Quốc hội: Dự án Cát Linh - Hà Đông là chính sách sai lầm để lại hậu quả lâu dài

Bài phân tích của TS. Phạm Quý Thọ
2021.11.01
Share on WhatsApp
Share on WhatsApp
Quốc hội: Dự án Cát Linh - Hà Đông là chính sách sai lầm để lại hậu quả lâu dài Đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông chạy thử hôm 20/9/2018
AFP

Tình hình triển khai các dự án đường sắt đô thị tại Thành phố  Hồ Chí Minh và Hà Nội trong Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khoá 15 đang là chủ đề nóng thu hút sự chú ý của dư luận và giới quan sát. Báo cáo cho biết năm dự án đường sắt đô thị ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đội vốn hơn 80 ngàn tỷ (hơn ba tỷ USD). Hơn thế, tính chất phức tạp, “nhiều tai tiếng” kéo dài vẫn là căn bệnh nan y và đang để lại những hậu quả lớn về vật chất và tinh thần cho đất nước. Đặc biệt là Dự án Cát Linh - Hà Đông, liên quan đến Tổng thầu EPC, doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc, thiết kế năm 2008, bắt đầu khởi công năm 2011, mười lần điều chỉnh vốn, đội vốn hơn 205%, bốn lần dời ngày hoạt động thương mại, nhưng vẫn chưa thể nghiệm thu và, giữa tháng 10/2021 Bộ Tài chính Việt Nam đã phải ứng tiền từ quỹ tích lũy để trả nợ gốc khoản vay theo cam kết của Chính phủ theo Hiệp định đã ký.

Là chính sách sai lầm, Dự án Cát Linh - Hà Đông đang để lại hậu quả nặng nề khiến công luận bức xúc. Giới chuyên môn đánh giá về kỹ thuật, công nghệ và hiệu quả kinh tế không cao, vô số những bài học được rút ra từ đây, từ việc ký kết dự án, hợp đồng EPC (cung ứng vật tư, kỹ thuật thiết kế và kiêm luôn khâu thi công xây dựng, với số vốn của Nhà nước trên 30%) theo thông lệ quốc tế, năng lực thiết kế, năng lực quản lý, điều hành như chuẩn bị nguồn lực, tổ chức thi công, giải phóng mặt bằng, giải ngân vốn đầu tư, phối hợp các nhà thầu phụ… Dư luận chỉ trích rằng nó không giải toả ách tắc giao thông mà trái lại góp phần làm trầm trọng thêm, xấu về mặt mỹ quan không gian thành phố và, nhìn chung, giống các dự án công khác, đó là nơi chia chác lợi ích nhóm, quan chức trục lợi, “lại quả”, làm giàu, rằng niềm tin của nhân dân bị tổn thương và lo lắng nợ xấu có thể để lại hậu quả lâu dài như rơi vào bẫy nợ khiến phụ thuộc chính trị…

Lịch sử hình thành các dự án đường sắt đô thị từ tham vọng có hệ thống vận tải khối lượng lớn như một số nước phát triển khi dân số các thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh có mật độ cao và tăng nhanh. Ý tưởng “hấp dẫn” từ những cuối những năm 1990 được quy hoạch tầm nhìn đến năm 2020, sau đó điều chỉnh đến 2030  rồi đến 2050 thành chính sách hiện hành. Theo đó, Hà Nội sẽ có 11 tuyến đường sắt và tầu điện ngầm (metro) với tổng chiều dài gần một trăm năm mươi km và TP. Hồ Chí Minh với hệ thống bao gồm 13 tuyến với tổng chiều dài hơn hai trăm km. Tuy nhiên, đến nay chưa một tuyến nào được “cắt băng khánh thành” đưa vào sử dụng để có thể ca ngợi thành tích hay ít ra để đúc rút kinh nghiệm.

Các nhà lý luận chính sách công chỉ ra rằng “nhà nước của dân, do dân và vì dân”, bởi vậy việc xây dựng và thực thi chính sách công phải xuất phát từ nhu cầu và hướng tới người dân, gọi là chính sách “từ dưới lên”, nhưng đó là lý thuyết của thể chế dân chủ. Đối với chế độ toàn trị điều kiện tiên quyết của chính sách công là duy trì chế độ, quyền lực tuyệt đối của Đảng, và vì vậy chính sách công được xây dựng “từ trên xuống.” Sự khác biệt cơ bản giữa hai kiểu chính sách là “từ dưới lên” thể hiện tính chất pháp quyền và, ngược lại, “từ trên xuống” bộc lộ tính chất pháp trị. Ngoài ra, đặc điểm quan trọng thường được giới chuyên gia phê phán về sự thiếu minh bạch và chế độ trách nhiệm giải trình.

