Con đường đầy thử thách của ông Karzai
Tân chính quyền ở Kabul và những gì đang được chờ đợi tại Washington là đề tài được Ban Việt Ngữ chúng tôi chọn để gửi

đến quý thính giả trong khuôn khổ Tạp Chí Thời Sự Hàng Tuần do Nguyễn Khanh phụ trách.
Trước ống kính truyền hình và trước hàng trăm ký giả trong ngoài nước, Tổng Thống Hamid Karzai của Afghanistan nói rằng trách nhiệm ông được trao phó cho 5 năm tới là trách nhiệm đầy khó khăn nhưng phải làm cho xong. Ông nói rõ 2 mục tiêu quan trọng sẽ thực hiện, bao gồm xây dựng một quốc gia đoàn kết và bài trừ tệ nạn tham nhũng.
Tổng Thống Hamid Karzai của Afghanistan nói rằng trách nhiệm ông được trao phó cho 5 năm tới là trách nhiệm đầy khó khăn nhưng phải làm cho xong. Ông nói rõ 2 mục tiêu quan trọng sẽ thực hiện, bao gồm xây dựng một quốc gia đoàn kết và bài trừ tệ nạn tham nhũng.<br/>
“Chính phủ của tôi sẽ là chính phủ của toàn dân Afghanistan. Tôi chào đón tất cả những ai muốn tham gia chính quyền. Sẽ có những thay đổi rất quan trọng trong chính phủ tương lai. Chúng tôi quyết tâm bằng mọi cách, bằng mọi giá tẩy sạch vết nhơ tham nhũng trên đất nước này.”
Tuyên bố được ông Karzai nói với mọi người sau khi Ủy Ban Bầu Cử Quốc Gia loan báo ông là người thắng cuộcc đua tranh chức Tổng Thống. Ủy Ban thông báo quyết định này sau khi lãnh tụ đối lập Abdullah Abdullah tẩy chay cuộc bầu cử vòng hai, lấy lý do không tin sẽ được tổ chức theo tinh thần tự do, dân chủ và công bằng.
Những diễn biến chính trị đầy bất ngờ này đẩy ông Karzai tới chỗ làm việc khó khăn hơn, đồng thời áp lực đến từ Hoa Kỳ và các nước cấp viện cũng nặng nề hơn, vì không ai muốn ủng hộ một chính quyền độc diễn và tham nhũng, đặc biệt là chính quyền đó không hoàn toàn được sự tín nhiệm của chính người dân.
Ngay sau khi cuộc họp báo kết thúc, dư luận ghi nhận được từ Afghanistan cho rằng nhà lãnh đạo Kabul “chỉ nhắc lại những gì ông thường nói mà không đưa ra một kế hoạch hành động cụ thể nào cả”, tức chính nhà lãnh đạo Kabul cũng chưa biết phải làm gì, và điều đó có nghĩa là “5 năm tới của trào Karzai mới cũng chẳng khác gì những năm của trào Karzai trước đây”.
Chính phủ của tôi sẽ là chính phủ của toàn dân Afghanistan. Tôi chào đón tất cả những ai muốn tham gia chính quyền. Sẽ có những thay đổi rất quan trọng trong chính phủ tương lai. Chúng tôi quyết tâm bằng mọi cách, bằng mọi giá tẩy sạch vết nhơ tham nhũng trên đất nước này.
Tổng Thống Hamid Karzai
Đồn đãi không dừng ở đó. Tại thủ đô Kabul, giới thạo tin có cả một danh sách những người có triển vọng được ông Karzai chọn để giữ các chức vụ quan trọng như bộ trưởng nội vụ, tài chính, ngoại giao hay quốc phòng. Danh sách cho thấy những người sẽ được chọn đều thuộc thành phần rất thân cận với ông Tổng Thống vừa tái đắc cử, và nếu đúng như dự đoán thì không có ghế bộ trưởng quan trọng nào dành cho thành phần đối lập.
Áp lực trong và ngoài nước
Không chỉ đồn đãi chính trị, mà giới thạo tin ở Afghanistan cũng đưa ra một số dẫn chứng, nói rằng ngay cả chuyện ông Karzai đồng ý mở rộng chính phủ mời mọi người tham gia làm việc chung cũng chỉ xảy ra sau khi ông bị áp lực đến từ Mỹ, từ Anh và từ các nhà lãnh đạo quốc tế khác, trong đó có ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon. Chính ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc đã xác nhận điều này trước khi lên máy bay rời Kabul:
“Có một điều tôi đã thẳng thắn trình bày với Tổng Thống Hamid Karzai, đó là tôi có yêu cầu ông làm việc với tất cả những chính trị gia thuộc thành phần đối lập, kể cả người đã từng ra tranh cử Tổng Thống trực diện với ông là Cựu Ngoại Trưởng Abdullah Abdullah.”
