Xin hỏi đồng bào hải ngoại, năm nay bà con đã mở ví từ thiện bao nhiêu rồi?

Lê Việt Lam
2020.11.15
  tt Hình minh hoạ. Một cậu bé nhận tiền từ người tình nguyện tại vùng bị lụt ở Quảng Bình hôm 23/10/2020
Reuters

Xin hỏi một câu, những ông bà anh chị em cô bác người Việt ở nước ngoài, năm nay ông bà cô bác anh chị em đã gửi bao nhiêu tiền về để từ thiện tại Việt Nam rồi?

Ông bà cô bác có biết đồng tiền của mình đã tới tay người được tặng và người đó sử dụng ra sao chưa?

Đã nhiều lần tôi muốn khuyên ông bà anh chị em nên giữ chặt cái ví. Làm việc ở nước ngoài không phải là đào tiền trong mỏ, mọi người cũng rất vất vả, có người dành dụm cả năm đưa gia đình về thăm quê một chuyến là sạch nhẵn không còn đồng nào. Ấy vậy nhưng rất nhiều người rất sẵn lòng mở ví với rất nhiều cuộc quyên góp ở quê nhà, dưới danh nghĩa từ thiện.

Từ thiện-theo cách hiểu và cách làm của đại đa số người Việt Nam trong nước, thường diễn ra khi có thiên tai. Đó là mỗi người góp ít tiền, rồi tự mình hoặc cùng bạn bè người thân, mua thực phẩm và đi đến tận nơi gửi cho những người gặp nghịch cảnh. Hoặc góp cho người quen, chùa, nhà thờ, tổ chức tôn giáo của mình, hoặc những năm gần đây là góp cho các ngôi sao giải trí nổi tiếng mà mình yêu thích để họ thay mình đi đến tận nơi.

Miền Trung Việt Nam hứng chịu thiên tai nặng nề đã cả trăm năm nay, cứ vài năm lại một trận lụt lịch sử hay bão kỷ lục thế giới. Năm nào tiền từ thiện cũng chảy về ồ ạt, nhưng có khi nào ông bà cô bác nhìn lại xem đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình có thực sự giúp được những nạn dân một cách hữu ích nhất chưa?

Tôi dám thề chẳng ai bỏ công ra làm chuyện này.
Hầu hết đều sẽ chấm dứt sự quan tâm tới những đồng bào thiếu may mắn khi lệnh gửi tiền đã hoàn tất. Hoặc khi thùng mì gói đã được trao cho gia đình nào đó.

Họ ăn hết thùng mì đó, rồi làm gì để sống tiếp qua cơn hoạn nạn? Chẳng ai quan tâm nữa đâu.

Năm nay lụt, sang năm lụt, họ sẽ làm gì để sống tiếp với thiên tai định kỳ như vậy? Cũng chẳng ai quan tâm nữa đâu.

Lòng tốt của đại đa số người Việt chúng ta cũng giống y nước lũ miền Trung, đổ xuống nhanh thất thần, rút cũng tốc hành không kém.

Đương nhiên từ thiện hoàn toàn tốt, để cấp thời bổ sung những nhu cầu cấp thiết của người gặp nạn. Nhưng việc trao quà, tặng tiền mặt chỉ nên đến đó là dừng. Còn khi bão tố qua đi, nước lũ đã rút, không nên lại vô số đoàn từ thiện vẫn ùn ùn đến miền Trung để tặng tiền, tặng thực phẩm, tặng quần áo… tận tay từng hộ dân nữa.

