Việt Nam không phải là của hồi môn của Đảng đem biếu tặng cho Trung quốc!

Bài bình luận của Nguyễn Bá Ngọc
2021.10.19
Việt Nam không phải là của hồi môn của Đảng đem biếu tặng cho Trung quốc! Đoàn tàu tuyến Cát Linh - Hà Đông ở Hà Nội, vay vốn từ Trung Quốc và do Trung Quốc thực hiện hơn 10 năm không thể đi vào hoạt động
Photo: RFA

Con ma nhà họ Hứa

Mấy bữa nay, dư luận Việt Nam lại dậy sóng” về tuyến đường sắt nội đô Cát Linh - Hà Đông.

Dự án có tổng mức đầu tư ban đầu 8.770 tỉ đồng (552,86 triệu USD); tổng mức đầu tư điều chỉnh là 18.002 tỉ đồng (868,04 triệu USD), trong đó vốn vay ODA của Trung Quốc 13.867 tỉ đồng (669,62 triệu USD) và vốn đối ứng 4.134 tỉ đồng (198,43 triệu USD). Tổng thầu EPC là Công ty TNHH Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc và tư vấn giám sát thi công là Công ty TNHH Giám sát xây dựng Viện Nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc Kinh.

Dự án khởi công từ ngày 10-10-2011, dự kiến hoàn thành vào tháng 6-2014. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, từ đó đến nay, dự án đã ít nhất 10 lần lỡ hẹn, đội vốn gần 10.000 tỉ đồng. Lần lỡ hẹn gần đây nhất, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) hứa” đưa vào khai thác vào ngày 1-5-2021. Nhưng cho tới nay, tuyến đường sắt này vẫn “án binh bất động”.

Lỗi tại ai?

Bộ GTVT cho rằng nguyên nhân chính khiến dự án trễ tiến độ, đội vốn là do chất lượng công tác lập, thẩm định dự án đầu tư. Cụ thể là khâu tư vấn lập dự án, tính toán tổng mức đầu tư chưa xác thực với tình hình thực tế, phải điều chỉnh nhiều nội dung thiếu sót và chưa phù hợp trong thiết kế cơ bản ban đầu. Quá trình chuẩn bị đầu tư, triển khai dự án dài, bị ảnh hưởng bởi những thay đổi về thể chế, biến động về giá nguyên nhiên vật liệu, chính sách tiền lương và tỉ giá ngoại tệ... làm ảnh hưởng không nhỏ đến tổng mức đầu tư dự án.

Để xảy ra việc này, trách nhiệm chính thuộc phía Tổng thầu Trung Quốc. Về trách nhiệm liên quan, Bộ GTVT, Ban Quản lý dự án đường sắt chịu trách nhiệm trong công tác quản lý điều hành dự án. (1)

Thế nhưng, báo chí lại cho biết, tổng thầu Trung Quốc từ chối thực hiện kết luận của kiểm toán. Tổng thầu EPC Trung Quốc được chỉ định trong hiệp định vay vốn làm đường sắt Cát Linh - Hà Đông cho rằng mình không có nghĩa vụ phải thực hiện các kết luận của Kiểm toán Nhà nước, thiếu hợp tác và từ chối thực hiện kết luận kiểm toán, nhất là các nội dung liên quan đến chi phí bổ sung, phát sinh, hoàn thiện hồ sơ, thủ tục theo yêu cầu của cơ quan kiểm toán.” (2)

Nhiều người Việt Nam thực sự bất bình khi thấy dự án Cát Linh - Hà Đông này là tiền từ ngân sách nhà nước, tức là từ tiền thuế của người dân, bên Trung Quốc chỉ là được thuê để xây dựng mà sao họ lại không ngán” chính quyền Việt Nam như thế?

Dự án có tổng mức đầu tư ban đầu 8.770 tỉ đồng (552,86 triệu USD). Tổng mức đầu tư điều chỉnh là 18.002 tỉ đồng (868,04 triệu USD): vốn vay ODA của Trung Quốc 13.867 tỉ đồng (669,62 triệu USD) và vốn đối ứng 4.134 tỉ đồng (198,43 triệu USD).

Thông thường, những hợp đồng xây dựng như vậy, bên tổng thầu phải có nghĩa vụ tuân thủ các quy định trong hợp đồng đã ký kết với chủ đầu tư. Tuy nhiên, trong trường hợp này, hợp đồng chắc chắn là “có vấn đề”.  Hợp đồng xây dựng dự án Cát Linh - Hà Đông này là hợp đồng dạng EPC. EPC (viết tắt của Engineering, Procurement and Construction) có nghĩa là thiết kế, mua sắm và xây dựng - một kiểu hợp đồng xây dựng mà nhà thầu thực hiện toàn bộ các công việc từ thiết kế kỹ thuật, cung ứng vật tư, thiết bị cho tới thi công xây dựng công trình, hạng mục và chạy thử nghiệm bàn giao cho chủ đầu tư. Theo đó, hợp đồng EPC của dự án Cát Linh - Hà Đông là hợp đồng trọn gói, một chủ thể thực hiện tất cả các công đoạn từ thiết kế đến cung cấp thiết bị công nghệ, thi công xây dựng công trình, và chính quyền chỉ cần giám sát chủ thể đó.

