỉ nhỉnh hơn giao thương Việt Nam - Trung Quốc không nhiều. Năm 2021, giao thương của Nga với Trung Quốc đạt 146 tỷ USD, còn thua xa giao thương của Việt Nam với Trung Quốc (165,8 tỷ USD).

Nga cũng không còn quan trọng cho Trung Quốc khi mà tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của nước này năm 2021 đã là hơn 5000 tỷ USD, trong đó Nga chỉ chiếm khoảng 2,5%.

Xem lại những năm trước đó, ví dụ 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Nga chỉ 3,5 tỷ USD vào 2019, trong khi đó, kim ngạch ngoại thương Việt Nam với Mỹ thì là 92 tỷ USD. Tức là năm 2019, Việt Nam giao thương với “đối tác chiến lược toàn diện” Nga chỉ bằng khoảng 3.8% giao thương với Hoa Kỳ.

Về tổng thực lực của kinh tế Nga, tổng kim ngạch giao thương của Nga năm 2021 là 785 tỷ USD, so sánh với năng lực của Việt Nam, 670 tỷ USD, rõ ràng không lớn hơn quá nhiều. Trong đó Nga chủ yếu xuất khẩu những mặt hàng của một nước chậm tiến, không có dấu hiệu của một quốc gia công nghiệp phát triển: dầu thô, khoáng sản, hoá chất, nông sản, lâm sản, và một ít máy móc thiết bị. 

2018-05-15T102521Z_879777209_RC1925E72910_RTRMADP_3_RUSSIA-ROSNEFT-VIETNAM.JPG
Hình minh hoạ: Mỏ Lan Tây ngoài khơi Vũng Tàu nơi có liên doanh giữa công ty Rosneft của Nga và Việt Nam hoạt động. Ảnh chụp hôm 29/4/2018. Reuters

Vũ khí Nga

Khi quyết định xâm lược Ukraine, Putin đã không ngờ Châu Âu chấp nhận đau thương, đóng cửa với Nga về tài chính và chuỗi cung ứng.

Đây chính là điều Việt Nam nên sợ, vì nó có thể vô hiệu hoá hệ thống vũ khí chủ lực của quân đội.
Những phương tiện chiến tranh như máy bay, xe tăng, tàu ngầm, tên lửa đều cần được duy tu, bảo dưỡng, thay thế linh kiện thường xuyên. Nếu không được bảo dưỡng thường xuyên, không có thiết bị thay thế thì không chiến đấu được.
Ngoài ra, các phương tiện chiến tranh nói trên đều cần có vũ khí đi kèm, quan trọng nhất là tên lửa dành riêng cho mỗi loại máy bay, tàu ngầm.

Nga đào tạo đội ngũ chuyên viên kỹ thuật và sỹ quan chiến đấu, nhưng không chuyển giao công nghệ sản xuất linh kiện, phụ tùng và các loại vũ khí đi kèm. Việt Nam cũng không tự copy được chúng.

Mỗi chiếc máy bay, tàu ngầm, xe tăng có hàng ngàn linh kiện, phụ tùng. Không có nước nào tự sản xuất được tất cả những linh kiện đó mà phải có hợp tác quốc tế để làm được. Ngay cả để sản xuất một linh kiện cụ thể cũng cần hợp tác. Đây là một đặc điểm của nền sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa mà chỉ các nhà lãnh đạo kỹ trị, và dựa trên tư vấn của chuyên gia, mới nắm hết được. Các nhà lãnh đạo độc tài, độc đoán như Putin tưởng rằng chỉ cần chuẩn bị dự trữ ngoại hối tương đương 640 tỷ USD là có thể vượt qua những “phiền phức" nhất thời do Âu Mỹ tạo ra khi mình gây chiến.

Âu Mỹ Nhật không cấm Nga bán, cho nên về lý thuyết thì Việt Nam vẫn mua được thiết bị, linh kiện cho máy bay chiến đấu do Nga sản xuất, nhưng thực tế thì Việt Nam sẽ không mua được, vì Nga bị cấm mua mọi thứ phục vụ cho quy trình sản xuất linh kiện, thiết bị, phụ tùng, nên Nga cũng không sản xuất để bán được.

Nga phải xin mua linh kiện máy bay dân dụng từ Trung Quốc. Trung Quốc đã từ chối. Rõ ràng, Trung Quốc không muốn rơi vào tình cảnh ngành hàng không bị đắp chiếu như Nga. Đây là một đòn đánh chí mạng, vì kinh tế - xã hội và cả quốc phòng Nga không thể vận hành được nếu ngành hàng không bị vô hiệu hoá. 

