Chứng rối loạn tiêu hoá

Ngoài chứng khó tiêu mà chúng ta đã bàn tới hồi tuần rồi, hội chứng rối loạn tiêu hoá cũng gây không ít phiền toái cho những bệnh nhân không may mắc phải.

0:00 / 0:00

Mời quý vị cùng tìm hiểu chi tiết qua câu chuyện với Bác sĩ Bùi Xuân Dương, chuyên khoa gan, bao tử, đường ruột, hiện đang hành nghề tại Hoa Kỳ, trong buổi tái ngộ hôm nay.

BS Bùi Xuân Dương :

Nói một cách tổng quát, nhiều bác sĩ vẫn nghĩ rằng, theo định nghĩ ngày xưa, khi mà mình không khám phá ra được bất cứ một lý do nào gây ra những triệu chắng đau bụng, ngày bón, ngày đi tiêu chảy, thì họ cho là triệu chứng rối loạn tiêu hoá. Thực ra ngày hôm nay người ta cũng khám phá ra được một số lý do tại sao có những người bị bệnh này mà cũng có người không bị bệnh.

Nguyên nhân gây hội chứng rối loan tiêu hoá

Trà Mi : Xin được hỏi Bác Sĩ cái lý do đó, tức nguyên nhân dẫn đến hội chứng rối loan tiêu hoá là gì?

Dây thần kinh của hệ thống tiêu hoá có thể bài tiết quá nhiều một chất hoá học nào đó hoặc là bài tiết không đủ, hoặc bài tiết không đúng cách, thì nó có thể làm cho bệnh nhân mắc những triệu chứng của hội chứng rối loạn tiêu hoá.

<strong> BS Bùi Xuân Dương</strong>

BS Bùi Xuân Dương : Cái hội chứng thì nó không có nghĩa là do một căn bệnh nào nhất thiết gây ra. Bây giờ người ta khám phá ra là trong hệ thống thần kinh chạy dọc theo hệ thống tiêu hoá của mình có rất nhiều dây thần kinh khác nhau và những dây thần kinh đó lệ thuộc vào nhiều việc khác nhau, trong đó có bộ óc của chúng ta.

Vì một lý do nào đó khi hệ thống này không co thắt, chẳng hạn ruột non ruột già không co thắt để đưa thức ăn từ trên đi xuống dưới một cách nhịp nhàng, mấy dây thần kinh của hệ thống tiêu hoá có thể bài tiết quá nhiều một chất hoá học nào đó hoặc là bài tiết không đủ, hoặc bài tiết không đúng cách, thì nó có thể làm cho bệnh nhân mắc những triệu chứng của hội chứng rối loạn tiêu hoá.

Trà Mi : Thế những những nguy cơ từ đâu và những đối tượng nào được xem là dễ mắc phải hội chứng này nhứt?

BS Bùi Xuân Dương : Phụ nữ và trẻ em dễ bị nhất. Những người này thông thường rất là nhạy cảm, vì vậy người ta nghĩ tới vấn đề là có lẽ triệu chứng này gây ra bởi cái stress trong đời sống hàng ngày, hoặc là bệnh nhân suy nghĩ nhiều quá nên đưa tới tình trạng như thế này.

Có thể trong ruột già của mình có con vi trùng sinh sôi nẩy nở nhiều quá làm phát sinh ra chất "methal" làm cho các bắp thịt, các cơ vòng của ruột non và ruột già co thắt một cách kỳ lạ như vậy, làm cho ruột già không đẩy được phân ra ngoài thành ra bệnh nhân bị bón kinh niên và có thể bị đau bụng rất khó chịu.

Phụ nữ và trẻ em dễ bị nhất. Những người này thông thường rất là nhạy cảm, vì vậy người ta nghĩ tới vấn đề là có lẽ triệu chứng này gây ra bởi cái stress trong đời sống hàng ngày, hoặc là bệnh nhân suy nghĩ nhiều quá nên đưa tới tình trạng như thế này.