Cái lợi của hợp đồng EPC là khi nhà đầu tư cho vay vốn, họ sẽ làm tất cả mọi thứ rồi chuyển giao cho phía Việt Nam, Việt Nam không phải lo gì ngoài việc vay vốn, thế nhưng mặt trái của hợp đồng EPC là giá thành sẽ rất cao. Và vấn đề nữa là Việt Nam vay vốn từ Trung Quốc để thực hiện dự án này, nên theo PGS.TS Nguyễn Đình Thám, nguyên Trưởng Bộ môn công nghệ quản lý và xây dựng, Đại học Xây dựng Hà Nội, thì “Vấn đề ở chỗ chúng ta không chủ động được. Chúng ta vay vốn trên giấy và khó được quyết định mọi thứ.” (3)

Những khoản nợ giấu mặt” của chủ nợ Trung Quốc

Từ hồi tháng 3 năm nay, một báo cáo do bốn trung tâm nghiên cứu gồm ba cơ sở tại Mỹ là AidData - một cơ quan nghiên cứu của Đại học William&Mary, Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, Trung tâm Phát triển Toàn cầu và Viện Kinh tế Thế giới Kiel tại Đức, sau khi tìm hiểu về các khoản cho vay của Trung Quốc, đã chỉ rõ các điều kiện không mấy chính đáng” mà Trung Quốc áp dụng (4). Trước hết là các điều kiện bảo mật khắt khe hơn rất nhiều so với yêu cầu thường thấy của các quốc gia chủ nợ khác, hoặc các ngân hàng phát triển. Bắc Kinh không chỉ buộc con nợ phải giữ bí mật các điều kiện vay, mà còn cấm tiết lộ cả số tiền vay. Chính điều này là mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng, và Trung Quốc có thể trục lợi từ đây.

Mới đây, AidData cũng đưa ra một báo cáo mới về các khoản cho vay từ chính phủ Trung Quốc trong Sáng kiến Vành đai Con đường (BRI) (5), trong báo cáo này cũng nêu bật những khoản nợ giấu mặt” đối với những nước thuộc dạng thu nhập thấp và trung bình nên phải đi vay từ Trung Quốc.

Brad Parks, Giám đốc điều hành của AidData và một trong những đồng tác giả của báo cáo cho biết: Những khoản nợ chưa được báo cáo này trị giá khoảng 385 tỷ đô la và vấn đề nợ tiềm ẩn đang trở nên tồi tệ hơn theo thời gian”. Parks giải thích rằng thách thức đối với việc quản lý các khoản nợ tiềm ẩn này không nằm ở việc các chính phủ biết rằng họ sẽ cần phải trả các khoản nợ không được tiết lộ cho Trung Quốc với các giá trị tiền tệ đã biết mà là việc các chính phủ không biết giá trị tiền tệ của các khoản nợ đối với Trung Quốc mà họ có thể có khả năng để trả hoặc không trong tương lai.”

Vì sao lại có dự án này?

Báo Tuổi trẻ mới đây cho biết Cách đây 11 năm, khi lập dự án đầu tư tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Bộ GTVT đã biết dự án không hiệu quả kinh tế nhưng các bên liên quan vẫn ngó lơ để dẫn tới tuyến đường sắt đô thị nghìn tỉ dở dang, ngổn ngang như hiện nay.” (6)

Báo Tuổi trẻ cũng đã liệt kê ra các số liệu “đến hết tháng 6-2018, số vốn rót vào đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông theo báo cáo của chủ đầu tư khoảng 11.337 tỉ đồng, nhưng kết quả kiểm toán chỉ ghi nhận khoảng 8.679 tỉ đồng đã đầu tư vào dự án.” Vậy còn 2 658 tỷ đồng đi đâu mất?

000_1996U7.jpg
Hình minh hoạ: Kỹ sư Trung Quốc đang giám sát việc chạy thử tàu đường sắt Cát Linh Hà Đông ở Hà Nội hôm 20/9/2018. AFP .

Đến đây thì chúng ta đã hiểu vì sao Bộ GTVT dưới sự lãnh đạo của Chính phủ Việt Nam lại sốt sắng làm tuyến đường này, dù chưa biết khi nào mới chạy, nhưng đã phải trả cả vốn lẫn lãi cho Trung Quốc rồi.

Cũng đâu chỉ một dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông này thôi đâu. Trước đó nữa, từ những năm 2000, Tổng bí thư và Thủ tướng lúc đó là ông Nông Đức Mạnh và ông Nguyễn Tấn Dũng đã có quyết định giao cho Trung Quốc khai thác quặng bô xít ở Tây Nguyên, bất chấp sự khuyên can của các nhà khoa học và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tất cả cũng chỉ đều từ “lợi ích cá nhân hay lợi ích nhóm” mà ra.