Không chỉ một mình ông Ban Ki-moon, các nhà lãnh đạo khác cũng đưa ra lời yêu cầu –hay nói đúng hơn là làm áp lực chính trị với ông Karzai. Theo Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama, ông đã thảo luận với vị Tổng Thống tái nhiệm của Afghanistan về chuyện “phải diệt trừ tham nhũng và phục vụ nhân dân hữu hiệu hơn”.
Có một điều tôi đã thẳng thắn trình bày với Tổng Thống Hamid Karzai, đó là tôi có yêu cầu ông làm việc với tất cả những chính trị gia thuộc thành phần đối lập, kể cả người đã từng ra tranh cử Tổng Thống trực diện với ông là Cựu Ngoại Trưởng Abdullah Abdullah.
Ô.Ban Ki Moon,TTKL/HQ
Thủ Tướng Gordon Brown của Anh thì tiết lộ là ông có bàn đến việc làm thế nào để chính quyển có úy tín với dân, song song với việc tăng cường sức mạnh cho quân đội và cảnh sát Afghanistan để họ dần dần đảm trách vai trò bảo vệ an ninh cho quốc gia, và xem đó là cách duy nhất để NATO và các quốc gia góp quân trong lực lượng đa quốc “có thể đưa binh sĩ về nước”.
Có lẽ cũng vì thế nên các nhà quan sát đều tin rằng ông Karzai đang phải đối mặt với rất nhiều thử thách, và nhiệm kỳ kéo dài 5 năm sắp tới của ông là thời gian ông phải chứng tỏ cho người dân cũng như thế giới thấy những quyết tâm mà ông đã hứa, cũng như khả năng lãnh đạo mà mọi người chưa thấy ở nơi ông trong 8 năm qua.
Phân tích gia Daniel Markey của Hội Đồng Đối Ngoại Mỹ đưa ra nhận định cho rằng nếu ông Karzai không thành công, ảnh hưởng không chỉ nhìn thấy ở Afghanistan, mà ở ngay những quyết định của Hoa Kỳ, NATO và các nước yểm trợ cho quốc gia đang cần sự giúp đỡ triệt để của thế giới để thực hiện chương trình tái thiết quy mô thời hậu chiến.
“Ông Karzai tiếp tục nắm quyền, tiếp tục vai trò lãnh đạo mà ông đã làm trong nhiều năm qua, nhưng uy thế chính trị của ông kém trước rất nhiều. Áp lực đang đè nặng trên vai của ông ta, và chính ông ta cũng biết là phải chứng minh cho mọi người thấy rằng những nghi ngờ mà họ có đối với ông ta đều sai.”
Áp lực quả thật đang đè nặng trên vai của ông Karzai. Nói với những người ủng hộ sau khi Hội Đồng Tuyển Cử Độc Lập công bố ông Karzai thắng cử, Cựu Ngoại Trưởng Abdullah cho rằng cuộc bầu chọn Tổng Thống “không đi đúng với nguyện vọng của dân chúng” vì có những bằng chứng gian lận quá rõ rệt và người được xem là thắng cử “không thể đại diện cho dân”.
Ông Karzai tiếp tục nắm quyền, tiếp tục vai trò lãnh đạo mà ông đã làm trong nhiều năm qua, nhưng uy thế chính trị của ông kém trước rất nhiều. Áp lực đang đè nặng trên vai của ông ta, và chính ông ta cũng biết là phải chứng minh cho mọi người thấy rằng những nghi ngờ mà họ có đối với ông ta đều sai
Phân tích gia Daniel Markey
Phát biểu của người từng nắm chức Ngoại trưởng Afghanistan đã xóa tan tất cả những hy vọng của một cuộc dàn xếp chính trị mà nhiều quốc gia trong đó có Hoa Kỳ, Anh và cả Liên Hiệp Quốc thực hiện. Ông Abdullah nói rõ quyết tâm ủng hộ tất cả mọi nỗ lực tạo dựng đoàn kết quốc gia, nhưng không bao giờ chấp nhận làm việc chung với một nhà lãnh đạo “gian lận niềm tin của người dân”.
