Bệnh viêm tai giữa – phần 1

Bệnh Viêm Tai Giữa là một chứng bệnh thường thấy ở trẻ em, tuy nhiên người lớn cũng có thể mắc phải. Câu chuyện của bệnh Viêm Tai Giữa tưởng chừng như đơn giản vì bệnh này không khó chữa, thậm chí có khi bệnh tự khỏi, song bên cạnh đó là những biến chứng, và hậu quả để lại thật khôn lường – từ việc ảnh hưởng đến thính lực, rối loạn ngôn ngữ cho đến viêm màng não, áp-xe não do viêm nhiễm lan từ tai lên não hoặc gây liệt dây thần kinh mặt.

Chương trình Sức Khỏe và Đời Sống hôm nay đã mời Bác sĩ Hoàng Gia Khánh-Giễn đến trình bày với quý vị những thông tin cần biết về chứng bệnh này.

Bác sĩ Hoàng Gia Khánh-Giễn, chuyên khoa Tai Mũi Họng, tốt nghiệp ngành Y Khoa ở Mỹ. Bác sĩ Khánh-Giễn làm việc ở các bệnh viện và có nhiều năm giảng dạy tại các đại học ở Hoa kỳ. Ông cũng là thành viên của các hiệp hội y khoa của Mỹ. Ngoài ra, Bác Sĩ còn tham gia nhiều chương trình y tế hỗ trợ cộng đồng.

Bệnh Viêm Tai Giữa là cái bệnh mà trong đó phần giữa của tai bị viêm, chưa chắc là đã bị nhiễm trùng nhưng bị viêm, mà vì bị viêm thì thường thường cái chất nước tràn đầy cái tai đó, và vì lý do đó thành ra người ta không nghe được rõ như trước nữa.

BS.Hoàng Gia Khánh-Giễn

Các triệu chứng biểu hiện

Quỳnh Như : Xin chào Bác Sĩ đã đến với Chương Trình Sức Khoẻ và Đời Sống hôm nay. Thưa Bác Sĩ, xin Bác Sĩ cho biết qua về chứng bệnh gọi là Viêm Tai Giữa ạ .

BS Hoàng Gia Khánh-Giễn : Vâng. Bệnh Viêm Tai Giữa là cái bệnh mà trong đó phần giữa của tai bị viêm, chưa chắc là đã bị nhiễm trùng nhưng bị viêm, mà vì bị viêm thì thường thường cái chất nước tràn đầy cái tai đó, và vì lý do đó thành ra người ta không nghe được rõ như trước nữa.

Quỳnh Như : Làm thế nào để bệnh nhân biết là bị mắc bệnh Viêm Tai Giữa? Các triệu chứng biểu hiện ra sao, thưa Bác Sĩ ?

BS Hoàng Gia Khánh-Giễn : Bệnh Viêm Tai Giữa đối với người lớn thì cái việc thông thường nhất là họ sẽ không nghe được rõ, càng ngày càng ít cái tình trạng bị đau bởi vì bây giờ có nhiều thuốc chữa trị quá tốt và cái sự thông thường của việc bị mủ trong tai giữa thì tương đối ít. Nhưng cái điều quan trọng cần phảỉ biết, tức là đa số là trẻ em, từ lúc mới đẻ ra cho tới lúc ba bốn tuổi, đó là cái nhóm tuổi bị bệnh này thông thường nhất, thành ra đối với những trẻ em đó thường thường thì họ coi nhiệt độ. Trẻ con dù bị bệnh vi khuẩn hay bệnh gì mà hễ bị nhiễm trùng một cái là nó bị lên nhiệt độ. Thứ hai nữa là những trẻ em chưa nói được thì thường thường tai nó không nghe rõ cho nên nó hay kéo cái tai nó ra, đó là dấu hiệu cần phải rõ.

Bệnh Viêm Tai Giữa đối với người lớn thì cái việc thông thường nhất là họ sẽ không nghe được rõ, càng ngày càng ít cái tình trạng bị đau bởi vì bây giờ có nhiều thuốc chữa trị quá tốt và cái sự thông thường của việc bị mủ trong tai giữa thì tương đối ít.

BS.Hoàng Gia Khánh-Giễn

Nguyên nhân

Quỳnh Như : Thưa Bác Sĩ, như vậy những nguyên nhân gây ra chứng bệnh này là những nguyên nhân nào ?