Facebooker Nguyễn Ngọc Chu đã phải thốt lên: Hiện nay, toàn dân đang lo lắng về đường bộ cao tốc Bắc – Nam. Có phải nhiều cung đoạn cũng đã được hứa hẹn trước dành cho Trung quốc? Rồi tiếp đến nữa là đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam? Đường sắt Hà Khẩu – Lao cai – Hà Nội – Hải Phòng? Còn bao nhiêu điều đã ký kết với Trung quốc mà người dân không biết? Đất Nước này không phải là của hồi môn của ai đó mà đem biếu tặng cho Trung quốc.”

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Duy Hữu, USA
19/10/2021 15:53

" Một vòng đai, một con đường " của Đảng Tàu Cộng Búa Liềm,
" Một vòng dây, đi thắt cổ, một con đường, đi bán nước " của Đảng Búa Liềm Việt Cộng.

Thể chế, chế độ nhà nước cờ đỏ Sao Vàng là đảng cờ đỏ Búa Liềm,
độc đảng, độc tài... độc đoán, độc tôn, độc địa ...

độc bọn " lãnh đạo ", con buôn, tài phiệt Búa Liềm ... vô đạo, vô tài... vô tầm, vô tâm ...
vô lương tâm, vô lương tri... vô nhân đạo, vô nhân tính... vô nhân tình, vô trách nhiệm,

độc diễn, độc quyền ... đi vay nợ, đổ tiền vay nợ, đổ tiền thuế nhân dân cho nhau... tham nhũng, tham ô, ăn hối lộ ...
độc quyền, độc diễn... đổ nợ, đổ thừa, đổ tội, đổ lỗi, đổ trách nhiệm cho nhân dân, " thế lực thù địch " của đảng thù địch nhân dân.

độc bọn " lãnh đạo ", con buôn, tài phiệt Búa Liềm ... tham, ngu, hèn, ác, láo ...
độc diễn, độc quyền... " một vòng dây, đi thắt cổ, một con đường, đi bán nước " cho Tàu Cộng, Búa Liềm.

Còn Tàu, còn Tiền, còn Đảng, còn chúng mình,
Chúng mình còn bán đất, bán nước, bán dân chúng mình,

Chúng mình còn bán chúng mình, bán đảng chúng mình cho Tàu, cho tiện, cho xong ...
Cho xong đời chúng mình, một đời, một thời, theo Bác, theo Đảng, bán nước, phản dân, phản động, phản cách mạng ...

Xuyên Đảo Phương Tử
19/10/2021 20:29

Phải nói đảng cộng sản VN không sợ đế quốc Mỹ, thực dân Pháp nhưng chỉ sợ, rất sợ đảng cộng sản Tàu bởi khi cần, nếu muốn với bản chất cộng sản chuyên chính, Tàu ,với sức mạnh quân sự,kinh tế hiện nay,có thể lật đổ đảng Việt cộng chỉ trong vòng một nốt nhạc và trước khi làm chuyện này Tàu sẽ tung bí mật về đời thật của Hồ vốn là người do Tàu dựng nên như về chuyện vợ con, năng lực cá nhân , cũng như những ơn nợ mà Việt cộng mang với Tàu từ bấy lâu nay để vĩnh viễn đảng Việt cộng không thể nào trở lại chính trường Việt Nam!

Quan Tâm
19/10/2021 23:29

Tâm lý sợ đàn anh Trung Quốc có từ lúc đảng CSVN mới thành hình. Từ đó đến nay VN không dám làm gì để thiên triều phật lòng. Ví dụ VN được phép vào WTO trước Trung Quốc nhưng bị TQ ngăn cản cho đến khi TQ vào WTO trước rồi VN mới theo sau. Mới đây khi đấu với TQ, đội bóng đá VN có nhận lệnh trên là không được thắng TQ. Nhìn vào thì thấy ngay rằng cộng sản đàn em VN không bao giờ dám qua mặt thằng đàn anh đểu cán TQ. Còn về đường sắt Cát Linh nếu được giao cho nhà thầu Nhật Bản hoặc một nước tây phương nào đó thì đã làm xong lâu rồi, nếu có sự cố như hiện nay thì VN có thể kiện ra toà án nước sở tại hoặc quốc tế, còn đối với láu cá chó TQ thì VN ngậm bồ hòn làm ngọt. Tiền mất tật mang.

Hát Quan Họ
20/10/2021 09:28

Làm quan cho Tàu thì đừng nên phản bội ,tru di cữu tộc .
Cái bạt tay nảy lửa thức tỉnh csvn ,lần sau thì khác .
Thì vậy .

Tạo Duy Trần
20/10/2021 13:53

Sự tham nhũng, dối trá và không minh bạch là các con bài mà Trung cộng đã và đang sử dụng để khống chế, thu tóm csvn.