<strong> BS Bùi Xuân Dương</strong>

Trà Mi : Như vậy rối loạn tiêu hoá không đơn giản là vì tự nhiên ăn no bất thường, hoặc là nhịn đói bất thường, hoặc có sự không điều độ trong ăn uống mà gây nên rối loạn tiêu hoá, phải không ạ?

BS Bùi Xuân Dương : Vâng ạ. Thông thường khi mình ăn uống không đúng giờ đúng giấc thì nó không gây ra rối loạn tiêu hoá, nhưng nếu mình không ăn đúng giờ đúng giấc tại vì bị stress nhiều quá mà quên cả ăn quên cả ngủ thì có thể cái stress đó trực tiếp ảnh hưởng tới hệ thống tiêu hoá.

Triệu chứng

Trà Mi : Cũng xin Bác Sĩ giải thích rõ những triệu chứng điển hình của hội chứng rối loạn tiêu hoá như thế nào ?

BS Bùi Xuân Dương : Có người bị rối loạn tiêu hoá có khuynh hướng bón nặng khủng khiếp, ngược lại có người cũng bị rối loạn tiêu hoá nhưng một ngày có thể đi cầu cả chục lần hoặc nhiều hơn và phân thì có thể từ mềm cho tới lỏng như nước. Lại có người khác một ngày rất là bón nhưng vài ngày sau đó lại đi tiêu chảy đến dộ không cách nào cầm lại được.

Những người đó rất là khó chữa tại vì khi cho uống thuốc điều trị, như bị bón thì mình cho uống thuốc xổ thì họ lại bị tiêu chảy. Cái thứ hai nữa là khi bụng họ bị đau khác với những triệu chứng của đau bao tử hay bị ợ chua, thường thường sình bụng lên.

Trà Mi : Hội chứng rối loạn tiêu hoá có gây biến chứng gì nguy hiểm cho sức khoẻ ?

BS Bùi Xuân Dương : Nếu bị rối loạn tiêu hoá một cách thuần tuý thì không cần chữa gì cả nó cũng không đưa tới những căn bệnh nào trầm trọng khác như bệnh ung thư chẳng hạn. Nhưng nếu những người bị rối loạn tiêu hoá vì những lý do khác, ví dụ như bị ợ chua mà không điều trị thì có thể đưa tới bệnh suyễn, v.v.

Trà Mi : Bác Sĩ nói các triệu chứng thường thấy của hội chứng rối loạn tiêu hoá bao gồm một là đi tiêu chảy hai là bị bón, thì việc đi tiêu chảy cũng có nguyên nhân là do thức ăn, hoặc là bị bón cũng do nguyên nhân thức ăn, tức là những nguyên nhân khách quan, như nhiều khi mình ăn thiếu chất xơ quá thì cũng bị bón, hoặc ăn nhằm đồ nhiễm nhiều vi trùng thì bị tiêu chảy. Chung quy lại thì những nguyên nhân khách quan đó có là nguyên nhân gián tiếp của hội chứng rối loạn tiêu hoá hay không?

Có người bị rối loạn tiêu hoá có khuynh hướng bón nặng khủng khiếp, ngược lại có người cũng bị rối loạn tiêu hoá nhưng một ngày có thể đi cầu cả chục lần hoặc nhiều hơn và phân thì có thể từ mềm cho tới lỏng như nước.

<strong> BS Bùi Xuân Dương</strong>

BS Bùi Xuân Dương : Gián tiếp thì có nhưng trực tiếp thì không. Người bị hội chứng rối loạn tiêu hoá mà vô đúng chu kỳ bón mà hôm đó họ lại không ăn rau thì họ bị bón nặng hơn. Nếu mà rơi đúng vào chu kỳ bị tiêu chảy mà bây giờ họ lại ăn uống hơi cẩu thả một chút thì việc đó có thể làm cho họ bị tiêu chảy nhiều hơn.

Rất nhiều người Việt Nam mình khi uống sữa mà cơ thể mình không có chất hoá học để tiêu hoá chất sữa thì nó gây ra những triệu chứng hoàn toàn giống như triệu chứng rối loạn tiêu hoá, chẳng hạn như bụng bị lình sình, có người không bị tiêu chảy nhưng bụng cứ như bị mắc cầu mà vô nhà cầu một chút rồi vừa ra khỏi nhà cầu thì bụng lại quặn lên muốn đi cầu nữa.

