Giá Cả Đảo Chiều

Sau một tuần lên cơn số giá làm mọi người bị chấn động, vàng đã lại tụt giá mạnh ở Việt Nam. Từ hơn 38 triệu đồng một lạng vào ngày mùng chín nay đã sụt hơn ba triệu đồng.
Việt Long & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
2010.11.17
Một cửa hàng bán vàng và nữ trang Một cửa hàng bán vàng và nữ trang
AFP

Một trong nhiều yếu tố hạ nhiệt cơn sốt là sự sụt giám giá vàng trên thế giới. Nhưng, sự sụt giá này lại đi cùng việc Mỹ kim tăng giá và còn liên hệ tới nhiều biến động tài chính tại Âu Châu lẫn mối nguy lạm phát tại Trung Quốc. Diễn đàn Kinh tế trao đổi với nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa về hiện tượng giá cả đảo chiều bất ngờ như vậy trong chương trình do Việt Long thực hiện sau đây.

Sự tín nhiệm quá thấp của thị trường vào Đồng bạc Việt Nam

Việt Long:  Tuần qua, giá vàng tại Việt Nam đã tăng vọt và còn cao hơn giá vàng thế giới. Thế rồi từ hơn 38 triệu đồng bạc Việt Nam một lượng, giá đó lại sụt hơn ba triệu đồng khiến một số nhà đầu cơ bị phỏng tay mất tiền. Biến động giá cả trong nước có lúc đi ngược với chuyển động giá cả của thế giới, và được giải thích một cách có thể nói là rất lộn xộn. Vì vậy kỳ này nhờ ông giải thích giúp một số thông tin về sự tương quan giữa giá cả thế giới với giá vàng, giá đô la và tiền đồng trong nước
ở Việt Nam, các phương tiện đầu tư ngắn hạn như vậy thật ra không có nhiều. Loại tài sản có thể đầu cơ thì chủ yếu chỉ có vàng và đô la. Trong khi phương tiện trao đổi và lưu giữ giá trị tài sản chính là đồng bạc Việt Nam thì lại không được tín nhiệm và càng ít được tin cậy vì nguy cơ lạm phát ngày càng cao.
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Trước hết, ở Việt Nam, chúng ta có các nhà đầu cơ, tức là những người đầu tư để kiếm lời nhanh nhưng sẽ gặp rủi ro lớn. Đầu cơ khác với đầu tư là như vậy mà thôi. Thứ nữa, ở Việt Nam, các phương tiện đầu tư ngắn hạn như vậy thật ra không có nhiều. Loại tài sản có thể đầu cơ thì chủ yếu chỉ có vàng và đô la. Trong khi phương tiện trao đổi và lưu giữ giá trị tài sản chính là đồng bạc Việt Nam thì lại không được tín nhiệm và càng ít được tin cậy vì nguy cơ lạm phát ngày càng cao. Thậm chí, người ta còn chờ đợi là đồng bạc sẽ còn bị phá giá so với đô la. Vì vậy, thị trường Việt Nam bị kẹt trong một tam giác đầy bất ổn.
Việt Long: Thế nào là tam giác đầy bất ổn?
Nguyễn Xuân Nghĩa. - Đó là tam giác giữa đồng Mỹ kim, giá vàng và đồng bạc Việt Nam.
- Việt Nam là nơi hy hữu mà Mỹ kim không sụt giá như trên thế giới, nhưng lại tăng giá vì những yếu tố nội tại ở Việt Nam. Đó là nạn nhập siêu về ngoại thương, là cách ấn định tỷ giá đồng bạc quá cao, có thể là hơn 15% so với hối suất thực tế trên thị trường tự do, và nhất là rủi ro lạm phát ngày càng rõ rệt. Khi Mỹ kim sụt giá trên thế giới, giá vàng tất nhiên là tăng nếu tính bằng đô la và tuần trước đã vượt kỷ lục là hơn 1.400 đô la một troy ounce.