000_Hkg9327522.jpg
Hình chụp hôm 3/1/2014: tàu ngầm Kilo 636 đầu tiên mang tên Hà Nội được Việt Nam đặt mua của Nga về cảng Cam Ranh. AFP

Những đội quân đã mua vũ khí Liên Xô sẽ tiếp tục quán tính mua vũ khí Nga. Bởi lẽ đổi từ hệ thống vũ khí Liên Xô - Nga sang hệ vũ khí Mỹ hoàn toàn không đơn giản, vì phải chuyển đổi đồng bộ từ phương tiện chiến tranh, vũ khí, thiết bị phụ tùng, và đặc biệt là đào tạo lại, đào tạo mới sỹ quan, binh sỹ, không chỉ vì kỹ thuật sử dụng khác nhau mà còn vì chiến lược, chiến thuật chiến tranh cũng phải được đổi khác, đúng hơn là nâng cấp, để thích ứng với vũ khí mới.

Thực tế, Nga chỉ bán được vũ khí cho một số khách hàng truyền thống từ thời Liên Xô cũ. Cho nên giả sử Việt Nam có làm Nga mất lòng thì Nga vẫn sẽ bán linh kiện, vũ khí (nếu còn sản xuất được) vì Việt Nam không mua thì không có thêm khách hàng mới. 

Lựa chọn đúng của Việt Nam với Nga

Những số liệu và thực tế nói trên cho thấy:

  • Nga không còn quan trọng gì với Việt Nam, cả về quan hệ kinh tế lẫn quân sự.
  • Bỏ phiếu trắng trước cuộc xâm lược phi nghĩa Nga đối với Ukraine ở Liên Hiệp quốc không phải là bảo vệ lợi ích quốc gia của Việt Nam.

Những gì Việt Nam cần:

  • Cần sống với thực tại, không sống với cảm xúc thời chiến đã kết thúc hơn 30 năm trước, khi còn biết ơn Liên Xô vì được viện trợ bo bo (thức ăn gia súc) để sống.
  • Cần sống với tinh thần mới, nhìn vào số liệu để biết nồi cơm của mình ở đâu mà đầu tư đúng chỗ.

Hunsen: Chàng tuổi trẻ

Hôm 21/3, khi Đại sứ Mỹ ở Hà Nội kêu gọi nâng tầm quan hệ Việt Mỹ lên “đối tác chiến lược”, Thủ tướng Nhật đến Nam Vang, cùng Thủ tướng Hun Sen của Campuchia ra thông cáo chung, phản đối Putin xâm lược Ukraine.

Thủ tướng Hun Sen lãnh đạo một nước dân số chỉ bằng vùng Đông Nam Bộ của Việt Nam, phụ thuộc vào Trung Quốc, nhưng Nga thì không liên quan đến mối quan hệ này của họ. Campuchia ký vào nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp quốc lên án và yêu cầu Putin rút quân khỏi Ukraine, trong khi Việt Nam bỏ phiếu trắng.

Việt Nam chỉ còn một tuần cuối trong tháng 3 này để ra quyết sách cho rõ ràng.

Mùa xuân ở Ukraine đã đến, tuyết đã bắt đầu tan, cả Ukraine là một cánh đồng vô tận, biến thành một bãi sình lầy khổng lồ. Putin không thể đánh lớn được nữa.

Ngay cả trong mùa đông, hơn ba tuần trước, Putin đã đại bại trước kế sách “dĩ dật đãi lao”, “thế trận xuất kỳ, lấy yếu chống mạnh, dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều” của đội quân “tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào” Zelenskyy. 

Mùa xuân sang, tuyết tan, Putin sẽ phải đổi chiến lược, bằng lòng với việc cướp mấy thành phố ở biên giới, dồn quân đánh thành phố Mariupol, thành lập "nước cộng hòa tự trị" ở đó, thông lãnh thổ Nga với bán đảo Crimea. (Một lần nữa, bán đảo này bị khóa trong Biển Đen, một vùng biển kín).

Zelenskyy sẽ không thể bất chấp xương máu của bao chiến sỹ đã đổ xuống mà chấp nhận cắt đất. Ông đã nói mọi quyết định về lãnh thổ sẽ phải quyết định qua trưng cầu dân ý. Ai cũng rõ dân Ukraine sẽ quyết định như thế nào sau khi chiến đấu ngoan cường và đau thương như thế. Hai bên sẽ tiếp tục đánh nhau lai rai ở biên giới cho đến khi Nga rút quân. Ukraine sẽ được phương Tây tái thiết vùng trung tâm là Kyiv.