BS Hoàng Gia Khánh-Giễn : Nguyên nhân thông thường nhất của bệnh Viêm Tai Giữa đó là bị bệnh sổ mũi, bị bệnh vi khuẩn làm cho nghẹt mũi và sổ mũi. Khi mà mũi bị nghẹt thì cái cơ quan thông giữa tai giữa và phía đàng sau mũi, gọi là vòi Ơ-xtat (eustachian tube) hay là vòi nhỉ (vòi tai), cái vòi đó nếu mà mũi bị nghẹt thì cái vòi đó cũng bị nghẹt, mà cái vòi đó bị nghẹt thì cái nước ở trong tai giữa không ra được và nó sẽ tập trung lại trong đó, và nó tập trung lại trong đó thì nó sẽ làm cho vi trung sinh sôi nẩy nở dễ dàng và từ đó gây ra viêm tai giữa.

Cái nguyên do ở trẻ em của cái bệnh Viêm Tai Giữa này thì tôi nghĩ ràng có đến ba bốn lý do. Trước hết là các trẻ em lúc mới đẻ ra cho tới lúc độ 4-5 tuổi thì cái khả năng kháng cự lại nhiễm trùng rất là yếu, không được hoàn hảo như người lớn, và vì thế thành ra hơi đụng chạm tới vi khuân hay là vi trùng nào thì thương thường là có nhiều lý do bị nhiễm trùng. Đó là lý do thứ nhất.

Lý do thứ hai là về phương diện cơ thể học. Ở trẻ em lúc sơ sinh tới lúc 4-5 tuổi thì cái vòi Ơ-xtat ở trẻ em tương đối ngắn và nó mở rộng hơn người lớn thành ra những chất đằng sau mũi có thể dễ dàng đi vào trong tai giữa gây ra viêm và nhiễm trùng.

Nguyên nhân thông thường nhất của bệnh Viêm Tai Giữa đó là bị bệnh sổ mũi, bị bệnh vi khuẩn làm cho nghẹt mũi và sổ mũi. Khi mà mũi bị nghẹt thì cái cơ quan thông giữa tai giữa và phía đàng sau mũi, gọi là vòi Ơ-xtat (eustachian tube) hay là vòi nhỉ (vòi tai), cái vòi đó nếu mà mũi bị nghẹt thì cái vòi đó cũng bị nghẹt, mà cái vòi đó bị nghẹt thì cái nước ở trong tai giữa không ra được và nó sẽ tập trung lại trong đó

BS.Hoàng Gia Khánh-Giễn

Lý do thứ ba là những lúc trẻ em bị vi khuẩn, bị nghẹt mũi thì cái vòi Ơ-xtat cũng bị nghẹt luôn. Khi nó bị nghẹt thì cái nước trong tai giữa không thoát ra ngoài được, nó nằm trong đó và nó sẽ bị viêm và bị nhiễm trùng rồi làm cho nó bị viêm.

Còn trong trường hợp thứ tư mà tôi muốn nói là những trường hợp đặc biệt trẻ em ở trong tình trạng đó thì cái vòi nhỉ nó lại càng bị sơ hở thêm thành ra nó rất dễ bị nhiễm trùng trong tai.

Đó là những lý do tại sao nhiễm trùng ở các trẻ em. Còn người lớn thì mặc dù là cái vòi nhỉ nó đã hoạt động được đàng hoàng rồi nhưng mà có một số ít người lớn thì nó vẫn không có hoàn hảo vì thế nó không cho phép không khí thông thương dễ dàng từ phía đàng sau mũi vào trong tai giữa. Thứ hai nữa là ở Việt Nam chúng ta thì có một cái bệnh ung thư gọi là ung thư họng nũi.

Ung thư họng mũi như ở bên các nước Âu Châu hay Hoa Kỳ thì rất thấp, chỉ vào khoảng 1-2 ca trong 100.000 người dân, còn ở bên Việt Nam thì nó tăng lên gấp 10, khoảng 9-10 ca/100.000 dân, sang đến vùng Quảng Đông bên Tàu thì cao nhất lên đến 100 ca/100.000 dân cho nên đây không phải là một con số nhỏ, bởi vì thế khi nào mà có ung thư trong họng mũi thì cái ung thứ đó nó bịt kín cái vòi nhỉ giống như trường hợp mũi nghẹt thành ra nó tích nước trong tai giữa làm cho nhiễm trùng và nếu chữa xong độ một hai tuần sau thì nó lại tái phát.