Tiền Đồng Việt Nam
Tiền Đồng Việt Nam. AFP
AFP
Nhưng tại Việt Nam, vì vàng vẫn là phương triện trao đổi và tồn trữ tài sản phổ biến và vì đô la vẫn tăng giá nên thị trường đầu cơ mới đẩy giá vàng trong nước còn cao hơn giá vàng quốc tế. Chung quy mọi chuyện vẫn tùy thuộc vào sự tín nhiệm rất thấp của thị trường vào đồng bạc Việt Nam, là cái cạnh thứ ba của hình tam giác. Nếu tính ra "chỉ giá chéo" - hay "cross rates" giữa ba loại tài sản này, giữa vàng với đô la, đô la với đồng Việt Nam và đồng bạc Việt Nam với vàng, thì mình có thể suy ra những xê xích về giá cả có khi trái ngược với thế giới.
Nhưng tại Việt Nam, vì vàng vẫn là phương triện trao đổi và tồn trữ tài sản phổ biến và vì đô la vẫn tăng giá nên thị trường đầu cơ mới đẩy giá vàng trong nước còn cao hơn giá vàng quốc tế. Chung quy mọi chuyện vẫn tùy thuộc vào sự tín nhiệm rất thấp của thị trường vào đồng bạc Việt Nam
Việt Long: Bây giờ, giá cả của hai loại tài sản phổ biến là vàng và đô la bỗng dưng lại đổi cho nên có phải là nay mai sẽ lại dội ngược vào Việt Nam hay không?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Thưa đúng như vậy. Từ Tháng Tám, thế giới đã dự đoán là Mỹ kim sẽ còn mất giá sau khi Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ bật tín hiệu cho biết là họ có thể sẽ lại phải áp dụng một lần nữa biện pháp in bạc bơm vào kinh tế, gọi là "tăng mức lưu hoạt có định lượng" hay "quantitative easing". Khi ấy, người ta chưa biết là đích xác Mỹ sẽ bơm thêm bao nhiêu, nhưng kết luận là Mỹ kim sẽ sụt giá. Hôm mùng 3 tháng này, Ngân hàng Trung ương Mỹ mới thông báo sẽ bơm thêm 600 tỷ đô la trong vòng tám tháng tới.
Quyết định ấy khiến vàng lập tức lên giá rất mạnh. Nhưng, như chúng ta có trình bày hôm mùng ba đó, là cách đây hai tuần, ngân khoản 600 tỷ này thật ra không nhiều, bình quân chỉ là thêm 75 tỷ mỗi tháng, so với khối tiền tệ lưu hành là 8.700 tỷ đô la thì chưa đáng kể. Cho nên sau vài ngày điều chinh, đà sụt giá Mỹ kim sẽ không mạnh, và vàng không tiếp tục vượt mức kỷ lục nữa.

Điều đáng ngại của kinh tế Âu Châu

Việt Long: Thế rồi những gì đã xảy ra sau đó khiến Mỹ kim lên giá, và vàng sụt giá, phải không?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ rằng đầu tiên, thì dù lãi suất tại Mỹ đã hạ tới sàn và Hoa Kỳ còn bơm thêm tiền, người ta vẫn thấy mức lạm phát tại Hoa Kỳ thật ra không là rủi ro đáng sợ. Thứ hai, lượng tiền bơm ra cũng không lớn lao như ấn tượng ban đầu. Đó là chuyện ở Mỹ khiến đồng bạc xanh không mất ưu thế như nhiều người dự đoán hay báo động. Và điều ấy cũng ảnh hưởng đến giá vàng, làm vàng sụt giá. Trong khi ấy và nhìn qua Âu Châu, người ta thấy ra mấy điều đáng ngại.