Hình minh hoạ. Người dân ở Nghệ An gói bánh chưng để trợ giúp người dân vùng bị lụt hôm 20/10/2020
Hình minh hoạ. Người dân ở Nghệ An gói bánh chưng để trợ giúp người dân vùng bị lụt hôm 20/10/2020
Reuters

Ông bà cô bác đọc báo mạng đều biết sau thiên tai, tái thiết cuộc sống mới là khó khăn hơn. Ví dụ nhà cửa sau bão bị bay tôn, vỡ ngói, nhưng các tiệm buôn bán ngay tại địa phương đều tăng giá tôn ngói lên gấp nhiều lần, có thể đến mười lần, như tại nhiều tỉnh miền Trung sau cơn bão số 12 vừa rồi. Đoàn nọ đoàn kia đi phát tiền, tối đa cũng được đến 10 triệu/hộ dân là cao lắm rồi. Nhưng chỉ tính ở các đoàn nhóm từ thiện tư nhân tự phát, tổng số tiền cho đi cũng hàng vài trăm tỷ đồng. Chưa kể mỗi đoàn từ thiện ra miền Trung còn tốn rất nhiều tiền ăn ở, đi lại, chi phí thuê xe, thuê xuồng ghe chở vào vùng lũ...

Số tiền rất lớn đó nếu được điều hành và phân bố cẩn trọng, thì đã tạo được sự thay đổi lớn lao hơn cho miền Trung. Ví dụ các nhà hảo tâm có thể gom lại để mua tôn ngói giá sỉ từ các nhà máy, chở ra miền Trung phát cho các hộ dân cần sửa chữa nhà. Tiền mua mì gói (nhiều đến nỗi trên mạng có người kể đã nhận được 35 thùng mì trong tuần đầu của trận lũ-họ sẽ đem bán lại) có thể trích ra rất nhiều để mua hạt giống, sửa chữa nông cụ, làm sạch nguồn nước, dọn dẹp môi trường.

Vài trăm tỉ đồng chỉ trong một vài tuần. Nếu dùng nó để đối ứng với người dân, xây những căn nhà kiên cố có tầng cao để chống lũ, hoặc những ngôi nhà phao có thể nổi như ở Quảng Bình, thì tự nhiên lũ lụt bão tố năm sau sẽ bớt rất nhiều những cảnh đau thương.
Những ngôi nhà chống lũ hộ gia đình khá đơn giản. Một dạng thông thường là nhà xây có móng vững, tường cao vài mét đủ để làm một cái gác phía trên. Giá thành hoàn thiện từng căn nhà không cố định, trong khoảng từ 80 - 180 triệu đồng. Trong đó, dự án Nhà Chống Lũ hỗ trợ trung bình 45 triệu đồng/hộ. Phần còn lại các hộ dân tự lo, hoặc tìm kiếm thêm các nguồn tài chính khác, hoặc đối ứng phần nhân công và tận dụng các nguồn vật liệu của nhà cũ còn sử dụng được. Ông bà cô bác tự tính giùm, vài trăm tỉ đồng sẽ làm được bao nhiêu ngôi nhà tránh lũ?

Hình minh hoạ. Người xếp hàng chờ nhận mì ăn liền ở Hải Lăng, Quảng Trị hôm 16/10/2020
Hình minh hoạ. Người xếp hàng chờ nhận mì ăn liền ở Hải Lăng, Quảng Trị hôm 16/10/2020
AFP

Chắc ông bà cô bác sẽ hỏi: coi trên mạng bà con người ta còn ở trong cái nhà như cái lều lụp sụp, bữa ăn còn chạy sấp ngửa, tiền đâu vài chục triệu để họ đối ứng?

Thực tế như vầy: ở đâu cũng có những gia đình chưa cần lũ lụt bão tố cũng đã chạy ăn từng bữa. Có thể do neo đơn, sức lao động hạn chế, già yếu, bệnh tật. Hoặc đơn giản chỉ là lười biếng, ăn nhiều hơn làm, hoặc thậm chí cờ bạc lô đề, nhậu nhẹt, nên quanh năm suốt tháng thiếu thốn.

Bỏ ra những gia đình neo đơn hoặc hoàn cảnh đặc biệt. Nếu là ngày thường, sẽ chẳng ai quan tâm nhiều đến những gia đình cờ bạc lười biếng chơi bời. Nhưng khi thiên tai xảy ra, các đoàn cứu trợ tự phát đến địa phương, lập tức sẽ động lòng với những gia đình này trước hết, vì nhà cửa, hoàn cảnh sinh hoạt của họ đều tồi tệ hơn người khác. Sau bão lũ thì trở thành bi thảm. Vậy là rưng rưng móc ví ra, cũng bất chấp như nước lũ.