Nguyễn Nhơn
20/10/2021 17:09

VIỆT NAM xã nghĩa, SẬP BẪY NỢ NẶNG NHẤT CỦA tàu cọng

Việt Nam không phải là của hồi môn của Đảng đem biếu tặng cho Trung quốc!
Con ma nhà họ Hứa
Mấy bữa nay, dư luận Việt Nam lại “dậy sóng” về tuyến đường sắt nội đô Cát Linh - Hà Đông.
Dự án có tổng mức đầu tư ban đầu 8.770 tỉ đồng (552,86 triệu USD); tổng mức đầu tư điều chỉnh là 18.002 tỉ đồng (868,04 triệu USD), trong đó vốn vay ODA của Trung Quốc 13.867 tỉ đồng (669,62 triệu USD) và vốn đối ứng 4.134 tỉ đồng (198,43 triệu USD). Tổng thầu EPC là Công ty TNHH Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc và tư vấn giám sát thi công là Công ty TNHH Giám sát xây dựng Viện Nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc Kinh.
Dự án khởi công từ ngày 10-10-2011, dự kiến hoàn thành vào tháng 6-2014. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, từ đó đến nay, dự án đã ít nhất 10 lần lỡ hẹn, đội vốn gần 10.000 tỉ đồng. Lần lỡ hẹn gần đây nhất, Bộ Giao thông vận tải (GTVT)“hứa” đưa vào khai thác vào ngày 1-5-2021. Nhưng cho tới nay, tuyến đường sắt này vẫn “án binh bất động”.
Vì sao lại có dự án này?
Báo Tuổi trẻ mới đây cho biết“Cách đây 11 năm, khi lập dự án đầu tư tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Bộ GTVT đã biết dự án không hiệu quả kinh tế nhưng các bên liên quan vẫn ngó lơ để dẫn tới tuyến đường sắt đô thị nghìn tỉ dở dang, ngổn ngang như hiện nay.” (6)
Báo Tuổi trẻ cũng đã liệt kê ra các số liệu “đến hết tháng 6-2018, số vốn rót vào đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông theo báo cáo của chủ đầu tư khoảng 11.337 tỉ đồng, nhưng kết quả kiểm toán chỉ ghi nhận khoảng 8.679 tỉ đồng đã đầu tư vào dự án.” Vậy còn 2 658 tỷ đồng đi đâu mất?
Đến đây thì chúng ta đã hiểu vì sao Bộ GTVT dưới sự lãnh đạo của Chính phủ Việt Nam lại sốt sắng làm tuyến đường này, dù chưa biết khi nào mới chạy, nhưng đã phải trả cả vốn lẫn lãi cho Trung Quốc rồi.
Cũng đâu chỉ một dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông này thôi đâu. Trước đó nữa, từ những năm 2000, Tổng bí thư và Thủ tướng lúc đó là ông Nông Đức Mạnh và ông Nguyễn Tấn Dũng đã có quyết định giao cho Trung Quốc khai thác quặng bô xít ở Tây Nguyên, bất chấp sự khuyên can của các nhà khoa học và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tất cả cũng chỉ đều từ “lợi ích cá nhân hay lợi ích nhóm” mà ra.
Facebooker Nguyễn Ngọc Chu đã phải thốt lên:“Hiện nay, toàn dân đang lo lắng về đường bộ cao tốc Bắc – Nam. Có phải nhiều cung đoạn cũng đã được hứa hẹn trước dành cho Trung quốc? Rồi tiếp đến nữa là đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam? Đường sắt Hà Khẩu – Lao cai – Hà Nội – Hải Phòng? Còn bao nhiêu điều đã ký kết với Trung quốc mà người dân không biết? Đất Nước này không phải là của hồi môn của ai đó mà đem biếu tặng cho Trung quốc.”
RFA Tiếng Việt – Bài bình luận của Nguyễn Bá Ngọc

