Việt Nam nằm đâu trong Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương Mỹ mới công bố?

Phân tích của Trần Tái Phùng
2022.02.16
Share on WhatsApp
Share on WhatsApp
Việt Nam nằm đâu trong Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương Mỹ mới công bố? Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu về Chiến lược Ấn Độ Thái Bình Dương của Mỹ ở Jakarta hôm 14/12/2021
AP

Ngày 12/2/2022, Nhà Trắng đã ban hành Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPS) của Hoa Kỳ (1). Đây là Báo cáo đầu tiên được ban hành liên quan đến chiến lược của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức vào tháng 1 năm ngoái.

Thời điểm ban hành

Bản chiến lược này đã được công bố trong một thời điểm khá đặc biệt:

Thứ nhất, Chiến lược này được Mỹ công bố ngay giữa lúc Ngoại trưởng Antony Blinken đang có mặt tại khu vực Thái Bình Dương để gặp gỡ các nhà ngoại giao của Nhật Bản, Hàn Quốc, các quốc đảo Thái Bình Dương và một số chính phủ khác nhằm thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế khi mà Thế vận hội Mùa Đông đang diễn ra tại Bắc Kinh đang diễn ra.

Thứ hai, việc tuyên bố Chiến lược này diễn ra sau khi Trung Quốc và Nga tuyên bố vào ngày 4/2 về quan hệ đối tác chiến lược "không có giới hạn", tuyên bố chi tiết và quyết đoán nhất của họ để cùng nhau hợp tác - và chống lại Hoa Kỳ - để xây dựng một trật tự quốc tế mới dựa trên cách hiểu của riêng họ về nhân quyền và dân chủ (2).

Thứ ba, việc tuyên bố Chiến lược cũng diễn ra vào thời điểm cuộc khủng hoảng Ukraina đang lên lúc cao trào, Mỹ và phương Tây lo ngại rằng Nga sẽ tấn công Ukraina, còn nhiều quốc gia khác thì lo ngại trước các cam kết của Mỹ có đủ mạnh mẽ cũng như sức mạnh của Mỹ và đồng minh, sau khi Mỹ đã bỏ rơi Afghanistan và bây giờ là Ukraina.

Mặc dù trong phát biểu của một quan chức cấp cao trong chính quyền Biden (giấu tên), khẳng định: “Tôi muốn dành một phút để nói về lý do tại sao chúng tôi phát hành chiến lược này và chiến lược này khác biệt như thế nào so với những chiến lược khác trong quá khứ.

Trong một thời gian, các nhà lãnh đạo của cả hai đảng chính trị, và chắc chắn ở Đồi Capitol, đã nhận ra tầm quan trọng ngày càng tăng của Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Chiến lược này là một phần của truyền thống đó và được xây dựng dựa trên công việc của các chính quyền trước đây và theo tôi, sự đồng thuận rộng rãi hơn đã xuất hiện về tầm quan trọng của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.” (3)

Quan chức chính quyền cấp cao này cũng nói với các phóng viên rằng các chuyến đi của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Úc, Fiji và Hawaii trong tuần này cho thấy Hoa Kỳ nhận ra tầm quan trọng của "sự gắn bó lâu dài" với khu vực - ngay cả khi nước này phải đối mặt với cuộc khủng hoảng trầm trọng hơn, đó là Nga có thể xâm lược Ukraine.

Quan chức này nhấn mạnh: Hoa Kỳ không có đủ điều kiện nên chỉ tập trung vào một khu vực hoặc một vấn đề tại một thời điểm. Những lời đe dọa xâm lược Ukraine của Nga - và sự phụ thuộc liên tục của châu Âu vào Mỹ với tư cách là người bảo đảm an ninh - đã làm gián đoạn nỗ lực của chính quyền Biden nhằm tập trung nhiều hơn sự chú ý và nguồn lực vào Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.” (4)

Như vậy, với việc ban hành IPS sau ba sự kiện trên, cho thấy Mỹ dường như muốn trấn an và khẳng định với các đồng minh và đối tác rằng, Mỹ sẽ tập trung vào khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, chứ không phân tâm bởi các sự kiện khác, và Trung Quốc sẽ là đối thủ chủ chốt của Mỹ trên thế giới.