Còn Nga, trước chiến tranh GDP đã không bằng một tỉnh của Trung Quốc (Quảng Đông, Giang Tô), một bang của Mỹ (New York, Texas, California), không bằng Vùng Tokyo của Nhật Bản.

Nếu Putin tiếp tục cầm quyền thêm 10 năm nữa, từ nay Nga sẽ suy thoái thành một nước còn bé hơn Indonesia, GDP chỉ còn dưới ngàn tỷ, thậm chí GDP của nó có thể suy thoái thành một Singapore chỉ hơn năm triệu dân.

Hun Sen, người trở thành Tư lệnh Trung đoàn Vùng Đông của Khmer Đỏ khi mới 25 tuổi, luôn hiểu nước mình cần gì.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Nhân Dân Asean
23/03/2022 21:56

Phải hiểu kỹ ra Việt Nam đang bị Trung quốc nhòm ngó, hù dọa, sẵn sàng nâng quan điểm, kiếm cớ phá hoại Việt Nam. Việt nam rất muốn nâng cấp thành đối tác chiến lược và đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ. Nhưng phải có hai điều bắt buộc này: Thứ nhất: Mỹ phải nhất quán ủng hộ toàn diện Việt Nam trong mọi lúc mọi nơi; thứ hai: Khi Việt Nam - Mỹ đã nâng cấp thành đối tác chiến lược toàn diện, Trung quốc nâng quan điểm và kiếm cớ phá hoại Việt Nam, Mỹ phải bảo vệ cho Việt Nam nếu không Trung quốc đánh Việt Nam giống Nga xâm lược Ukraine.

3Gà
23/03/2022 22:39

Cảm ơn tg Ái Châu bài viết rất thực tế và xúc tích! VN của “đảng ta” kiếm ăn (> 65% kim ngạch) với tư bản mà vẫn “lạnh nhạt chiến lược” với tư bản, trong khi “các đồng chí anh em”, nhất là “chú 3”, muốn ăn tranh chén cơm của “VN đảng ta” (bán nhiều hơn mua), lũng đoạn/triệt tiêu kinh tế của đồng chí anh em (chặn cửa khẩu). Đối tác chiến lược toàn diện với Nga có có chắc lá bùa linh nghiệm hơn hiệp ước hỗ tương quân sự với Liên Xô năm xưa, đ/c LX đã chẳng buồn động ngón tay khi “chú 3” lên lớp dạy thằng em “đảng ta” chảy máu mũi (nhưng dân chúng dưới ách của “đảng ta” chết máu chảy lênh láng). Khi “chú phỉnh” cà chớn, điên khùng, bất nhân, bội nghĩa, thì “chú phỉnh” đáng phải tự cút. Khi nồi cơm của cả nước bị bể vì tư bản nghỉ chơi với “đảng ta” sau khi đã thỏa hiệp xong với “chú 3” để 2 bên cùng có lợi như 1972 và 1975. Hãy xem họ “ngại” đụng độ với Nga khi không dám lập vùng cấm bay ở Ukraine. Với “chú 3” thì khác - đụng ảnh, ảnh ngừng bán hàng, chính phủ và giới chính trị sẽ bị áp lực dân chúng làm hoà để còn có hàng rẻ hưởng thụ. “Chú 3” biết “tẩy” dân chúng Mỹ cộng thêm sự tiếp sức của đám dư luận viên ăn tiền của đám lobbyists. Hãy thực tiễn đi “đảng ta” ơi. Hãy biết đặt quyền lợi của quốc gia dân tộc, và nồi cơm, vào đúng chỗ.