Viết bình lựn miết cũng chẳng ra chi!
Thôi thì dẫn một bài khảo cứu về nguồn cội của BẪY NỢ chệt cọng để có cái nhìn tổng quan về tình trạng lệ thuộc tàu của xã nghĩa VN:
Chiến lược ngoại giao ‘bẫy nợ’ của Trung Quốc
Nếu có một thứ mà giới lãnh đạo Trung Quốc thực sự vượt trội thì đó chính là việc sử dụng công cụ kinh tế để gia tăng lợi ích địa chính trị của đất nước mình. Thông qua sáng kiến “Một vành đai, một con đường” trị giá 1 nghìn tỷ USD, Trung Quốc đang hỗ trợ xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển nằm ở các vị trí chiến lược, thường là bằng cách cung cấp các khoản vay khổng lồ cho chính phủ các nước này. Từ đó, các nước ngày càng sa vào bẫy nợ khiến họ trở nên dễ bị chi phối trước ảnh hưởng của Trung Quốc.
Việc cho vay để xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng dĩ nhiên là không xấu. Nhưng các dự án mà Trung Quốc đang hỗ trợ thường không nhằm hướng đến hỗ trợ nền kinh tế địa phương, mà nhằm tạo điều kiện thuận lợi để Trung Quốc tiếp cận dễ hơn với các tài nguyên thiên nhiên, hoặc để mở cửa thị trường cho các hàng hóa xuất khẩu giá rẻ, kém chất lượng của Trung Quốc. Trong nhiều trường hợp, Trung Quốc thậm chí còn đưa công nhân xây dựng của mình đến làm việc, dẫn tới thu hẹp lượng công ăn việc làm được tạo ra cho người bản địa.
Một số các dự án đã hoàn thành hiện vẫn đang thua lỗ kéo dài. Chẳng hạn như sân bay quốc tế Mattala Rajapaksa của Sri Lanka, vốn mở cửa vào năm 2013 gần Hambantota, hiện được mệnh danh là sân bay vắng khách nhất thế giới. Tương tự, Cảng Magampura Mahinda Rajapaska tại Hambantota vẫn rất vắng vẻ, giống như cảng Gwadar của Pakistan với chi phí đầu tư nhiều tỷ USD. Nhưng với Trung Quốc, các dự án này đang hoạt động đúng như mục tiêu xây dựng: Các tàu ngầm tấn công của Trung Quốc đã hai lần neo đậu ở các cảng của Srilanka, và gần đây hai tàu chiến của Trung Quốc đã được đưa vào hoạt động giúp đảm bảo an ninh cho cảng Gwadar.
Theo một nghĩa nào đó, việc các dự án đó hoạt động kém lại tốt hơn cho Trung Quốc. Rốt cuộc, gánh nặng nợ nần đè lên vai các nước nhỏ càng lớn thì ảnh hưởng của Trung Quốc với các nước đó càng tăng. Trung Quốc hiện đã sử dụng ảnh hưởng của mình để thúc đẩy Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan ngăn chặn một ASEAN đoàn kết chống lại việc Trung Quốc theo đuổi một cách hung hăng các yêu sách lãnh thổ trên Biển Đông.
Hơn nữa, một số nước ngập trong các món nợ từ Trung Quốc đang bị ép phải bán cổ phần trong các dự án do Trung Quốc hỗ trợ tài chính hoặc trao quyền quản lý chúng cho các công ty quốc doanh của Trung Quốc. Ở các quốc gia có rủi ro về tài chính, Trung Quốc hiện đang yêu cầu được sở hữu cổ phần đa số ngay từ đầu. Chẳng hạn, vào tháng 1/2017, Trung Quốc đã ký một thỏa thuận với Nepal nhằm xây dựng một con đập khác phần lớn do Trung Quốc sở hữu ở đây, trong đó Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc do nhà nước sở hữu nắm 75% cổ phần.
Như thể chừng đó là chưa đủ, Trung Quốc hiện đang đi thêm các bước để đảm bảo các nước này sẽ không thể thoát khỏi các món nợ của mình. Để đổi lấy việc điều chỉnh thời hạn trả nợ, Trung Quốc yêu cầu các nước giao cho mình hợp đồng xây dựng các dự án bổ sung, qua đó biến khủng hoảng nợ của họ kéo dài mãi. Tháng 10 năm ngoái, Trung Quốc xóa khoản nợ 90 triệu USD cho Campuchia, chỉ nhằm giành thêm các hợp đồng lớn mới.
Một số nền kinh tế đang phát triển đang rất hối tiếc về quyết định nhận các khoản vay của Trung Quốc. Các cuộc biểu tình đã bùng phát do tình trạng thất nghiệp tràn lan, được cho là do việc bán phá giá hàng hóa Trung Quốc, giết chết ngành sản xuất trong nước. Các cuộc biểu tình càng trở nên trầm trọng hơn do việc Trung Quốc đưa lao động Trung Quốc đến làm việc tại các dự án của mình.
