Đề án lịch sử quốc tế về chiến tranh lạnh (phần 3)
2010.04.22
Vai trò của TQ và VN trong cuộc cách mạng Campuchia
Chu Ân Lai: Thế giới hiện đang trong tình trạng hỗn loạn. Trong giai đoạn sau khi Hiệp định Paris, các nước Đông Dương nên dành thời gian để thư giãn và xây dựng lực lượng của mình. Trong thời gian 5-10 năm tới, miền Nam Việt Nam, Lào, và Campuchia nên xây dựng hòa bình, độc lập, và trung lập. Tóm lại, chúng ta phải để dành thời gian và chuẩn bị cho một cuộc đấu tranh kéo dài.
Mỗi nước có kẻ thù của riêng mình. Nên mỗi nước phải chuẩn bị, bằng cách tăng gia sản xuất và đào tạo lực lượng vũ trang. Nếu chúng ta không thận trọng, kẻ thù sẽ khai thác điểm yếu của chúng ta. Nếu chúng ta chuẩn bị tốt, chúng ta sẽ sẵn sàng cho bất kỳ hành động nào của kẻ thù.
Trong thời gian 5-10 năm tới, miền Nam Việt Nam, Lào, và Campuchia nên xây dựng hòa bình, độc lập, và trung lập. Tóm lại, chúng ta phải để dành thời gian và chuẩn bị cho một cuộc đấu tranh kéo dài.
Chu Ân Lai
Hiện tại, lệnh ngừng bắn được chấp hành tốt. Vấn đề Campuchia không được giải quyết. Tuy nhiên, người dân, sau 20 năm chiến đấu chỉ mong muốn thư giãn. Cho nên, rất cần thiết để các ông khôi phục sản xuất và sử dụng lực lượng lao động có hiệu quả. Đây là những điều lớn cần làm. Chúng tôi đồng ý với các ông rằng, chúng tôi phải khôi phục sản xuất và đào tạo lực lượng vũ trang cùng một lúc.
Lê Duẩn: Mỹ nhắm tới các mục tiêu chính trị khi chiến đấu tại Việt Nam. Nói về chiến lược, họ không sử dụng một chiến lược nhất quán. Thay vào đó, trong cuộc chiến chủ nghĩa thực dân mới này, họ đã thay đổi một số chiến lược, từ một cuộc chiến đặc biệt đến chiến tranh giới hạn và “Việt Nam hóa chiến tranh”. Mục tiêu của họ không những biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa của họ, mà còn thực hiện chiến lược toàn cầu của họ ở Việt Nam. Điều đó có nghĩa là, họ muốn kiểm soát miền Nam, sau đó tấn công miền Bắc Việt Nam, do đó làm tổn hại đến hệ thống phòng thủ Chủ nghĩa Xã hội ở Đông Nam Á và đe dọa phong trào độc lập dân tộc trên thế giới.
Chu Ân Lai: Vì vậy cho nên các ông đã chiến đấu và đã không kiên nhẫn như Lâm Bưu khuyên. Kiên nhẫn là câu châm ngôn trong chiến lược của Lâm Bưu. Ngoài câu đó, ông này chẳng biết gì khác.
Tôi muốn chia sẻ với các ông một số thông tin tình báo mà chúng tôi vừa nhận được. Mỹ muốn Sài Gòn giảm bớt chiến đấu. Đại sứ Hoa Kỳ, ông William Sullivan (2) đã bay tới Sài Gòn để nói như vậy, điều mà ông ta đã nói với Trần Văn Hương (3) - Đại sứ của Sài Gòn ở Washington: Nixon đang gặp khó khăn và Sài Gòn không nên làm cho tình hình phức tạp hơn. Điều này đúng, bởi vì nó giải thích tại sao Kissinger muốn có một tuyên bố chung với các ông.
Tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ chắc chắn thả Lon Nol để cho người dân Campuchia tự giải quyết vấn đề của họ. Đây là một cuộc nội chiến Campuchia, do đó Mỹ nên rời khỏi Campuchia. Đối với Mặt trận Dân tộc Thống nhất Campuchia, cuộc chiến này là để trừng phạt Lon Nol. Vì vậy, chúng tôi phải tham khảo ý kiến của Hoàng thân Sihanouk xem có thương lượng hay không. Cùng lúc, chúng tôi không phải đại diện cho Chính phủ Hoàng gia Liên minh các Dân tộc Campuchia (4).
Lê Duẩn: Các đồng chí Campuchia đang tiến bộ rất nhiều. Họ đang làm rất tốt.
Chu Ân Lai: Hiện vẫn không chắc chắn về tình hình. Tôi nhớ lại năm ngoái, Lon Nol đã đến Trung Quốc trong lễ kỷ niệm 20 năm Quốc khánh Trung Quốc và gặp gỡ đồng chí Phạm Văn Đồng. Ông ta đã rất tự tin. Lúc đó, ông ta vẫn còn kiểm soát tất cả việc vận chuyển trang thiết bị cho miền Nam Việt Nam.
Phạm Văn Đồng: Chúng tôi đã không liệu trước rằng mọi thứ sẽ thay đổi trong một thời gian rất ngắn sau đó. Tuy nhiên, ông ta đáng bị vậy.
Chu Ân Lai: Nhiều điều luôn xảy ra ngoài mong muốn của chúng ta. Lúc đó, các ông đã có các căn cứ quân sự và y tế tại Campuchia và chúng tôi đã không biết điều này. Nhưng Lon Nol biết. Và khi Lon Nol đòi tiền lệ phí đường bộ cho việc vận chuyển trang thiết qua Campuchia, chúng tôi đã phải trả tiền.
Chiến lược đối với miền Nam Việt Nam
Lê Duẩn: Chúng tôi muốn nói về chính sách của chúng tôi ở miền Nam. Tình hình sẽ được rõ ràng trong thời gian ba hoặc bốn năm. Bằng mọi giá, chính phủ ở đó cuối cùng phải là một chính phủ dân chủ và quốc gia. Chính phủ này có thể tồn tại trong 10 hoặc 15 năm. Và sau đó có thể đổi tên. Vì vậy, chúng tôi không vội vàng biến miền Nam Việt Nam thành xã hội chủ nghĩa hoàn toàn.
Phạm Văn Đồng: Trong cuộc đấu tranh này, mục tiêu của chúng tôi là độc lập và dân chủ. Chúng tôi không vội vàng với mục tiêu thống nhất quốc gia. Một điều chúng ta nên làm là làm nổi bật vai trò Mặt trận Giải phóng Dân tộc và Chính phủ Cách mạng lâm thời với một chính sách ngoại giao trung lập.
Chúng tôi muốn nói về chính sách của chúng tôi ở miền Nam. Bằng mọi giá, chính phủ ở đó cuối cùng phải là một chính phủ dân chủ và quốc gia. Vì vậy, chúng tôi không vội vàng biến miền Nam Việt Nam thành xã hội chủ nghĩa hoàn toàn.
Lê Duẩn
Chu Ân Lai: Và vấn đề chính là sự lãnh đạo của Đảng.
Phạm Văn Đồng: Đúng vậy. Lenin cũng thảo luận vấn đề này trong cuốn sách của ông ta có tựa đề "Hai chiến lược". Toàn bộ vấn đề là vai trò lãnh đạo. Chúng tôi sẽ làm nổi bật vai trò Mặt trận Giải phóng Dân tộc cả chính sách bên trong nội bộ lẫn bên ngoài.
Lê Duẩn: Khi thực hiện "Việt Nam hóa chiến tranh," kẻ thù rõ ràng là đang mở rộng chiến tranh. Chúng tôi cho rằng Hoa Kỳ có sức mạnh rất lớn và nó có thể chấp nhận thất bại ở một mức độ nhất định. Rất khó để đánh bại Hoa Kỳ vì nó là một nước mạnh. Các ông đã khuyên chúng tôi giải quyết vấn đề Hoa Kỳ rút quân trước và giải quyết vấn đề Sài Gòn sau đó. Chúng tôi nghĩ rằng điều này đúng.