Ngoại China
24/03/2022 06:52

Nước Nga muốn trở lại là cường quốc (trên Nga đã có hai siêu cường là Mỹ và Trung quốc), người dân Nga phải ngay lập tức lật đỗ sự thống trị kéo dài nhiều thập kỹ của Putin. Putin làm tổng thống ngày càng lệ thuộc vào Trung quốc cho đến một ngày nào đó Nga sẽ là đệ tử của Trung quốc và Putin sẽ vĩnh viễn vâng lời Tập Cận Bình. ĐCSTQ là con dao hai lưỡi nhưng Putin không nhìn ra được âm mưu thủ đoạn của ĐCSTQ. Nga xâm lược Ukraine cho đến nay đã gần một tháng nhưng Nga ngày càng thụt lùi và thất bại đang chờ sẵn cho Nga. Hầu như toàn thế giới ủng hộ Ukraine và cô lập toàn diện Nga, một mình Nga không thể chơi nổi với thế giới. Khi Nga rớt đài thì ĐCSTQ cũng chuẩn bị giải tán vì không còn "đồng minh" bền chặc với Nga vì Nga đã trở thành một nước đói khổ không còn tiền bạc để mua sắn vũ khí, cơm gạo cho dân ăn do cuộc chiến với Ukraine. Lợi dụng vào thời cơ này, ĐCSTQ ra tay thâu tòm lãnh thổ nước Nga mà Trung quốc gọi là thu hồi "hợp pháp" để mở rộng thêm lãnh thổ Trung quốc to thêm hàng mấy chục triệu km vuông nữa, tiến đến không chế toàn cầu.

Duy Hữu, USA
24/03/2022 08:51

Trống nhân dân Việt Nam đánh xuôi, kèn đảng viên Việt Cộng thổi ngược,
ngược đời, ngược lý, ngược cả nhân tâm, ngược cả nhân quyền, ngược cả quyền dân,
độc quyền " đối tác chiến lược toàn diện ", với giặc Tàu, với giặc Nga, độc tài toàn diện.

Còn Tàu, còn tiền... còn đảng, còn tiên... còn bọn tao,
bọn tao còn bán đất, bọn tao còn bán nước, bọn tao còn bán dân,
bọn tao còn bán bọn tao, bán cả đảng bọn tao... cho giặc Tàu, cho giặc Nga, cho tiện, cho xong.

Cho xong đời đảng, đời bọn tao, một đời theo bác Hồ, theo đảng Hồ,
theo " cắt mạng " Hồ, của giặc Tàu, của giặc Nga, vì quyền, vì tiền, vì tiên,
còn quyền, còn tiền, còn tiên... mất cả tổ tiên, cha ông tao, Tiên Rồng.

Duy Hữu, USA
24/03/2022 09:21

Trống nhân dân Việt Nam đánh xuôi, kèn đảng viên Việt Cộng thổi ngược,
ngược đời, ngược lý, ngược cả nhân tâm, ngược cả nhân quyền, ngược cả quyền dân,
độc quyền " đối tác chiến lược toàn diện ", với giặc Tàu, với giặc Nga, độc tài toàn diện.

Còn Tàu, còn tiền... còn đảng, còn tiên... còn bọn tao,
bọn tao còn bán đất, bọn tao còn bán nước, bọn tao còn bán dân,
bọn tao còn bán bọn tao, bán cả đảng bọn tao... cho giặc Tàu, cho giặc Nga, cho tiện, cho xong.

Cho xong đời đảng, đời bọn tao, một đời theo bác Hồ, theo đảng Hồ,
theo " cắt mạng " Hồ, của giặc Tàu, của giặc Nga, vì quyền, vì tiền, vì tiên,
còn quyền, còn tiền, còn tiên... mất cả tổ tiên, cha ông tao, Tiên Rồng.

Anonymous
24/03/2022 13:59

Nga/Tàu là quan thày của đảng CSVN thì dĩ nhiên đảng phải xem là "đối tác chiến lược". Phúc tìm đàn anh Nga/Tàu cũng như "Trâu tìm trâu, ngựa tìm ngựa".

Lão nông dân
24/03/2022 14:33

Phen này thì con gấu nga sẽ tiến thêm bước nữa từ đối tác chiến lược toàn diện sang tan tác chiến lược toàn diện với VN…!!!

Anonymous
24/03/2022 17:17

Thật ra Cầm quyền VN không đươc phép bỏ phiếu trắng ở LHQ, không lên án Putin xâm lược, không lên án những tội ác, gây thảm họa nhân đạo ở Ukraine, mà còn phải biết ơn Ukrakine.

Lý do: Năm 1924, sau khi Lenin băng hà, nếu không có ông GS người Ukraine lVorobiovs, cùng với cộng sự, nhà Sinh hóa học Boris Zbarsky, đã nghiên cứu, tìm ra được thuốc và quy trình bảo quản xác Lenin, chống phân hủy, còn giữ được đến ngày nay!
Nhờ công lao của họ, cũng đã mới có thêm các xác ướp là Dimitrov (Bulgaria), Gottwand (Tiệp Khắc), Hồ Chi Minh (Vietnam) và Neto (Angola),
Biết ơn Nga là nhầm chuồng! Biết ơn Ukraine mới đúng!
Không có các nhà khoa học Ukraine, các bỏ đỏ ở VN lấy đâu ra thi thể Người mà ngưỡng mộ?