Các chính phủ mới ở một số nước, từ Nigeria đến Sri Lanka, đã đề nghị điều tra các nghi án hối lộ của Trung Quốc với các nhà lãnh đạo tiền nhiệm. Tháng trước, quyền Đại sứ Trung Quốc tại Pakistan, Zhao Lijian, đã tham gia một vụ tranh cãi trên Twitter với các nhà báo Pakistan về các cáo buộc tham nhũng ở các dự án và việc sử dụng phạm nhân Trung Quốc làm công nhân ở Pakistan (không phải là điều gì mới ở Trung Quốc). Zhao gọi các cáo buộc đó là “vớ vẩn”.
Nhìn lại, chiêu bài của Trung Quốc dường như khá rõ ràng. Nhưng quyết định của nhiều nước đang phát triển chấp nhận các khoản vay của Trung Quốc là có thể hiểu được. Không được các nhà đầu tư tổ chức quan tâm, họ không tìm được nguồn vốn cho các dự án cơ sở hạ tầng lớn. Thế nên khi Trung Quốc xuất hiện, hứa hẹn các khoản đầu tư rộng lượng với tín dụng dễ dàng, tất cả họ đều nhận lời. Chỉ sau này thì mọi thứ mới trở nên rõ ràng hơn rằng mục đích thực sự của Trung Quốc chính là thâm nhập thương mại và gây ảnh hưởng chiến lược, nhưng khi đó thì mọi chuyện đã quá trễ, và các nước này bị dính vào một vòng luẩn quẩn với các món nợ từ Trung Quốc.
Sri Lanka là một trường hợp điển hình nhất. Mặc dù là một nước nhỏ, Sri Lanka lại nằm ở vị trí chiến lược giữa các cảng miền Đông của Trung Quốc và Địa Trung Hải. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gọi Sri Lanka là một nhân tố sống còn trong việc hoàn thành Con đường Tơ lụa trên Biển.
Trung Quốc bắt đầu đầu tư mạnh vào Sri Lanka trong suốt 9 năm cai trị gần như độc tài của Tổng thống Mahinda Rajapaksa, và Trung Quốc đã bảo vệ cho Rajapaksa tại Liên Hiệp Quốc khỏi các cáo buộc về tội phạm chiến tranh. Trung Quốc nhanh chóng trở thành nhà đầu tư và là chủ nợ hàng đầu của Sri Lanka, và là đối tác thương mại lớn thứ hai, qua đó có được ảnh hưởng ngoại giao lớn.
Đó là một hành trình thuận lợi cho Trung Quốc cho đến khi Rajapaksa bất ngờ bị đánh bại trong cuộc bầu cử đầu năm 2015 bởi Maithripala Sirisena, người đã hứa trong chiến dịch tranh cử là sẽ đưa Sri Lanka thoát khỏi bẫy nợ của Trung Quốc. Đúng như lời hứa, ông đã đình chỉ các dự án lớn của Trung Quốc.
Nhưng mọi chuyện đã quá trễ. Chính phủ Sri Lanka đứng trước nguy cơ vỡ nợ. Thế nên, như một tờ báo quốc doanh của Trung Quốc đã nói, Sri Lanka không còn cách nào khác phải “quay lại và ôm lấy Trung Quốc lần nữa”. Sirisena, vốn cần thêm thời gian để trả các khoản nợ cũ cũng như cần thêm các khoản tín dụng mới, đã chấp thuận hàng loạt các yêu cầu của Trung Quốc, tái khởi động các dự án đã bị đình chỉ, như dự án Thành phố cảng Colombo trị giá 1,4 tỷ USD, và trao cho Trung Quốc các dự án mới.
Gần đây, Sirisena cũng đồng ý bán 80% cổ phần ở cảng Hambantota cho Trung Quốc với giá khoảng 1,1 tỷ USD. Theo Đại sứ Trung Quốc tại Sri Lanka, Yi Xianliang, việc bán cổ phần tại các dự án khác cũng đang được thảo luận, nhằm giúp Sri Lanka “giải quyết các vấn đề tài chính của mình”. Hiện tại, Rajapaksa đang cáo buộc Sirisena đã trao cho Trung Quốc các nhượng bộ quá đáng.
Bằng cách kết hợp các chính sách an ninh, kinh tế và đối ngoại, Trung Quốc đang thúc đẩy mục tiêu tạo nên các liên kết của một phạm vi bá quyền về thương mại, viễn thông, giao thông và an ninh. Nếu các nước vì vậy mà ngập đầu trong các món nợ thì các vấn đề tài chính của họ chỉ càng hỗ trợ thêm cho mưu đồ thực dân mới của Trung Quốc. Các nước hiện vẫn chưa rơi vào bẫy nợ của Trung Quốc nên lưu ý và làm bất cứ điều gì có thể để tránh rơi vào vòng xoáy đó.
Brahma Chellaney, giáo sư ngành nghiên cứu chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách ở New Delhi và nghiên cứu viên tại Học viện Robert Bosch ở Berlin, là tác giả của chín cuốn sách, trong đó có Asian Juggernaut, Water: Asia’s New Battleground và Water, Peace, and War: Confronting the Global Water Crisis.