- Thứ nhất, kinh tế khu vực này chưa hoàn toàn phục hồi và rất cần tới xuất khẩu. Nhưng, vì Mỹ kim sụt giá, đồng Nguyên của Trung Quốc lại ràng vào Mỹ kim với tỷ giá thấp nên cũng giảm theo, các nước khác lo sợ là vì hai đồng bạc đó đều xuống giá thì nội tệ của họ lên giá nên họ liên tục can thiệp vào thị trường ngoại hối để giảm giá đồng bạc của họ để khỏi mất ưu thế cạnh tranh về ngoại thương. Tổng cộng thì đã có 18 quốc gia can thiệp như vậy trong mấy tháng qua. Đâm ra, các nước Âu châu bị kẹt ở giữa vì đồng Euro lên giá so với hầu hết các ngoại tệ kia mà Ngân hàng Trung ương Âu châu lại không thể rộng quyền can thiệp để chống đỡ hầu khỏi bị thiệt hại vì xuất khẩu đắt hơn.
Kinh tế khu vực này (Châu Âu)chưa hoàn toàn phục hồi và rất cần tới xuất khẩu. Nhưng, vì Mỹ kim sụt giá, đồng Nguyên của Trung Quốc lại ràng vào Mỹ kim với tỷ giá thấp nên cũng giảm theo, các nước khác lo sợ là vì hai đồng bạc đó đều xuống giá thì nội tệ của họ lên giá nên họ liên tục can thiệp vào thị trường ngoại hối để giảm giá đồng bạc của họ để khỏi mất ưu thế cạnh tranh về ngoại thương.
- Điều đáng ngại thứ hai, tại Âu châu, là trong khi tình hình nợ nần của Hy Lạp chưa cải thiện, một quốc gia khác là Ái Nhĩ Lan, hay Ireland, lại trôi vào khủng hoảng tương tự và có khi cần Âu châu cấp cứu vì bị bội chi ngân sách tới 12% tổng sản lượng nội địa GDP. Họa vô đơn chí là Chính quyền Ý Đại Lợi cũng lung lay và xứ này sẽ bị khủng hoảng chính trị trong tháng tới. Mà Ý là cường quốc kinh tế của khối Euro, chỉ thua Đức và Pháp. Nếu tình hình Ai-Len suy đồi thêm và Chính phủ của ông Silvio Berlusconi, một Thủ tướng đã 74 tuổi và bị đầy tai tiếng, mà bị đổ thì đồng Euro sẽ trôi vào một trận khủng hoảng nữa. Khi ấy, Mỹ kim lại tăng giá bất ngờ và rất mạnh. Kịch bản ấy mà dội vào Việt Nam thì ta suy ra nhiều biến động giá cả đáng ngại vào cuối năm.
Việt Long: Bây giờ ta mới nhìn qua Trung Quốc và nguy cơ lạm phát ở tại đó. Những thông tin mới nhất cho thấy lạm phát đã tăng mạnh hơn dự báo của Chính quyền Bắc Kinh. Vậy thì những gì có thể xảy ra sau này?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Trung Quốc thật ra đang ở vào hoàn cảnh ngặt nghèo nhất mà có lẽ lãnh đạo của họ cũng thừa biết.
- Nhân Thượng đỉnh G-20 tuần qua ở Nam Hàn, Trung Quốc than phiền là Hoa Kỳ "xuất khẩu lạm phát" khi quyết định bơm thêm 600 tỷ vào kinh tế. Lãnh đạo Bắc Kinh sợ nhất điều ấy vì kinh tế đang nóng máy và lạm phát gia tăng. Khi tiền Mỹ quá nhiều và quá rẻ mà tràn qua đó dưới dạng gọi là "tư bản nóng" thì sẽ thổi lên bong bóng đầu cơ và làm kinh tế Trung Quốc bị lạm phát nặng hơn. Đâm ra ưu thế ngoại hối nhờ ghim đồng Nhân dân tệ vào Mỹ kim cũng chẳng cứu được gì.