2016-10-25T120000Z_1597252866_S1AEUIZOSLAA_RTRMADP_3_SOUTHCHINASEA-USA-THIRDFLEET.JPG
Tàu chiến USS Decatur của Hải quân Mỹ đi qua Biển Đông hôm 13/10/2016. Reuters

Các nội dung chính của IPS

IPS bắt đầu với trích dẫn bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) năm 2021: Chúng tôi hình dung một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương rộng mở, kết nối, thịnh vượng, có khả năng phục hồi và an toàn - và chúng tôi sẵn sàng làm việc với các bạn để đạt được mục tiêu này". Trong khi lưu ý những thách thức từ cạnh tranh với Trung Quốc cho đến các vấn đề biến đổi khí hậu, đại dịch COVID-19, chiến lược này cũng nhấn mạnh đến kế hoạch mở rộng can dự và thúc đẩy các liên kết sáng tạo với các quốc gia trong khu vực: Trọng tâm của nó là sự hợp tác bền vững và sáng tạo với các đồng minh, đối tác và các thể chế trong khu vực và xa hơn nữa”.

IPS gồm năm nội dung quan trọng: 

Đầu tiên, IPS làm rõ những gì được mong đợi từ các quốc gia khác: một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở yêu cầu các chính phủ có thể đưa ra lựa chọn của riêng họ và các lĩnh vực chung phải được quản lý một cách hợp pháp”. Nó nhấn mạnh tính minh bạch về tài khóa; đảm bảo luật pháp quốc tế trong việc quản lý bầu trời và biển cả; và thúc đẩy các phương pháp tiếp cận chung đối với các công nghệ quan trọng và mới nổi, internet và không gian mạng.

Thứ hai, IPS tuyên bố rằng các mục tiêu chỉ có thể đạt được bằng cách xây dựng năng lực tập thể trong một thời đại mới và vì điều này, nó nhấn mạnh đến sự cần thiết phải làm sâu sắc hơn với năm liên minh hiệp ước khu vực gồm Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Thái Lan; và tăng cường quan hệ với các đối tác hàng đầu trong khu vực, bao gồm Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Mông Cổ, New Zealand, Singapore, Đài Loan, Việt Nam và các quốc đảo Thái Bình Dương. Ngoài ra, chiến lược cũng chỉ ra quyết tâm trao quyền cho ASEAN thống nhất, củng cố Nhóm Bộ tứ” để thực hiện các cam kết của mình và tiếp tục ủng hộ sự trỗi dậy và vai trò lãnh đạo của Ấn Độ.

Thứ ba, liên kết sự thịnh vượng của Mỹ với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nó nhấn mạnh nhu cầu về các chuỗi cung ứng linh hoạt, an toàn, đa dạng, cởi mở và có thể dự báo cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng thông qua sáng kiến Xây dựng thế giới tốt đẹp hơn” với các đối tác trong Nhóm các nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới (G7).

Thứ tư, để củng cố an ninh của Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, IPS nhấn mạnh sự cần thiết phải sử dụng tất cả các công cụ quyền lực để ngăn chặn sự xâm lược và chống lại sự ép buộc. Điều này bao gồm tăng cường hợp tác và thúc đẩy khả năng tương tác với các đồng minh và đối tác, duy trì hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan, tăng cường khả năng răn đe và phối hợp mở rộng với Hàn Quốc và Nhật Bản, theo đuổi phi hạt nhân hóa hoàn toàn trên Bán đảo Triều Tiên và tiếp tục thực hiện cam kết của AUKUS.

Thứ năm, IPS nhấn mạnh việc xây dựng khả năng phục hồi của khu vực để đối phó với thiên tai, khan hiếm nguồn tài nguyên, xung đột nội bộ và các thách thức về quản trị.

Về bản chất, có hai khía cạnh đáng chú ý: 

Một là, IPS nhấn mạnh đến việc xây dựng các liên minh và tăng cường quan hệ đối tác để củng cố các nỗ lực của Mỹ trong việc tăng cường hợp tác an ninh nhằm đối phó với những thách thức ngày càng tăng ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. 

Hai là, mục tiêu chính của chiến lược không phải là thay đổi chính thể của Trung Quốc mà là định hình môi trường mà nó hoạt động. Chiến lược tìm kiếm sự hợp tác với các quốc gia trong khu vực, chứ không phải bắt buộc lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc. Điều này có thể khiến các quốc gia nhỏ hơn miễn cưỡng đứng về phía nào trong cuộc xung đột Mỹ-Trung. Mỹ mong muốn duy trì sự cân bằng chiến lược trong khu vực nhằm chống lại các nỗ lực bá quyền của bất kỳ quốc gia nào và quản lý các cuộc tranh giành chiến lược một cách có trách nhiệm. Điều quan trọng, IPS nhấn mạnh “đối tác và đồng minh” hơn là “Trung Quốc và nền dân chủ”. IPS cũng nhắc lại cam kết thúc đẩy pháp quyền trong khu vực.