Nguồn: Brahma Chellaney, “China’s Debt Trap Diplomacy”, Project Syndicate, 23/01/2017.
Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nguyễn Nhơn
sưu tập

Nguyễn Nhơn
20/10/2021 20:32

VIỆT NAM xã nghĩa, SẬP BẪY NỢ NẶNG NHẤT CỦA tàu cọng

Viết bình lựn miết cũng chẳng ra chi!
Thôi thì dẫn một bài khảo cứu về nguồn cội của BẪY NỢ chệt cọng để có cái nhìn tổng quan về tình trạng lệ thuộc tàu của xã nghĩa VN:
Chiến lược ngoại giao ‘bẫy nợ’ của Trung Quốc
Nếu có một thứ mà giới lãnh đạo Trung Quốc thực sự vượt trội thì đó chính là việc sử dụng công cụ kinh tế để gia tăng lợi ích địa chính trị của đất nước mình. Thông qua sáng kiến “Một vành đai, một con đường” trị giá 1 nghìn tỷ USD, Trung Quốc đang hỗ trợ xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển nằm ở các vị trí chiến lược, thường là bằng cách cung cấp các khoản vay khổng lồ cho chính phủ các nước này. Từ đó, các nước ngày càng sa vào bẫy nợ khiến họ trở nên dễ bị chi phối trước ảnh hưởng của Trung Quốc.
Việc cho vay để xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng dĩ nhiên là không xấu. Nhưng các dự án mà Trung Quốc đang hỗ trợ thường không nhằm hướng đến hỗ trợ nền kinh tế địa phương, mà nhằm tạo điều kiện thuận lợi để Trung Quốc tiếp cận dễ hơn với các tài nguyên thiên nhiên, hoặc để mở cửa thị trường cho các hàng hóa xuất khẩu giá rẻ, kém chất lượng của Trung Quốc. Trong nhiều trường hợp, Trung Quốc thậm chí còn đưa công nhân xây dựng của mình đến làm việc, dẫn tới thu hẹp lượng công ăn việc làm được tạo ra cho người bản địa.
Một số các dự án đã hoàn thành hiện vẫn đang thua lỗ kéo dài. Chẳng hạn như sân bay quốc tế Mattala Rajapaksa của Sri Lanka, vốn mở cửa vào năm 2013 gần Hambantota, hiện được mệnh danh là sân bay vắng khách nhất thế giới. Tương tự, Cảng Magampura Mahinda Rajapaska tại Hambantota vẫn rất vắng vẻ, giống như cảng Gwadar của Pakistan với chi phí đầu tư nhiều tỷ USD. Nhưng với Trung Quốc, các dự án này đang hoạt động đúng như mục tiêu xây dựng: Các tàu ngầm tấn công của Trung Quốc đã hai lần neo đậu ở các cảng của Srilanka, và gần đây hai tàu chiến của Trung Quốc đã được đưa vào hoạt động giúp đảm bảo an ninh cho cảng Gwadar.
Theo một nghĩa nào đó, việc các dự án đó hoạt động kém lại tốt hơn cho Trung Quốc. Rốt cuộc, gánh nặng nợ nần đè lên vai các nước nhỏ càng lớn thì ảnh hưởng của Trung Quốc với các nước đó càng tăng. Trung Quốc hiện đã sử dụng ảnh hưởng của mình để thúc đẩy Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan ngăn chặn một ASEAN đoàn kết chống lại việc Trung Quốc theo đuổi một cách hung hăng các yêu sách lãnh thổ trên Biển Đông.
Hơn nữa, một số nước ngập trong các món nợ từ Trung Quốc đang bị ép phải bán cổ phần trong các dự án do Trung Quốc hỗ trợ tài chính hoặc trao quyền quản lý chúng cho các công ty quốc doanh của Trung Quốc. Ở các quốc gia có rủi ro về tài chính, Trung Quốc hiện đang yêu cầu được sở hữu cổ phần đa số ngay từ đầu. Chẳng hạn, vào tháng 1/2017, Trung Quốc đã ký một thỏa thuận với Nepal nhằm xây dựng một con đập khác phần lớn do Trung Quốc sở hữu ở đây, trong đó Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc do nhà nước sở hữu nắm 75% cổ phần.
Như thể chừng đó là chưa đủ, Trung Quốc hiện đang đi thêm các bước để đảm bảo các nước này sẽ không thể thoát khỏi các món nợ của mình. Để đổi lấy việc điều chỉnh thời hạn trả nợ, Trung Quốc yêu cầu các nước giao cho mình hợp đồng xây dựng các dự án bổ sung, qua đó biến khủng hoảng nợ của họ kéo dài mãi. Tháng 10 năm ngoái, Trung Quốc xóa khoản nợ 90 triệu USD cho Campuchia, chỉ nhằm giành thêm các hợp đồng lớn mới.
Một số nền kinh tế đang phát triển đang rất hối tiếc về quyết định nhận các khoản vay của Trung Quốc. Các cuộc biểu tình đã bùng phát do tình trạng thất nghiệp tràn lan, được cho là do việc bán phá giá hàng hóa Trung Quốc, giết chết ngành sản xuất trong nước. Các cuộc biểu tình càng trở nên trầm trọng hơn do việc Trung Quốc đưa lao động Trung Quốc đến làm việc tại các dự án của mình.
