Tuy nhiên EU vẫn còn chờ thêm những dấu hiệu tích cực từ Miến Điện trước khi đi đến chấm dứt hoàn toàn lệnh cấm vận.
Một quan chức ngoại giao EU dấu tên cho biết EU sẽ bắt đầu bằng cách ngưng lệnh cấm cấp visa như bước khởi đầu. Việc rỡ bỏ toàn bộ cấm vận sẽ phải đi kèm điều kiện là có những thay đổi tích cực từ phía chính quyền Miến.
EU hiện vẫn còn đang chia rẽ xung quanh việc rỡ bỏ cấm vận với Miến Điện. Một số nước muốn chờ đến cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 4 tới, khi biểu tượng dân chủ Miến là bà Aung San Suu Kyi ra tranh cử.
Trong khi đó, các phân tích gia cho rằng bà Aung San Suu Kyi đang đóng vai trò quan trọng giúp củng cố liên minh dễ vỡ của các cựu tướng lĩnh Miến.
Sau gần nửa thế kỷ bị cai trị bởi giới quân phiệt, Miến Điện đã tổ chức bầu cử vào năm 2010 sau khi ra lệnh cho một số tướng lĩnh phải rũ bỏ áo lính để gia nhập chính quyền dân sự.
Bà Suu Kyi được thả ngay sau đó. Từ đó đến này bà đã có các cuộc nói chuyện với tổng thống Miến Điện Thein Sein vào hè năm ngoái và quyết định tham gia vào cuộc bầu cử quốc hội vào ngày 1 tháng 4 tới.
Việc tham gia của bà Suu Kyi vào cuộc bầu cử sắp tới là một trong nhiều thay đổi tích cực tại Miến kể từ khi chính quyền dân sự lên nắm quyền.
Các quan sát viên cho rằng, chính phủ Miến là sự cân bằng quyền lực giữa hai cựu tướng lĩnh là tổng thống Thein Sein, và chủ tịch hạ viện là ông Shwe Mann. Bà Suu Kyi sẽ trở thành nhân tố thứ 3 quan trọng.