Công cụ tìm kiếm là một trong những tiện ích mà mạng Internet mang lại cho người sử dụng. Ngày nay người ta không phải mất nhiều thời gian và công sức để sưu tìm những thông tin mà trí óc chưa thể nhớ hết. Họ chỉ cần gõ từ khóa liên quan thông tin muốn tìm thì những công cụ của Google, Microsoft, Yahoo sẽ giúp thỏa mãn yêu cầu tìm kiếm.
Gần đây tại Việt Nam xuất hiện một vài công cụ tìm kiếm do chính những người làm việc trong lĩnh vực tin học làm ra, chủ yếu dành cho người Việt sử dụng.
" Việt Google" ?
Vào cuối năm qua, một công cụ tìm kiếm mang tên MONAVA được giới thiệu cho người sử dụng tại Việt Nam. Bốn tác giả của công cụ tìm kiếm vừa nêu là Nguyễn Quang Huy, Đỗ Việt Cường, Nguyễn Việt Cường và Nguyễn Thu Thủy. bạn Nguyễn Quang Huy đại diện cho nhóm, giới thiệu một số thông tin liên quan công cụ tìm kiếm MONAVA :
“ Cách đây 4 năm, sau khi vào các công cụ tìm kiếm của Google, Yahoo, Microsoft và thấy nó hay nên chúng em muốn làm một công cụ cho người Việt. Mục tiêu đánh vào sở thích của người Việt.
Bước đầu bắt tay vào rất khó khăn. Bọn em là sinh viên nên kinh phí không có. Do vậy phải đi nhặt nhạnh những đồ tương đối cũ mà người ta không dùng nữa để về ráp lại thành mainframe chạy thử. Làm một năm sau mới chạy được.
Nguồn thông tin thì lấy từ những thanh toolbar của
MONAVA
khi nguời ta download cài đặt trên máy tính của họ; từ đó chuyển thông tin về hệ thống máy chủ của
MONAVA
và mainframe làm việc 'index' dữ liệu; sau khi index xong thì đưa sang hệ thống searching; thì hệ thống này sẽ nối với index để hiển thị kết quả.
Đầu tiên dữ liệu còn yếu nên phải dụng nguồn tài nguyên như của Yahoo, Google, MSN… để tích hợp lại làm phong phú nguồn dữ liệu.
Gần đây thì nguồn tài nguyên đặc biệt là phần tìm ảnh của mình đã phong phú rồi thì gạt bỏ những nguồn dữ liệu nước ngoài. Phần tìm ảnh là phần hay nhất trong
MONAVA
. Phần tìm web thì chưa phong phú lắm. Khi sử dụng nguồn dữ liệu nước ngoài thì vẫn tôn trọng bản quyền của họ là sử dụng logo của họ. Theo yêu cầu của họ đuợc sử dụng nguồn nào thì mới sử dụng…
Bên này đang có hệ thống robot để tìm kiếm ảnh, nhạc, biên dịch tự điển… Hiện cũng đang kêu gọi những chuyên gia ngôn ngữ học để phân tích cú pháp giúp tìm kiếm, tối ưu hóa theo việc tìm kiếm ngôn ngữ Việt.”
Tiếp nhận của người dùng mạng
Phản hồi của người sử dụng ra sao sau khi ngay tại trong nước có thêm một công cụ tìm kiếm như MONAVA. Uyên Phương, một bạn trẻ cũng thuộc thế hệ 8X và chuyên sử dụng Internet trong công việc hằng ngày cho biết:
“Không rành
MONAVA
lắm. Lâu nay thì vẫn dùng Google, không dùng công cụ VN. Vấn đề quan trọng là tính hiệu quả, mà những công cụ mới tìm ra thì chưa hoàn chỉnh lắm như 'Tìm Nhanh'. Ban đầu cũng muốn ủng hộ sản phẩm người Việt nhưng rồi cũng không bằng Google. Xài Google thành thói quen và nó cũng ưu việt hơn. Thực ra để viết ra được một thuật toán như Google cũng không dễ dàng gì. Ban đầu có sản phẩm thì phải cần có quyết tâm và thời gian chứ không nên nông nóng gì.”
Trong khi đó một bạn trẻ tại Hà Nội, lâu nay cũng có sử dụng công cụ tìm kiếm 'monava' đưa ra nhận xét:
“Mỗi công cụ có một hay riêng.
MONAVA
thì phần ảnh tốt hơn, còn tìm kết quả thì cũng tương đương nhau thôi.
MONAVA
lọc 'sex' cũng tốt.
Hằng ngày khi tìm kiếm thì cũng tùy: nếu tìm nhạc và ảnh thì vào
MONAVA
; còn tìm kết quả thì phải sử dụng nhiều công cụ khác nhau.
Đến nay thì lượng nguời biết 'monava' cũng nhiều rồi như ban đầu của Google vậy thôi. Nay nhờ công nghệ quảng cáo thì
MONAVA
cùng được nhiều nguời biết nhanh.”
Như phát biểu của bạn thanh niên trẻ vừa rồi thì nguời sử dụng khi đến với MONAVA có thể tìm ảnh, tìm nhạc, cũng như kết hợp với các công cụ khác để tìm tư liệu.
Bước đầu còn trở ngại
Tuy nhiên, theo thông tin mà tờ Tuổi Trẻ trên mạng đưa ra hồi tháng ba vừa qua thì MONAVA bị Hiệp hội Công nghệ Ghi âm Quốc tế, gọi tắt là IFPI, nêu tên cùng với bốn website tìm kiếm khác ở Việt Nam, cảnh báo về việc vi phạm bản quyền.
Trước đó, trong một bài viết cũng của tờ Tuổi Trẻ trên mạng, tác giả Hồng Nhung - Vi Thảo với tựa đề “MONAVA: Google Việt hay tầm gửi?”. Nội dung cho thấy MONAVA có nhiều điểm quá giống với Google, và một số thắc mắc về mặt kỹ thuật công cụ tìm kiếm. Tác giả còn nhắc đến khoản tiền đầu tư nửa triệu đô la mà một công ty chuyên ngành máy tính trong nước đầu tư cho MONAVA với câu hỏi liệu đó có phải là sự đánh bóng tên tuổi của nhà đầu tư hay không.
Sáng tạo là điều ai cũng ủng hộ, tuy nhiên để đưa ra một công trình thực sự của nhà sáng tạo đòi hỏi khả năng, tâm đức của chính bản thân người nghiên cứu. Đồng thời cơ quan chức năng cần tạo mọi điều kiện về cơ sở hạ tầng cũng như pháp lý để phát huy họat động sáng tạo đích thực cho mọi giới.