Việc được giúp đỡ quá dễ dàng, chỉ căn cứ vào tiêu chí “nhìn thấy tội nghiệp” sẽ kích thích lòng tham và sự ỷ lại. Ngay ở Sài Gòn, mấy năm trước dân tình đã vạch mặt “người cha tội nghiệp có 2 con bị bại não, vợ bỏ đi, hàng ngày chở theo con trong “chuồng” trên xe, bán bánh nuôi con.

Những đường dây nuôi trẻ ăn xin chưa bao giờ chấm dứt cũng dựa trên thói thương cảm hời hợt này.

Vậy thì ông bà cô bác ở hải ngoại nên làm gì? Rõ ràng không thể cầm lòng trước sự khổ sở của đồng bào mình, nhưng đồng tiền của mình đều đổ mồ hôi mới có, vậy nên sử dụng nó thế nào?
Xin có lời khuyên: Ông bà cô bác không tin nhà nước, điều đó không việc gì. Có hàng ngàn tổ chức xã hội, phi chính phủ, quỹ từ thiện nhân đạo, doanh nghiệp xã hội… đang hoạt động trên mảnh đất Việt Nam. Có tổ chức cứu trợ khẩn cấp, có tổ chức bảo trợ học hành, chữa bệnh, dạy nghề. Có tổ chức trồng rừng, khôi phục thiên nhiên. Có tổ chức chống nghiện ngập, cai ma túy, cai rượu…

Họ hoạt động chuyên nghiệp, có kiểm soát, đầu năm có dự án, cuối năm đều phải báo cáo thu chi, hiệu quả cho người tài trợ. Ngoài ra, còn có luật pháp và các tổ chức ràng buộc khác kiểm soát chéo họ.

Ông bà hãy chọn lấy một hoặc vài tổ chức đó, nhìn xem lịch sử họ đã làm gì, có phù hợp với mong muốn của mình không, rồi quyên góp cho họ. Ít nhất so với việc cô ca sĩ Thủy Tiên ôm một cục tiền của vô số nhà hảo tâm đi phát một cách tùy hứng và còn cẩn thận dặn hờ trước là việc sao kê minh bạch rất khó, có gì sơ suất xin thông cảm, thì rõ ràng các tổ chức chuyên nghiệp đáng tin hơn nhiều.

Xin dặn lại, đồng tiền của chúng ta kiếm ra không dễ dàng. Nên dùng nó một cách khôn ngoan có tính toán. Việc giúp đỡ đồng bào của mình nên là việc làm thành thật và giúp họ tự đứng vững trên đôi chân của bản thân. Đừng dễ dãi quăng đồng tiền ra chỉ để xoa dịu mong muốn làm việc tốt của chính mình, nhưng trong thâm tâm thì coi đồng bào của mình như những kẻ đáng thương hại cần được bố thí vậy.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
15/11/2020 22:35