Giải quyết chuyện Afghanistan không chỉ là trách nhiệm của một mình Tổng Thống Hamid Karzai, mà còn là trách nhiệm của Tổng Thống Mỹ Barack Obama. Sau 7 cuộc họp quan trọng với các thành viên của Hội Đồng Chiến Tranh, đến giờ nhà lãnh đạo Mỹ vẫn chưa cho biết các quyết định mới nhất của ông về cuộc chiến.
Tin được tung ra từ Nhà Trắng nói rằng trên bàn làm việc của ông Obama đang có rất nhiều đề nghị, từ ý kiến tăng thêm chỉ 15,000 hay 20,000 binh sĩ, cho đến đề nghị đưa thêm một lực lượng khổng lồ 80,000 quân để giải quyết thật nhanh chóng những khó khăn đang xảy ra ở chiến trường.
Không rõ mức độ đúng sai như thế nào, nhưng tin đang được loan truyền ở Washington nói rằng các tướng lãnh của Bộ Tổng Tham Mưu cùng các cố vấn quân sự ủng hộ ý kiến nên tăng thêm quân và tăng tối đa, trong khi các cố vấn chính trị và ngoại giao lại bảo trước những trở ngại chính trị ông Karzai chưa thể giải quyết được thì không nên vội tăng quá nhiều quân ngay trong lúc này, mà nên đưa ra một lịch trình.
Cũng có tin nói chính ông Obama cũng chờ xem thành phần chính phủ của ông Karzai gồm những ai trước khi loan báo chiến lược mà Washington sẽ làm. Tin này còn nói bất kể thế nào đi chăng nữa, ông Obama sẽ cho áp dụng chiến lược “củ cà rốt” với ông Karzai, giúp ông này những phương tiện cần thiết để xây dựng một chính quyền hoạt động hữu hiệu hơn.
Giải quyết chuyện Afghanistan không chỉ là trách nhiệm của một mình Tổng Thống Hamid Karzai, mà còn là trách nhiệm của Tổng Thống Mỹ Barack Obama. <br/>
Một chính phủ ở Kabul làm việc cho dân chính là mục đích được Hoa Kỳ đặt ra cách đây đã 8 năm, khi đưa quân sang Afgfhanistan lật đổ Taliban, và được ông Obama nhắc lại ngay sau khi được thông báo ông Karzai sẽ tiếp tục vai trò của người lãnh đạo Afghanistan cho 5 năm tới:
“Sau những năm khó khăn, bây giờ là lúc ông Karzai phải thể hiện những bước vững chắc để xây dựng Afghanistan.Tôi có nói rõ cho ông Karzai biết rằng không thể chứng tỏ thay đổi bằng lời nói, mà phải chứng tỏ bằng hành động.”
Sau những năm khó khăn, bây giờ là lúc ông Karzai phải thể hiện những bước vững chắc để xây dựng Afghanistan.Tôi có nói rõ cho ông Karzai biết rằng không thể chứng tỏ thay đổi bằng lời nói, mà phải chứng tỏ bằng hành động
Tổng Thống Obama
Và hy vọng điều này sẽ tạo thuận lợi cho ông Obama khi ông cho công bố các bước chiến lược kế tiếp sẽ được thi hành ở Afghanistan.
Các nhà quan sát chính trị ở Washington nói rằng bất kể ông Obama sẽ đưa ra quyết định như thế nào đi chăng nữa, chắc chắn sẽ bị dư luận chống đối, vì sự ủng hộ người dân Mỹ dành cho cuộc chiến ngày một giảm đi, và trong số những nhà hoạch định chính sách của nước Mỹ, sự ủng hộ dành cho cá nhân Tổng Thống Hamid Karzai hầu như không còn mấy.
Trong chính trường, quyết định của ông Obama cũng hứa hẹn sẽ gây nhiều tranh cãi. Các chính trị gia cánh tả vẫn tiếp tục làm áp lực muốn ông phải đưa ra thời điểm rút quân vì Hoa Kỳ đã làm tròn trách nhiệm với Afghanistan và những khó khăn đang xảy ra nên để cho chính người dân nước này giải quyết.
Trong khi các chính trị gia bảo thủ cánh hữu muốn ông tăng thêm quân, xem đó là giải pháp duy nhất để sớm ổn định chiến trường và đảm bảo an ninh cho chính nước Mỹ.