tại Âu châu, là trong khi tình hình nợ nần của Hy Lạp chưa cải thiện, một quốc gia khác là Ái Nhĩ Lan, hay Ireland, lại trôi vào khủng hoảng tương tự và có khi cần Âu châu cấp cứu vì bị bội chi ngân sách tới 12% tổng sản lượng nội địa GDP. Họa vô đơn chí là Chính quyền Ý Đại Lợi cũng lung lay và xứ này sẽ bị khủng hoảng chính trị trong tháng tới. Mà Ý là cường quốc kinh tế của khối Euro
Tiền Đôla và Đồng Nhân Dân Tệ. AFP
Tiền Đôla và Đồng Nhân Dân Tệ. AFP
AFP
- Các thị trường trên thế giới đều theo chuyện này khi, ngày 15 vừa qua, bốn ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất của Trung Quốc đồng thanh phủ nhận một báo cáo là chính phủ vừa ra lệnh cấm các ngân hàng này cấp phát thêm tín dụng cho ngành kinh doanh địa ốc. Chi tiết ấy khiến ta chú ý đến sự kiện là trong năm nay, nhà nước Bắc Kinh đã nhiều lần kềm hãm tốc độ tín dụng để hạ nhiệt kinh tế. Nếu các biện pháp này không công hiệu, và nhiều phần là như vậy, nay mai, tức là có thể ngay cuối tháng này hay đầu tháng tới, Bắc Kinh phải tăng lãi suất và nâng mức dự trữ pháp định của các ngân hàng để khóa bớt vòi tín dụng.
- Điều còn đáng lo hơn vậy là mức độ thiếu khả tín, không chính xác, của thống kê kinh tế tại Trung Quốc và nhất là hiện tượng lương thực tăng giá quá mức dự đoán của nhà nước. Mà lương thực là loại sản phẩm chiến lược về xã hội nhưng không dễ quản lý giá cả qua các biện pháp hành chính. Vì vậy, ta rất nên theo dõi tình hình Trung Quốc giữa hai nguy cơ cùng nan giải là nạn lạm phát và suy trầm sản xuất. Trong khi đó, mình cũng cần biết là nay mai đà tăng trưởng của kinh tế Á Châu có thể sẽ chậm lại chứ không huy hoàng như năm nay đâu. Chuyện ấy đưa ta về Việt Nam.

Nguy cơ lạm phát ở Việt Nam

Việt Long: Đúng như vậy, vì lạm phát hiện cũng là một rủi ro đáng ngại ở Việt Nam trong khi triển vọng gia tăng xuất khẩu thì vẫn còn mù mờ trước khả năng cạnh tranh rất lớn của các nước khác.
Nguyễn Xuân Nghĩa:
- Tôi không muốn đưa ra dự đoán quá bi quan nhưng phải chấp nhận là lạm phát sẽ lên tới hai số, là 10% trở lên vào cuối năm nay. Đồng bạc còn bị mất giá nữa mà luồng tư bản gọi là "nóng" lại không chảy vào Việt Nam như nhiều người trông đợi. Thị trường cổ phiếu của Việt Nam vốn đã èo uột nay sẽ lại sụt giá nữa, hãy nhìn vào chỉ số phức hợp VN-Index thì rõ.
 Khi Mỹ kim bớt bị mất giá trên thế giới vì nhiều hoạn nạn còn lớn hơn tại Âu Châu hay Nhật Bản thì đô la lại Việt Nam lại bốc giá lên trời. Đây là kịch bản đáng ngại nhất vào cuối năm nay vì có thể tiên báo nhiều biến động giá cả rất là bất thường. Đã đành là giới đầu cơ có thể bị thiệt hại nặng, nhưng những biến động ấy còn dội thẳng vào cái giỏ tiêu thụ của dân nghèo. Họ sẽ là thành phần bị thiệt hại nhất dù chẳng dư giả tài sản gì để đầu tư hay đầu cơ.
Tôi không muốn đưa ra dự đoán quá bi quan nhưng phải chấp nhận là lạm phát sẽ lên tới hai số, là 10% trở lên vào cuối năm nay. Đồng bạc còn bị mất giá nữa mà luồng tư bản gọi là "nóng" lại không chảy vào Việt Nam như nhiều người trông đợi. Thị trường cổ phiếu của Việt Nam vốn đã èo uột nay sẽ lại sụt giá nữa, hãy nhìn vào chỉ số phức hợp VN-Index thì rõ.