Việc gưỉ tiền của đồng bào Hải Ngoại, guỉ về giúp người dân VN bị lữ lụt thiên tai đang hoành hành, Nhìn thoáng qua , đó là một hành động đạo đức, dầy nhân tính .Nhưng khi nhìn vào chi tiết, theo khoa học, kỹ thuật cùng chiến lược, Thì đây là hành động phi đạo đức , nó mang cái tâm vô tình hành ác ! Do chúng ta vô tình, buộc người dân VN quanh năm vẫn cứ hứng chịu thiên tai hoành hành , mà đảng CS thì chúng cứ vờ, và vui, mỗi khi có mùa lũt lụt thật nặng , họ lại có số ngoại tệ vô cùng lớn ,để bo tuí, rồi đem ra nước ngoài, cùng thân nhân các đảng viên CS chop bu sống đời vương gỉa.
Chúng ta hãy nhìn Đất nước HOa Lan là một ví dự điển hình. Hoà Lan là một quốc gia với diện tích nhỏ,cùng độ cao lại thấp hơn mặt biển . Nhưng với sự quyết tâm của chính phử Hoa Lan , quyết tâm bảo vệ người dân , sống đời an toàn, cho nhiều thế hệ mai sau, nên đã có những con đập thật tốt, đã ngăn chặn hoàn toàn , biển xâu với đất liền.
Ngược lại VN,rất nhiều nhân tài, họ là các đảng viên đảng CS đa phần, đều có học vị Tiến Sĩ , Thạc Sỉ v.v.. và với việc chống lữ lụt ở Miền TRung , xem ra cũng tưong đối không khó khăn chút nào, nhưng tại sao họ không nghiên cứu, đầu tư dể giúp dân lành bớt cơ cực, mỗi khi mưa lũ lại về , mà nó là định kỳ, như cơm bữa , ngày hai lần không thiếu được.???
Câu trả lời đon gỉan, làm xong, thì se hết số Ngoại Tệ chùa, không hề nhở, của đám người Việt đã chạy theo Mỹ Nguỵ để chống phá Cách mạnh, nhưng hằng năm số người Việt Hải NGoãị này vẫn phải gưỉ tiền USD vể VN thật nhiều, dưới nhiều hình thức. Gửi tiền giúp đỡ thân n6an, guỉ tiền giúp đở đồng bào bị thiên tai đủ loại. Ôi NGoại Tệ USD, VN không làm mà vẫn có , và số ngoại tệ này lại rơi vào tuí riêng của những đảng viên đảng CSVN.
Cứ lấy vài thí dự điển hình nhé, Ờ miến Bắc còn rất tối tăm, có những tỉnh hằng năm phải đòi hỏi chính quyền, cấp cả chục ngàn tấn gạo để cứu đói cho dân..Nhưng tỉnh này là thừa tiền cả ngản tỉ đồng VN để xây dựng vài Ông Phỗng Đá.
gía một đồng, họ kê lên thành bạc vạn,
rồi tới con đường sắt Cát Linh, Hà Nội , chỉ dài 13km, nhưng gía cao tận mây xanh gần Tỷ USD. mà con đừng ssát này, không giúp 1ich gì cho sự phát triển của cái Thành PHố đưọc mệnh danh là THử Đô nước Việt.
CHưa nói tới miền trung đã nghèo, nhưng các cấp đảng viên chóp bu nơi đây, vẫn bở ra vài trăm triệu USD, để lại tạc những Bức Tượng, mang tên , " Những Bà mẹ Anh Hùng " Mà Mẹ chẳng làm ra một hột gạo cho con cái nó nhờ, Nhưng Các Đảng viên CSVN thì nhờ những công trình này, chúng có bạc tỉ USD, chia nhau,làm của riêng nhà mình ; dân lành thì ẻ cồ ra lãnh sưu cao thuế nặng đử mọi hướng, mọi bề. Từ đây DCSVN cũng thoải mái ngầm in tiền đồng, để chúng tung ra đổi lấy Ngoại Tệ , cất dấu, rồi lưu vong, lại làm cha thiên hạ, bởi chúng có vô số tiền đầu tư!
Đảng viên sau, lại lên kế vị, cứ thế tha hồ mà giầu sang,. Lúc trà dư tửu hậu, ăn chơi vung vãi, thì chúng lại vỗ tay mà cười, chứng ta đừng làm gì hết, cứ để lũ dân nó ngụp lặn trong vũng bùn , thiên tai..Tất lại có USD từ trên trời rơi xuống. Dân lại vẫn cứ tiếp tục, nhận THiên Tai, màn trời chiếu đất, kẻ mất Cha lẫn Mẹ , Ngưòi lại, màn trời chiếu đất..!!!
Tóm lại Người Việt Tha Hương, kiếm từng đồng USD qua ngày thật khó khăn vô cùng, vậy có còn nên gui tiền về VN nữa hay chăng ??? Vậy một hành động Đạo Đức, có còn tao nên Đức hay chăng ? Viết ra thấy đau lòng lắm thay.