Nhiều khi chỉ thức uống thôi cũng có thể làm cho mình bị triệu chứng như rối loạn tiêu hoá.

Phương thức điều trị

Trà Mi : Xin được hỏi thăm Bác Sĩ cách điều trị đối với hội chứng rối loạn tiêu hoá.

BS Bùi Xuân Dương : Trước khi nói đến vấn đề điều trị thì mình phải xem thử bệnh nhân đó có cần phải làm những thử nghiệm gì đặc biệt để chứng mình bệnh nhân đó không bị những bệnh khác trầm trọng hơn. Thông thường nếu một bệnh nhân trẻ tuổi mà trong gia đình không có ai bị ung thư ruột già thì cái đó mình không phải lo lắng. Chung chung, tất cả những ai hơn 50 tuổi nên đi soi ruột già (đại tràng) để đề phòng ung thư ruột già.

Thông thường nếu một bệnh nhân trẻ tuổi mà trong gia đình không có ai bị ung thư ruột già thì cái đó mình không phải lo lắng. Chung chung, tất cả những ai hơn 50 tuổi nên đi soi ruột già (đại tràng) để đề phòng ung thư ruột già. <br/>

<strong> BS Bùi Xuân Dương</strong>

Những người bị rối loạn tiêu hoá nhiều khi họ bị bón nặng quá, họ rặn nhiều quá thì có thể bị rách hậu môn, bị chảy máu, thì đó cũng là một trong những lý do để mình đi soi ruột già sớm hơn là 50 tuổi. Mình phải làm việc này để chắc ăn là mình không bị ung thư vì loại ung thư này cũng có thể gây ra một số triêụ chứng giống như ngày bón ngày tiêu chảy .

Sau đó nếu thấy bệnh nhân không bị nguyên nhân nào trầm trọng gây ra thì đầu tiên nên khuyên bệnh nhân tập thể dục, vì khi tập thể dục thì óc sẽ chế ra một số chất endorphine làm cho người mình thoải mái hơn và đỡ bị u sầu chán nản hơn. Khi tập thể dục thì tất cả cơ thể hoạt động một cách đều đặn hơn, trong đó có cả hệ thống tiêu hoá.

Nói về tập thể dục thì gần đây người ta khám phá ra những người tập thiền thì khi họ thiền quán tất cả não bộ bớt căng thẳng đi, nhịp nhàng hơn, người tỏ ra thoải mái hơn, từ đó sự rối loạn tiêu hoá cũng giảm đi rất là nhiều. Đó là vấn đề chữa trị theo tinh thần.

Vấn đề thứ hai là bệnh nhân đó có quá nhiều vi trùng sinh sôi nẩy nở thì gần đây có một thứ thuốc gọi là Zantac mà khi uống vào thì nó sẽ giết bớt vi trùng thặng dư trong ruột già và như vậy ruột già không còn nhiều chất methal nữa thì nó sẽ co thắt đều đặn hơn.

Bệnh nhân có khuynh hướng bón nhiều thì nên dùng một thứ thuốc làm cho phân được mềm đi. Ngoài ra bệnh nhân dù có bón hay có tiêu chảy cũng nên ăn thật nhiều rau và uống nhiều nước, tránh những thức ăn nào gây nặng bụng như là có nhiều dầu nhiều mỡ. Nếu mà bón quá thì phải uống thuốc xổ và mỗi ngày uống một loại khác nhau. Không nên uống một thứ thuốc xổ ngày này qua tháng nọ vì nó sẽ làm cho ruột già lờn thuốc. Bị tiêu chảy thì uống thuốc cầm lại nhưng nên uống những thứ thuốc nhẹ thôi, chẳng hạn thuốc Imodium.