Các chính phủ mới ở một số nước, từ Nigeria đến Sri Lanka, đã đề nghị điều tra các nghi án hối lộ của Trung Quốc với các nhà lãnh đạo tiền nhiệm. Tháng trước, quyền Đại sứ Trung Quốc tại Pakistan, Zhao Lijian, đã tham gia một vụ tranh cãi trên Twitter với các nhà báo Pakistan về các cáo buộc tham nhũng ở các dự án và việc sử dụng phạm nhân Trung Quốc làm công nhân ở Pakistan (không phải là điều gì mới ở Trung Quốc). Zhao gọi các cáo buộc đó là “vớ vẩn”.
Nhìn lại, chiêu bài của Trung Quốc dường như khá rõ ràng. Nhưng quyết định của nhiều nước đang phát triển chấp nhận các khoản vay của Trung Quốc là có thể hiểu được. Không được các nhà đầu tư tổ chức quan tâm, họ không tìm được nguồn vốn cho các dự án cơ sở hạ tầng lớn. Thế nên khi Trung Quốc xuất hiện, hứa hẹn các khoản đầu tư rộng lượng với tín dụng dễ dàng, tất cả họ đều nhận lời. Chỉ sau này thì mọi thứ mới trở nên rõ ràng hơn rằng mục đích thực sự của Trung Quốc chính là thâm nhập thương mại và gây ảnh hưởng chiến lược, nhưng khi đó thì mọi chuyện đã quá trễ, và các nước này bị dính vào một vòng luẩn quẩn với các món nợ từ Trung Quốc.
Sri Lanka là một trường hợp điển hình nhất. Mặc dù là một nước nhỏ, Sri Lanka lại nằm ở vị trí chiến lược giữa các cảng miền Đông của Trung Quốc và Địa Trung Hải. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gọi Sri Lanka là một nhân tố sống còn trong việc hoàn thành Con đường Tơ lụa trên Biển.
Trung Quốc bắt đầu đầu tư mạnh vào Sri Lanka trong suốt 9 năm cai trị gần như độc tài của Tổng thống Mahinda Rajapaksa, và Trung Quốc đã bảo vệ cho Rajapaksa tại Liên Hiệp Quốc khỏi các cáo buộc về tội phạm chiến tranh. Trung Quốc nhanh chóng trở thành nhà đầu tư và là chủ nợ hàng đầu của Sri Lanka, và là đối tác thương mại lớn thứ hai, qua đó có được ảnh hưởng ngoại giao lớn.
Đó là một hành trình thuận lợi cho Trung Quốc cho đến khi Rajapaksa bất ngờ bị đánh bại trong cuộc bầu cử đầu năm 2015 bởi Maithripala Sirisena, người đã hứa trong chiến dịch tranh cử là sẽ đưa Sri Lanka thoát khỏi bẫy nợ của Trung Quốc. Đúng như lời hứa, ông đã đình chỉ các dự án lớn của Trung Quốc.
Nhưng mọi chuyện đã quá trễ. Chính phủ Sri Lanka đứng trước nguy cơ vỡ nợ. Thế nên, như một tờ báo quốc doanh của Trung Quốc đã nói, Sri Lanka không còn cách nào khác phải “quay lại và ôm lấy Trung Quốc lần nữa”. Sirisena, vốn cần thêm thời gian để trả các khoản nợ cũ cũng như cần thêm các khoản tín dụng mới, đã chấp thuận hàng loạt các yêu cầu của Trung Quốc, tái khởi động các dự án đã bị đình chỉ, như dự án Thành phố cảng Colombo trị giá 1,4 tỷ USD, và trao cho Trung Quốc các dự án mới.
Gần đây, Sirisena cũng đồng ý bán 80% cổ phần ở cảng Hambantota cho Trung Quốc với giá khoảng 1,1 tỷ USD. Theo Đại sứ Trung Quốc tại Sri Lanka, Yi Xianliang, việc bán cổ phần tại các dự án khác cũng đang được thảo luận, nhằm giúp Sri Lanka “giải quyết các vấn đề tài chính của mình”. Hiện tại, Rajapaksa đang cáo buộc Sirisena đã trao cho Trung Quốc các nhượng bộ quá đáng.
Bằng cách kết hợp các chính sách an ninh, kinh tế và đối ngoại, Trung Quốc đang thúc đẩy mục tiêu tạo nên các liên kết của một phạm vi bá quyền về thương mại, viễn thông, giao thông và an ninh. Nếu các nước vì vậy mà ngập đầu trong các món nợ thì các vấn đề tài chính của họ chỉ càng hỗ trợ thêm cho mưu đồ thực dân mới của Trung Quốc. Các nước hiện vẫn chưa rơi vào bẫy nợ của Trung Quốc nên lưu ý và làm bất cứ điều gì có thể để tránh rơi vào vòng xoáy đó.
Brahma Chellaney, giáo sư ngành nghiên cứu chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách ở New Delhi và nghiên cứu viên tại Học viện Robert Bosch ở Berlin, là tác giả của chín cuốn sách, trong đó có Asian Juggernaut, Water: Asia’s New Battleground và Water, Peace, and War: Confronting the Global Water Crisis.

Nguồn: Brahma Chellaney, “China’s Debt Trap Diplomacy”, Project Syndicate, 23/01/2017.
Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nguyễn Nhơn
sưu tập

Anonymous
21/10/2021 02:47

Các nô lệ của Đảng dám bảo đất nước VN không phải là của hôi môn của Đảng?

Muốn "ĐCSVN muôn năm", Đảng ta tặng một chút quà nhỏ cho Đảng đàn anh, VN có mất mát gì nhiều đâu.mà phải ầm ĩ?