Giống như khuôn khổ Ấn Độ - Thái Bình Dương thời Trump, chiến lược của Biden nhấn mạnh mạnh mẽ đến việc hợp tác cùng với các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ trong khu vực, đặc biệt là Bộ tứ - bao gồm Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản và Úc. "Những nỗ lực tập thể của chúng tôi trong thập kỷ tới sẽ quyết định liệu CHND Trung Hoa có thành công trong việc chuyển đổi các quy tắc và chuẩn mực mang lại lợi ích cho Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và thế giới hay không?”

Việt Nam cần làm gì?

Đây là thời điểm để Việt Nam có thể thể hiện một vai trò tích cực hơn trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Một số lo lắng của Việt Nam đã được IPS đưa ra quan điểm rõ ràng. Thứ nhất, Việt Nam e ngại việc buộc phải chọn bên giữa Mỹ và Trung Quốc thì quan điểm của Mỹ thể hiện rõ trong IPS là không buộc các quốc gia phải chọn bên. Thứ hai, Việt Nam cũng chọn chiến lược “Bốn không” để tránh bị vướng vào các căng thẳng khi có các liên minh quân sự. Nhưng Nhà Trắng đã cho thấy IPS không chỉ là các liên minh quân sự mà còn là sự thúc đẩy phát triển thịnh vượng chung giữa các quốc gia ở đây. IPS nhắc lại việc Hoa Kỳ có kế hoạch khởi động Khung kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương vào đầu năm 2022, một sáng kiến mà chính quyền Biden hy vọng ít nhất sẽ lấp đầy một phần khoảng cách lớn trong cam kết với khu vực kể từ khi cựu Tổng thống Donald Trump từ bỏ khuôn khổ thương mại đa phương vào năm 2017.

Chính phủ Hoa Kỳ cho biết trong IPS rằng họ sẽ mở rộng sự hiện diện và hợp tác của Lực lượng Cảnh sát biển ở Đông Nam và Nam Á, cũng như tại các quần đảo Thái Bình Dương, và tập trung vào “tư vấn, đào tạo, triển khai và xây dựng năng lực” cho các lực lượng này. Đây cũng là cơ hội cho Việt Nam có thể hiện đại hoá và nâng cao năng lực của Lực lượng Cảnh sát biển của mình, nhằm chống lại các đe doạ từ chiến thuật “vùng xám” của Trung Quốc.

Chính vì vậy, đây chính là cơ hội để Việt Nam thay đổi và bứt phá nếu biết tận dụng các thời cơ mang lại từ IPS này.

______________

Tham khảo:

1. https://www.whitehouse.gov/wp-content/uploads/2022/02/U.S.-Indo-Pacific-Strategy.pdf

2. http://en.kremlin.ru/supplement/5770

3. https://www.whitehouse.gov/briefing-room/statements-releases/2022/02/11/background-press-call-by-senior-administration-officials-previewing-the-u-s-s-indo-pacific-strategy/

4. https://www.whitehouse.gov/briefing-room/statements-releases/2022/02/11/background-press-call-by-senior-administration-officials-previewing-the-u-s-s-indo-pacific-strategy/

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

CNHT loại bỏ CNCS
16/02/2022 13:47

liên kết sự thịnh vượng của Mỹ với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nó nhấn mạnh nhu cầu về các chuỗi cung ứng linh hoạt, an toàn, đa dạng, cởi mở và có thể dự báo cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng thông qua sáng kiến “Xây dựng thế giới tốt đẹp hơn” với các đối tác trong Nhóm các nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới (G7). mơ hồ xây dựng như thế nào từ đâu có gì bảo vệ