Nói về tập thể dục thì gần đây người ta khám phá ra những người tập thiền thì khi họ thiền quán tất cả não bộ bớt căng thẳng đi, nhịp nhàng hơn, người tỏ ra thoải mái hơn, từ đó sự rối loạn tiêu hoá cũng giảm đi rất là nhiều. Đó là vấn đề chữa trị theo tinh thần.

<strong> BS Bùi Xuân Dương</strong>

Trước khi trị bệnh rối loạn tiêu hoá thì thông thường người bác sĩ cũng kiểm tra máu để xem bệnh nhân đó có bị bướu cổ không. Nếu bướu cổ hoạt động thái quá thì bệnh nhân cũng có thể bị tiêu chảy. Nếu bướu cổ làm việc không đều thì bệnh nhân có khuynh hướng bị bón.

Những bệnh nhân này chì bị bệnh một chiều thôi, tức bị bón thì bị bón chứ không có tiêu chảy hoặc ngược lại. Còn người bị rối loạn tiêu hoá thì lúc bị bón lúc bị tiêu chảy.

Trà Mi : Hỗi nãy Bác Sĩ có nói tới những loại thực phẩm bất lợi cho người bị hội chứng rối loạn tiêu hoá bao gồm những thức ăn nhiều dầu mỡ, ngược lại có những thực phẩm nào có lợi cho người bị hội chứng rối loạn tiêu hoá không, thưa Bác Sĩ?

BS Bùi Xuân Dương : Thông thường những thức ăn nào có chất xơ chất sợi thì nó giúp cho bệnh nhân bị hội chừng rối loạn tiêu hoá cảm thấy thoải mái hơn. Nhưng một số bệnh nhân nếu ăn những rau trái sống mà có chất nhựa như dưa leo, rau muống chẻ, táo xanh, thì những thức ăn này có thể làm cho hệ thống tiêu hoá co thắt một cách bất thường gây ra những triệu chứng khó chịu như đau bụng, sình bụng, tiêu chảy hoặc bón.

Có một loại thuốc không cần toa bác sĩ là Prelref mà khi uống vô thì nó lấy bớt chất chua trong thức ăn nhờ đó nó sẽ giúp cho người bệnh đỡ triệu chứng của rối loạn tiêu hoá.

Trà Mi : Nói về cách phòng tránh thì có cách nào giúp ngăn ngừa hội chứng rối loạn tiêu hoá, thưa Bác Sĩ?

Những người bị rối loạn tiêu hoá mà thiếu vitamine D thì khi uống vitamine này vào thì cơ thể được điều hoà hơn và giấc ngủ của họ cũng sâu hơn và ngon hơn.

<strong> BS Bùi Xuân Dương</strong>

BS Bùi Xuân Dương : Vấn đề này rất là khó. Nếu người nào may mắn thì không bị hội chứng rối loạn tiêu hoá, còn nếu là người đã bị thì họ cứ đi hết bác sĩ này đến bác sĩ khác, nhưng vấn đề quan trọng là bệnh của họ lệ thuộc vào tinh thần của họ.

Thành ra để trành tình trạng đó, chúng tôi thường nói với bệnh nhân là bằng mọi cách tránh những tình trạng gây ra xúc động quá nhiều.

Gần đây người ta khám phá ra sự quan trọng của vai trò vitamine D. Người Việt Nam chúng ta cũng có thể thiếu vitamine D một cách trầm trọng. Theo thống kê gần đây thì 80% những người Á Châu bị thiếu vitamine D tại vì người Á Châu mỗi lần ra nắng thì lại tìm cách tránh ánh nắng.

Vì vậy chúng tôi khuyên khi bệnh nhân đi khám bác sĩ thì nên đề nghị với họ là thử dùng vỉtamine D để coi là mình có thiếu hay không. Những người bị rối loạn tiêu hoá mà thiếu vitamine D thì khi uống vitamine này vào thì cơ thể được điều hoà hơn và giấc ngủ của họ cũng sâu hơn và ngon hơn.

Trà Mi : Xin cảm ơn Bác Sĩ rất nhiều về những thông tin rất bổ ích đối với chương trình Sức Khoẻ và Đời Sống của Đài RFA.