Những chính sách “từ trên xuống” mang bản chất của chế độ, thường được quyết định bởi ý chí của các nhà lãnh đạo chế độ. Thực tế chỉ ra rằng kiểu chính sách này là chưa có tiền lệ và không tuân theo quy luật tự nhiên, nên thường là “dò đá qua sông”, chi phí cao “thử - sai”. Nếu có mắc sai lầm thì các nhà lãnh đạo thường đổ lỗi cho việc thực thi, cho hoàn cảnh hay những yếu tố chẳng liên quan, nhưng thực ra, lỗi là ở ngay từ tầm nhìn quy hoạch và xây dựng chính sách. Chế độ được ra đời bởi cách mạng, những người lãnh đạo mang ý chí cách mạng và luôn thể hiện nó trong thời chiến cũng như thời bình, trong lĩnh vực chính trị cũng như kinh tế. Phê phán, chỉ trích là điều khó chấp nhận, góp ý cũng cần kiên trì và thận trọng.

Ngoài ra, sự hạn chế hiểu biết và yếu kém năng lực quản lý kinh tế xã hội của quan chức cũng là nguyên nhân quan trọng khiến cho sai lầm chính sách trở nên nghiêm trọng hơn. Liên quan đến sai lầm chính sách nói chung và dự án Cát Linh - Hà Đông nói riêng có thể chia sẻ quan điểm của Giáo sư kinh tế của trường Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản, Trần Văn Thọ. Ông là người con xa quê gốc Việt, luôn nặng lòng với quê hương, được mời làm thành viên Tổ tư vấn cho Thủ tướng, đã có nhiều đóng góp về tư duy kinh tế. Mới đây, ông có viết bài “Thế giới không phải chỉ có Trung Quốc” trên “Diễn Đàn” (Forum) kể về “hai sự kiện” chính sách mà lãnh đạo Việt Nam, nếu “nhìn xa, trông rộng” thì có thể tránh được nhiều sai lầm. Trước hết, về chính sách cải cách ruộng đất ở Nhật Bản sau chiến tranh thế giới lần thứ hai là hiệu quả, tác động tích cực đến kinh tế và xã hội, tránh được sai lầm như đã từng ở Việt Nam năm 1953. Đối với Dự án đường sắt đô thị trên cao Cát Linh - Hà Đông, hợp đồng EPC với Trung Quốc, vị giáo sư này có mặt trong buổi gặp của cựu Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng với giới báo chí hồi tháng 6/2015 và chứng kiến vị quan chức này phát biểu, rằng nước nào cho vay cũng đặt điều kiện phải dùng tiền đó để mua trang thiết bị (mua 13 con tàu của Trung Quốc) của họ, chẳng hạn, “Nhật Bản hay Hàn Quốc cũng như vậy.” GS Thọ đã phản biện rằng “điều này hoàn toàn sai” cả về nhận thức chủ quan và mơ hồ thực tế về vốn vay nước ngoài. Sự kiện được kể trên cho thấy “nhiều lãnh đạo, quan chức Việt Nam, những người quyết định vay vốn nước ngoài, không hiểu hoặc không chịu tìm hiểu tình hình và chế độ hiện hành trên thế giới để so sánh điều kiện của Trung Quốc với các nước khác, từ đó quyết định chọn nước đối tác có lợi nhất cho Việt Nam. Từ trường hợp này và tương tự có thể “hiểu được lý do tại sao Việt Nam ngày càng lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc trong nhiều phương diện.”