Phuong Dong
16/02/2022 20:56

Bon Trung quốc vô cùng nguy hiểm cho nhân dân thế giới. Trung quốc luôn nuôi dã tâm thâm hiểm, dùng kinh tế viện trợ, đầu tư, xây dựng cho những nước nhỏ (tương đương 1 tỉnh hay 1 huyện của Trung quốc) đổi lấy sự hài lòng của các nước nhỏ đó để rồi Trung quốc sẽ mua chuộc được nhiều thứ quan trọng chính nước đó không nghỉ ra để rồi cuối cùng chấp nhận phải hiến dâng lãnh thổ cho Trung quốc vì khi nghỉ ra đã không còn cách nào nữa. Chẳng hạn như Campuchia cũng trên cơ sở nhờ Trung quốc bỏ tiền đầu tư, giúp đỡ phát triển Campuchia để Trung quốc có được các vị trí chiến lược trọng yếu tại nước này trong thời gian 99 năm trở lên để rồi đưa người Trung quốc qua đây sinh sống, lấy vợ người Campuchia sinh con đẻ cháu đến khoản 10 - 15 năm sau, lượng người Trung quốc ở Campuchia có ghể xấp xỉ bằng hoặc đông hơn người Campuchia bản địa và từ đây, người Trung quốc có quyền ứng cử, bầu cử vào các cư quan lãnh đạo mọi cấp ở Campuchia và cuối cùng, Trung quốc thực hiện được mưu đồ của mình là biến Capuchia thành một lãnh thổ của Trung quốc dù muốn dù không cũng phải bắt buộc. Từ đây, Đông Nam Á sẽ bị một Trung quốc ngay tại Campuchia đe dọa và cũng có thể biến Đông Nam Á đi theo mô hình của "đất nước" Trung quốc tại Campuchia chi phối. Tập Cận Bình nổ lực để ông ta được tôn sùng lãnh tụ thiên tài sau hi chết được ướp xác như Mao Trạch Đông chứ không thể thua kém Mao Trạch Đông.

Anonymous
16/02/2022 21:56

Việt Nam cũng chọn chiến lược “Bốn không” để tránh bị vướng vào các căng thẳng khi có các liên minh quân sự. Hoa Kỳ , cùng Bô Tứ và Tam giờ vẫn cứ dang chưa tỉng ngử trưóc CSVN , và tin vào chiến lược của CSVN tuyên bố, thì coi nhu đang uống viên thuốc độc của bọn Tầu Cộng giao cho CSVN, rồi CSVN giao cho Hoa Kỳ cùng cásc nưóc đồng minh , thay phiên nhau mà uống, Chúng ta phải đạt câu hởi khi CSVN tuyên bố không muốn liên kết với nưóc nào ..! ( Đây là câu lệnh của CS Tầu , bắt VN phải nói như vậy để làm suy yếu Mỹ, và giúp Tầu Đở ổn định kinh tế,, hầu đối phó với Hoa Kỳ) thì CSVN cũng bắt buộc phải giới hạn sự liên kết và lệ thuộc kinh tế hoàn toàn vào Tầu Cộng.. NHưng đám CSVN lại không làm đưọc, mà Hoa Kỳ và các nưóc Tự do, lại cứ nhập siêu với VNCS< để bọn này lại dùng dollars, đã thu đưọc nuôi lại đám Tầu Cộng.. coi như CSVN là cái kho tiếp liệu cửa Tầu.ở hậu phương. và một khi Nga xăm lăng Ukraine, nếu Hoa Kỳ phải tham chiến, lúc này Tầu Cộng sẽ tiến chiếm Taiwan và Biển Đông, tất nhiên Hoa Kỳ bị hai mặt giáp công, tất phải yếu thế trưóc CS tầu ở Biển Đông, lúc đó CSVN mới ra mặt, đánh cho MỸ cút, Nhật nhào..! Biển Đôn sẽ thành mồ chôn tập thể của Hải Quân Mỹ, Nam Hàn sẽ bị Bắc Hàn thôn tính như Nam Việt Nam thời 1975 , Nhật sẽ trở thành nưóc do Tầu Cộng Bảo hộ..! Ấn độ sẽ mất hoàn toàn nhiều vùng ở Biên Giới Ấn Tầu..! Thế giới, Tầu Cộng sẽ trở nên Minh Chử đại gian Hùng.. Phương Tây . còn Phương Đông , song hành đã có Bạo Chúa Nga , thống trị..!
GIớ muốn sống còn Hoa Kỳ và Anh buộc phải bở hẳn Châu Âu, để họ tự quyết định , thân phận quốc gia của họ..! Riêng Vương Quốc Anh cũng vẫn là một bức tường thép thật kiên cố, để con Cáo Gìa tham lam, nước Nga , không thể nào bén mảng tới Đại Tây Dương. Bởi muốn làm vưa Đại Tây Dương, buộc phải đụng tới Anh, đồng nghĩa Nga sẽ phải dưong đầu với MỸ, Canada, Uc, New Zeland...! và theo sau sẽ là Nhật, Ấn Độ , v.v...