Việt Long: Góp lời về vấn đề này, hôm nay có tin là nguồn đầu tư gián tiếp của nước ngoài vào Việt Nam đã bị lỗ nặng vì thị trường chứng khoán Việt Nam xuống rất mạnh, họ đã lỗ tới 57%. Việc đó có thể gây lạm phát chăng?  
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ là đúng, vì yếu tố lạm phát là hệ thống phân phối của Việt Nam là một lẽ, cái thứ hai là giá đô la. Và còn khả năng quản lý rất kém của Việt Nam. Tôi nghĩ thị trường cổ phiếu còn rớt nữa.  
Việt Long:  Trong tình trạng ấy thì cán cân thanh toán của Việt Nam sẽ bị thâm hụt, lại gây lạm phát dễ dàng chăng?  
Nguyễn Xuân Nghĩa: Có thể là trước Tết. Và tôi nghĩ rằng ngay trong sự biến động giá vàng vừa rồi người ta cũng nghĩ rằng lượng dự trữ vàng và quý kim cũng như ngoại tệ của Việt Nam không biết có đủ sức chống đỡ những làn sóng đầy bất trắc của thị trường giá cả hay không,
Tiền Euro
Tiền Euro. AFP
AFP
điển hình là việc đối phó với giá vàng vừa rồi; trong tương lai chúng ta bớt bị cơn sốt vàng thì lại có cơn sốt đô la. Lúc đó đồng bạc Việt Nam sẽ bị sức ép rất nặng, có khi phải phá giá nữa. 
Việt-Long : Câu hỏi cuối: trong hoàn cảnh đó, chính quyền Việt Nam có thể làm gì?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ là trước hết, giới hữu trách về kinh tế tài chính và ngân hàng nên nắm vững thông tin về thị trường, nhất là của quốc tế, và đừng đưa ra tín hiệu mù mờ và mâu thuẫn như chúng ta thấy trong cơn sốt về giá vàng vừa qua.
Quan trọng nhất là phải chinh phục được sự tin cậy của thị trường. Không tin nhà nước thì không ai tin vào đồng bạc do nhà nước phát hành nên cứ có tiền là đổi qua vật khác cho khỏi lỗ. Chính là hiện tượng đổi đi đổi lại như vậy mới gây biến động giá cả.
Thứ hai, người ta phải nhìn xa hơn những chuyển động nhất thời để đừng phản ứng trễ, theo kiểu chạy theo. Và quan trọng nhất là phải chinh phục được sự tin cậy của thị trường. Không tin nhà nước thì không ai tin vào đồng bạc do nhà nước phát hành nên cứ có tiền là đổi qua vật khác cho khỏi lỗ. Chính là hiện tượng đổi đi đổi lại như vậy mới gây biến động giá cả.
Việt-Long: Về việc ông nói tín hiệu mù mờ thì chúng tôi thấy hơi khác, bởi vì báo chí trong nước đưa tin tức về giá vàng giá đô la rất kỹ lưỡng,rất rõ ràng, từng giờ từng phút …
Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi có theo dõi, nhưng đó là báo chí trong nước, nhưng nhìn thấy một đằng là ông Thống đốc Ngân hàng Trung ương, bên kia là ông Lê Đức Thuý, cựu Thống đốc ngân hàng Nhà nước, trong Uỷ ban kiểm soát về tài chính, thì lại đưa ra những thông tin khác nhau. Tôi cảm thấy ông Lê Dức Thuý như làm cho công việc của ông Thống đốc Nguyễn Văn Giàu khó khăn thêm. Tôi sợ rằng như vậy người dân hay thị trường nhìn thấy chính quyền không nhất quán trong cách đối phó, có những lúng túng những khác biệt về quan điểm.
Việt-Long: Cám ơn ông Nguyễn Xuân Nghĩa.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.