Các cử tri đang đòi hỏi các đại biểu Quốc hội khoá 15 nhìn thẳng vào những tồn đọng của các dự án đường sắt đô thị, trong đó có dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, có được đánh giá toàn diện và độc lập, đặc biệt về khía cạnh chính sách từ hoạch định đến giám sát thực thi, vốn là chức năng chủ yếu của cơ quan lập pháp. Vấn đề tồn đọng đã kéo dài nhiều năm và phức tạp khiến việc quy trách nhiệm giải trình là khó khăn, nhưng bài học về chính sách cần được đúc rút cho công tác lập pháp và giám sát.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
01/11/2021 13:39

Đường sắt CL-HD chỉ là một ví dụ trong cách vận hành nền kinh tế VN hiện nay. Quốc hội chỉ mới dám nói dự án này là sai lầm mang lại hậu quả xấu lâu dài, trong khi đó lại không dám chỉ ra sai lầm mang tính hệ thống của các chủ trương lớn, như lấy kinh tế nhà nước làm chủ đạo để đầu tư toàn bộ ngân sách cho các tổng công ty nhà nước liên tục làm ăn thua lỗ, lớn hơn nữa là chính sách quản lý nhà nước, đường lối chính trị lỗi thời, lạc điệu so với thế giới. Chắc chắn với nhiều và nhiều dự án như thế này thì VN sẽ nhanh chóng vào xhcn (xuống hố cả nút).

Hoang Nguyen
01/11/2021 21:38

Những người lãnh đạo Việt nam họ đâu có bị thần kinh khuyết tật. Họ cũng đâu phải là những người tham lam bẩn thỉu. Càng không phải là những kẻ cướp không có nhân tính ? Họ rất có học thức uyên bác chứ. Vụ này chắc chắn là do những kẻ chống phá chế độ hoặc các thế lực thù địch lúc nào cũng lăm le đánh phá các thành tích mà Đảng và Chính phủ ta dày công gây dựng nên những thành tựu kinh tế và những công trình phục vụ cho nhân dân. Họ đặt Nhân dân lên hàng đầu. Họ đặt sự liêm khiết cách mạng làm kim chỉ nam cho nhân cách của một công bộc vì dân tộc . Mấy vụ này càng chỉ rõ ra rằng : Lúc nào bọn chống phá nó cũng luôn nhòm ngó và xuyên tạc chế độ ưu việt của chúng ta đó.

Lão nông dân
01/11/2021 21:49

Ai chịu trách nhiệm vụ này nếu không phải là thằng lú đầu bạc và đám bộ cá tra,kể cả những thằng đã hạ cánh an toàn???
Tiền của dân chúng coi như rác,cộng thêm cái khiếp nhược thần phục bọn tàu thì sẽ còn bao nhiêu vụ nữa?Không ít đâu…

Tiêu Cà Mau
02/11/2021 01:22

Đặc biệt là Dự án Cát Linh - Hà Đông, liên quan đến Tổng thầu EPC, "doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc," thiết kế chỉ có 13 cây số bắt đầu khởi công năm 2011 nhưng tới nay vẫn chưa xong ?

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình xử án vụ án Hồ Duy Hải tính ra đã 13 năm rồi vẫn xử chưa xong ?

Mà ngay cả dân thiến heo cũng không thể chấp nhận được, ở đây là năng lực cuả "doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc" thì không thể nào nào tồi đến nổi 10 năm mà vẫn chưa xong chỉ có 13 cạy số, nhưng không hiểu vì sao Tổng bí thư, người miền Bắc có lý luận cũng như Nguyễn Phú Trọng mà lại chấp nhận, cũng không dám điều tra, cũng không có biện pháp chế tài doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc phá hoại nền kinh tế Việt Nam, nếu tôi là Quốc Hội bù nhìn thì tôi hỏi thẳng ông Tập Cận Bình chỉ có 13 cây số với năng lục cuả doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc làm đã 10 năm lỗi hẹn tới 10 lần mà vẫn chưa xong, vậy ông có chấp nhận hay không ?

Cho thấy Tổng bí thư, người miền Bắc có lý luận cũng như Nguyễn Phú Trọng, không có biện pháp chế tài Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thiến heo Nguyễn Hòa Bình và doanh nghiệp đường phố nhà nước Trung Quốc thì chỉ có nước làm tay sai ?

Duy Hữu, USA
02/11/2021 09:32

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông là ngụy sách sai lầm để lại hậu quả lâu dài cho đất nước ...

Cũng chỉ vì... thể chế, chế độ Đảng là Nhà nước và Nhà nước là Đảng cờ đỏ Búa Liềm,
độc đảng, độc tài, độc địa ... độc đoán, độc tôn, độc trị ...
độc bọn " lãnh đạo " vô đạo, vô tầm, vô tâm... độc quyền " chỉ đạo ", chỉ láo... " từ trên xuống dưới "...