Anonymous
16/11/2020 10:16

Góp ý: Việc làm từ thiện giúp đỡ những người đang gặp khó khăn vì thiên tai, nhân hoạ hay bệnh tật, đói nghèo dịch bệnh...là việc mọi người trong nước hay kiều bào đều phải quan tâm và tích cực theo từng hoàn cảnh... Đặc biệt thiên tai"bão tố" & nhân hoạ"xả lũ", là sạt lở liên tục gây ra chết chóc, mất mát mùa màng, nhà cửa đang xảy ra tại miền Trung VN hiện nay,câu hỏi trên nên xét lại vấn đề tự nguyện của mỗi cá nhân nên hay không nên "giúp " nhưng trước hết người có bổn phận và trách nhiệm phải là nhà đương cuộc, chính quyền VN qua các ban ngành cứu bão, cứu nạn mà họ đã có ngân sách do thuế của người dân đóng góp, họ phải dự phòng và quản lý, thực hiện kịp thời một cách minh bạch và tận tâm tận lực với các nạn nhân, đồng thời tạo cơ hội giúp đỡ tận tình các cá nhân, nhóm, hội làm từ thiện của người dân trong nước cũng như của kiều bào không phân biệt tôn giáo, chính kiến ... Mới là hợp lý và khôn ngoan, chứ đâu gây ra khó dễ, phân biệt này kia để trục lợi như những sự việc đã và đang xảy ra! Nhà nước XHCN/VN đã bỏ bao nhiêu để cứu trợ, số tiền và hiện vật của các nước trên thế giới gửi giúp đã đến tay người dân vùng lũ? Hay ngân khoản này nó biến hình như những "đồ hôp" mà bộ quốc phòng đã xuất ra để giúp các nạn nhân đã nhanh chóng bị chia năm xẻ bẩy tẩu tán bới những "kên kên"hết rồi...! Bố thí là việc nên làm nhưng với tình cảnh VN, dưới cái chế độ nghiệt ngã đầy rẫy những "ký sinh trùng" hiện nay chúng ta phải làm như thế nào mới là điều cần bàn!

Anonymous
16/11/2020 19:18

Nguoi co long hao tam thay nguoi bi thien tai thi giup ho song qua con hoan nan thoi. Con chuyen tai xay dung lai nha cua, tiep tuc lam an, kiem song lau dai LA NHIEM VU cua CHINH QUYEN. Nguoi lam tu thien KHONG the va KHONG nen phu trach viec do. Ban than nguoi dan PHAI doi hoi Nha nuoc CS VN lo chuyen do bang Ngan sach ma nhan dan da dong gop va vien tro cua "bon tu ban". Khong DAM doi hoi thi...PHAI chiu kho thoi.

Anonymous
17/11/2020 02:14

Lòng thương những người kém may gặp hoạn nạn ai cũng có, ai cũng muốn chia xẻ phần may mắn hơn của mình. Nhưng không ai mù tới nỗi để lông tương thân tương ái của mình bị những kẻ giàu có sung sướng hơn mình lợi dụng, còn cười mũi mình khờ khạo dễ bị phỉnh gạt bởi lời thống thiết đường mật của bọn chúng. Phỉnh gạt cả đất nước gần một thế kỷ rồi, thôi ngay ̣i những con người CS vô lương tâm kia.

Anonymous
17/11/2020 05:42

Chính quyền không phải của dân, do dân nên không vì nhân dân, vì vậy các tổ chức quần chúng "quốc doanh" của Đảng, càng không được nhân dân tin là minh bạch trong việc làm từ thiện.

Chẳng có mảy may gì gọi là "quang vinh", "vĩ đại". Ngược lại, đảng độc tài thật sự là hèn mạt, nhục nhã, và độc ác - khi không cho nhân dân có quyền tự do thành lập các hội đoàn bảo vệ quyền lợi của họ, như công đoàn độc lập, hay các tổ chức (NGO) từ thiện!