Ghi chú:
1. Sau đó cùng ngày, Lê Duẩn đã gặp
Mao Trạch Đông (Chu Ân Lai và Diệp Kiếm Anh cũng có mặt). Hồ sơ cho thấy việc
trao đổi đã diễn ra sau đây:
Lê Duẩn: Sự phán đoán chính xác của Chủ tịch là dành cho chúng tôi một sự
khuyến khích to lớn.
Mao Trạch Đông: Bộ Ngoại giao của chúng tôi đã phát hành một thông
tư, trong đó nói rằng chiến lược quan trọng của Hoa Kỳ nằm ở Châu Á – Thái Bình
Dương. Tôi nói rằng điều này không đúng. Hoa Kỳ có nhiều vấn đề ở châu Âu,
Trung Đông, và chính ở Mỹ. Sớm hay muộn họ cần phải rút một số quân, và họ sẽ
không ở lại ở châu Á – Thái Bình Dương vĩnh viễn. Do đó, việc đàm phán của đồng
chí Lê Đức Thọ tại Paris sẽ có kết quả gì đó.
....
Mao Trạch Đông: Lâm Bưu biết chỉ có chiến tranh du kích với ý định giữ cho Hoa Kỳ sa lầy ở Việt Nam. Tuy nhiên, tôi muốn nhìn thấy các ông chiến đấu trong cuộc chiến di động và tiêu diệt các lực lượng của họ.
Chu Ân Lai: Chúng tôi muốn nói tới lực lượng thường xuyên của họ.
2. William Sullivan Healy (1922 -) là Phó Trợ lý Ngoại trưởng từ khi kết thúc nhiệm kỳ của ông là Đại sứ Mỹ tại Lào năm 1969 cho đến khi ông trở thành đại sứ của Philippines năm 1973; sau này ông phục vụ như là sứ giả ở Iran cho đến khi Cách mạng Iran năm 1978 - 79.
3. Trần Văn Hương (1903
-)(***), cựu thị trưởng Sài Gòn, người đã hai lần làm Thủ tướng Việt Nam Cộng
Hòa từ tháng 11 năm 1964 đến tháng 1 năm 1965, và tháng 5 đến tháng 8 năm 1969.
Sau này trở thành Phó Tổng thống thời Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và làm Tổng
thống trong 7 ngày hồi tháng 4 năm 1975.
4. Chính phủ Hoàng gia Liên minh các Dân tộc Campuchia, có trụ sở tại Bắc Kinh
do Sihanouk và Khmer Đỏ thành lập năm 1970.
------
Ghi chú thêm của người dịch:
(*) FUNK: Front Uni National du Kampuchea, tiếng Anh là National United Front of Kampuchea: Mặt trận Dân tộc Thống nhất Campuchia.
(**) GRUNK: Gouvernement Royal d'Union Nationale du Kampuchea, tiếng Anh là Royal Government of National Union of Kampuchea: Chính phủ Hoàng gia Liên minh các Dân tộc Campuchia.
(***) Trần Văn Hương mất năm 1982, thọ 79 tuổi.
Dịch từ:
Theo dòng thời sự:
- Đề án lịch sử quốc tế về chiến tranh lạnh (phần 2)
- Cuộc họp Nga Mỹ về cắt giảm vũ khí nguyên tử có dấu hiệu lạc quan
- Chiến tranh Việt-Pháp, bước ngoặc quan trọng của lịch sử Việt Nam hiện đại
- Nhận định về “Hiệp định phân định biên giới Việt-Trung”
- Kỷ niệm 60 năm ngày Nhật Bản ký văn kiện đầu hàng Hoa Kỳ
- Nga-Mỹ sẽ tiếp tục đàm phán hiệp ước nguyên tử vào 2010
- Thành công bước đầu của Mỹ và Nga về bản hiệp ước mới
- Hiệp ước nguyên tử Nga - Mỹ gặp trở ngại
- Nga cảnh báo sẽ phản ứng bằng vũ khí hạt nhân khi bị tấn công