Len Nguyen
24/03/2022 20:17

Tôi yêu Việt Nam nước tôi, nơi tôi sinh ra và lớn thành người.
Tôi hy vọng Việt Nam sẽ đỗi mới, để Dân giàu, nước mạnh.

Nhân Dân Asean
24/03/2022 20:23

Đầu óc thiển cận, tầm nhìn kém của Tập Cân Bình và Putin, tưởng đâu ta là nước lớn, có vũ khí mạnh, có kinh tế mạnh, chúng ta đánh nước nào chúng ta cũng chắc chắn thắng ngay lập tức vì các nước thấy chúng ta quá lớn nên các nước buông tay, hạ súng vì khiếp đảm. Đó là tư tưởng của Tập Cận Bình. Bước đầu ông ta cho cấp dưới tìm mọi cách hù dọa thật mạnh các nước nhỏ đồng thời cứ lấn tới. Tập cho máy bay chiến đấu bay liên tục trong vùng cấm bay của Đài Loan để xem thử Đài Loan có sợ Trung quốc không nhưng cho đến nay, Đài Loan vẫn vững vàng như trụ sắt làm Trung quốc thấy vậy cũng ớn sợ không dám ra tay và lâu nay bớt hù dọa vì thấy hù dọa vậy mà Đài Loan vẫn không thay đổi, không lùi bước.

Phuong Dong
25/03/2022 05:08

Nước Nga tốt nhất nên xin gia nhập NATO càng sớm càng tốt. Nga xâm lược Ukraine tưởng dễ ăn nhưng đã lộ tẩy quân ực Nga quá yếu kém tuy có vũ khí mạnh nhưng quân đội yếu kém. Điều này đã lộ diện trước mặt ĐCSTQ nay mai cũng định tuyên chiến với Nga để "thu hồi" lãnh thổ. Trung quốc tưởng quân đội Nga mạnh chứ đau ngờ yếu như vậy. Tập trung bao nhiêu vũ khí, quân đội định đánh chiếm Ukraine trong vòng 10 đến 15 ngày, nay đã một tháng binh lính Nga chết quá trời đất, vũ khí cạn kiệt, Phương Tây cấm vận toàn diện, hình thù nước Nga nghèo đói và trở thành một nước bình thường trên thế giới không còn là nước mạnh chứ chưa nói đến là một cường quốc. Vậy phải lật đổ ngay Putin cầm quyền suốt mấy thập kỹ làm cho nước Nga trên đà suy sụp và mất hết uy tín.

Ngoại China
25/03/2022 23:04

Phân tích cho kỷ, thế giới vẫn thấy rằng, dù Nga xâm lược Ukraine có nguyên nhân rõ ràng là lo sợ an ninh của Nga do Ukraine muốn gia nhập liên minh quân sự NATO. Nhưng ĐCSTQ mới là mối nguy cho toàn cầu vì ĐCS này luôn luôn nuôi tư tưởng đại hán nước lớn, không muốn ngang hàng với bất cứ nước nào mà phải là trên hết. ĐCSTQ chơi trò cửa sau, ấu trĩ, lừa phỉnh nhiều nước nhỏ trên cái gọi gọi là giúp đỡ, đầu tư xây dựng, cho vay lãi thấp, ... mua chuộc các nước nhỏ dẫn đến lâm nợ bắt buộc phải hiếng dâng lãnh thổ cho Trung quốc. Trên thế giới, ĐCSTQ tìm mọi cách để nơi nào trên thế giới cũng là lãnh thổ của Trung quốc. Trung quốc dùng sức mạnh vừa tuyên bố chủ quyền phi pháp vừa lấn tới thâu tóm bất kể phản đối. Trung quốc nói một đàng làm một nẽo. Chẳng hạn Như Tập Cận Bình nói Trung quốc không quân sự hóa biển Đông nhưng quân đội Trung quốc không muốn vậy nên quân đội Trung quốc cứ quân sự hóa biển Đông, tiến tới đe dọa và chiếm trọn biển Đông làm bàn đạp thâu tóm toàn cầu để lên ngôi là ông nội của quả đất này.