Còn Tàu, còn Tiền...
Còn Tiền, còn Đảng, còn chúng mình,
chúng mình còn bán đất, còn bán nước, còn bán dân chúng mình.

Chúng minh còn bán chúng mình, còn bán Đảng chúng mình cho Tàu... cho tiện, cho xong,
cho xong đời chúng mình, một đời theo Bác, theo Đảng, phản động, phản cách mạng, phản nhân dân.

vietcong Hanoi Vietnam
02/11/2021 10:32

SAI LẦM RỒI SỬA SAI- RÚT KINH NGIỆM- RỒI LẠI SAI SỬA & LẠI SỬA SAI ! CỨ NHƯ VẬY HOÀI ! CÁC ÔNG VC HAY THẬT ! TÀI THẬT ! ĐÚNG LÀ ĐỈNH CAO SAI SỬA & SỬA SAI ! ! ! SỬA HOÀI ! VẬY MÀ NGƯỜI DÂN ( KHÔNG CỘNG SẢN ) CÀNG NGÀY CÀNG KHỔ ! NĂM NAY KHỔ HƠN NĂM NGOÁI ! NHỮNG NĂM TỚI SẼ KHỔ HƠN NĂM NAY ! NHƯNG NHỮNG ĐẢNG VIÊN CUẢ ĐẢNG CỘNG SẢN ! NĂM NAY KIẾM ĐƯỢC NHIỀU HƠN NĂM NGOÁI & NHỮNG NĂM TỚI SẼ GIÀU CÓ BẰNG (5) BẰNG (10) NĂM NAY ! ĐÓ LÀ QUI LUẬT CUẢ CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN ! ! ! . CÓ ĐÚNG NHƯ VẬY KHÔNG ? THUA CÁC ÔNG CỘNG SẢN & QÚI VỊ .

Anonymous
02/11/2021 11:37

bị phương bắc LỪA .

Tiêu Cà Mau
02/11/2021 12:58

Đặc biệt là Dự án Cát Linh - Hà Đông, liên quan đến Tổng thầu EPC, doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc, thiết kế năm 2008, bắt đầu khởi công năm 2011, mười lần điều chỉnh vốn, đội vốn hơn 205% ?

Câu hỏi đặt ra ở đây là đường sắt Cát Linh theo luật giang hồ đường phố cuả ta là đấu thầu cho một công trình đường cao tốc hay xây cất nhà cưả thì người đấu đầu phải nhứt giá để cho người chủ biết đối với khả năng túi tiền cuả mình mà quyết định có xây hay không, nếu là ở Mỹ thì không có chuyện lỗi hẹn tới 2 lần cho nên mới có việc làm thêm giờ (Overtime) để giao hàng đúng hẹn, ở Mỹ cũng không có chuyện đội vốn ngoại trừ làm thêm hay thay đổi vật liệu, nhưng Dự án Cát Linh - Hà Đông, Tổng thầu EPC, doanh nghiệp Xã hội đen đường phố nhà nước Trung Quốc, lại mười lần điều chỉnh vốn, đội vốn hơn 205% theo luật giang hồ đường phố cuả ta, nhưng không hiểu vì sao Tổng bí thư người miền Bắc có lý luận cũng như Nguyễn Phú Trọng lại không dám khởi kiện doanh nghiệp Xã hội đen đường phố nhà nước cuả Tập Cận Bình, thì Tổng bí thư người miền Bắc có lý luận cũng như Nguyễn Phú Trọng chỉ có nước làm tay sai là rất thích hợp với chức vụ của Tổng bí thư người miền Bắc có lý luận, đúng là hèn với giặc ác với dân ?

Anonymous
03/11/2021 09:13

Lỗi là do những người đứng đầu Bộ Chính trị nhưng hậu quả thì toàn thể người dân phải còng lưng trả nợ. "Đất nước chưa bao giờ được như hôm nay" khi nợ công cao ngất ngưỡng, hạ tầng thì tồi tệ, rừng thì bị tàn phá, sông thì cạn kiệt, đồng bằng sông Cửu Long nguy cơ mất đi, biển Đông thì bị Tàu cộng chiếm đóng, Đảng và Nhà nước ngoài mặt phản đối cho có lệ, phía sau thì bắt tay với Tàu cộng.