Anonymous
17/02/2022 01:15

Đọc đoạn kết của tác giả "VN cần làm gì?", thấy VN... chẳng cần phải làm gì.
Vì những điều tác giả khuyên, VN cần "tận dụng cơ hôi" để nâng cao năng lực cho CS Biển, thì... các tướng lãnh CS Biển đều đã làm.
Chiến thuật "vùng xám" của TQ, không phải là nỗi lo của VN, chống lại nó dễ ợt. VN đang tự hào vì chơi đúng bài của TQ - thực hiên đường lối "chiến tranh nhân dân", sử dụng nhân dân, dùng lực lượng dân quân biển.
Mỹ không có chiến lược giống ĐCSVN, nên không biết thế nào là... "lấy dân làm gốc", rồi lấy "gốc" để làm gậy đánh giặc.

Duy Huu, USA
17/02/2022 13:25

Gió đã đổi chiều...
Hoa Kỳ đang đổi chiêu, đổi chiều... các nước của thế giới tự do, dân chủ đang từ từ đồng chiêu, đồng chiều theo chiều gió mới.

Việt Nam nằm ở đâu, đi theo chiều nào, theo chiêu nào ....?

Nhân dân Việt Nam muốn nước nhà Việt Nam ta nằm ở đâu, theo chiều nào, theo chiêu nào ...?

Nhà nước Việt Cộng, cờ đỏ Sao Vàng là đảng, của đảng, do đảng, vì đảng Việt Cộng, cơ đỏ Búa Liềm, độc đảng, độc tài,
độc đoán, độc tôn, độc quyền, độc trị, toàn trị, đảng trị... muốn nước nhà Việt Nam nằm ở đâu, theo chiều nào, chiêu nào...

trong Chiến lược Ân Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Ấn, Úc, Nhật, trong tương lai gần, của các quốc gia ở Á châu, Âu châu, Phi châu, Mỹ Châu có thể chế, chế độ chính trị, kinh tế, quân sự ... tôn trọng tự do, nhân quyền, dân chủ, đa nguyên, đa văn hóa, đa tôn giáo, đa đảng, đa tài, đa năng, đa hiệu, đa lực, đa dạng, đa chiều, đa chiêu...

và cạnh tranh, và chống lại...các đường lối, các tham vọng của nhà nước Tàu Cộng, cờ đỏ Sao Vàng, bá đạo, bá quyền là đảng, của đảng, do đảng, vì đảng Tàu Cộng, cờ đỏ Búa Liềm, độc đảng, độc tài, độc đoán, độc tôn, độc quyên, độc trị, toàn trị, đảng trị đã có, đang có tham vọng xâm lăng, xâm chiếm, xâm phạm chủ quyền đất nược, sông ngòi, biển đảo của đất nước Việt Nam ta và của các nước lân cận ta... ?

Con thuyền Việt Nam ta của toàn dân ta, của con cháu ta, của tổ tiên cha ông ta ...
không phải của riêng đảng Việt Cộng, tổng đảng trưởng, đảng trưởng, đảng viên, cán bộ Việt Cộng, cờ đỏ Búa Liềm chúng nó...

muốn thuận buồm, xuôi gió tiến tới tiến bô, văn minh, phát triển cùng thế giới của tự do, dân chủ, dân quyền, nhân quyền
hay muốn sóng gió, đi ngược chiều gió, chiều sóng, và chìm thuyền, chết chìm cùng giặc xâm lăng Tàu Cộng, cờ đỏ Búa Liềm ?

Gió đã đổi chiều, sóng đã đổi hướng ...

Anonymous
17/02/2022 21:32

Bây giờ đã là đầu thế kỷ 21, một kỷ nguyên của tốc độ Ánh sáng, nên mọi việc đã trở nên sáng tở trên trái đất này rồi..! Nay Ai làm chủ đưọc Vùng Ấn Độ, Thái Bình Dương..Tất sẽ là ngưòi điều hành luôn nhũng phần đất còn lại ..trên bản đồ Thế giới..!