Đó là một cái tôi muốn nói rõ ra để cho quý thính giả nghe và biết. Nếu cái bệnh viêm tai giữa cứ tiếp tục xảy ra hoài ở người lơn thì nên đi cho bác sĩ khám ở trong họng mũi để cho biết chắc là không bị cái bệnh này.

Ở trẻ em lúc sơ sinh tới lúc 4-5 tuổi thì cái vòi Ơ-xtat ở trẻ em tương đối ngắn và nó mở rộng hơn người lớn thành ra những chất đằng sau mũi có thể dễ dàng đi vào trong tai giữa gây ra viêm và nhiễm trùng.

BS.Hoàng Gia Khánh-Giễn

Cách điều trị

Quỳnh Như : Thưa, xin Bác Sĩ cho quý vị thính giả biết về cách điều trị chứng bệnh Viêm Tai Giữa.

BS Hoàng Gia Khánh-Giễn : Vâng. Cách điêù trị của bệnh Viêm Tai Giữa thì không biết ở bên nhà làm sao, nhưng mà ở bên này thì có rất nhiều khảo cứu đi đến chứng minh rõ như thế này. Ở các trẻ em trong 80% trường hợp có viêm tai giữa thì nó tự khỏi, không cần phải thuốc trụ sinh, không cần phải làm cái gì hết, cứ để tự nó nó sẽ khỏi, nó sẽ không còn chất nước nào bên trong tai giữa nữa. Riêng cái vấn đề này tôi cần phải nhấn mạnh đến cái chuyện như thế này, vẫn biết là 80% tự khỏi nhưng mà nếu bị viêm tai giữa quá nhiều trong một năm thì cái thời gian những đứa trẻ nó không nghe rõ càng ngày càng nhiều và nếu không nghe rõ ở cái tuổi 3-4 tuổi thì nó học những danh từ mới, những cái giọng mới mà nó không có hiểu được, không có nghe được rõ những danh từ đó thì nó hoá thành nói ngọng.

Đó là cái điều quan trọng, và vì thế chúng tôi luôn luôn khuyên cha mẹ của các trẻ em mà có bệnh viêm tai giữa, chẳng hạn như là 3-4 lần trong một năm, thì chúng tôi khuyên là để cho mở một ống nhỏ, khoét một lổ hổng nhỏ xíu để cho một cái ống bằng plastic vào trong đó để cho nước trong tai giữa đi ra ngoài và không khí bên ngoài đi vào tai giữa làm cho nó khô đi.

Vẫn biết là 80% tự khỏi nhưng mà nếu bị viêm tai giữa quá nhiều trong một năm thì cái thời gian những đứa trẻ nó không nghe rõ càng ngày càng nhiều và nếu không nghe rõ ở cái tuổi 3-4 tuổi thì nó học những danh từ mới, những cái giọng mới mà nó không có hiểu được, không có nghe được rõ những danh từ đó thì nó hoá thành nói ngọng.

BS.Hoàng Gia Khánh-Giễn

Đó là một chuyện, còn chuyện thứ hai nữa là khi nào thật sự mà nó bị nhiễm trùng rồi thì đưa trẻ phải uống thuốc trụ sinh. Nếu mà không uống thuốc trụ sinh thì căn bệnh sẽ có thể càng ngày càng nặng và nó sẽ gây những cái sẹo bên trong tai làm cho tai không hồi phục được nữa.

Đó là cái cách chữa trị viêm tai giữa ở trẻ em, một phần là về giải phẫu, một phần là trị bằng thuốc.

Tôi cũng được biết rằng các nước Á Châu, ngay lúc tôi còn nhỏ ở Việt Nam tôi thấy có nhiều người đi mua thuốc ta về cho uống để mà chữa bệnh viêm tai giữa, thì tôi xin thú thật là tôi cũng không được biết rõ cái cơ cấu của các chất thuốc đó ra làm sao, thành ra tôi cũng không biết rằng là có hiệu nghiệm hay không. Nhưng mà căn cứ vào cái tỷ lệ 80% trường hợp viêm tai giữa tự nó nó hồi phục lại thì rất có thể đây là sự trùng hợp giữa cái thuốc và sự tự hồi phục của căn bệnh.

Quỳnh Như : Cho cho là nên người ta cứ nghĩ rằng thuốc đó nó giúp chữa khỏi chứng bệnh này ạ?

BS Hoàng Gia Khánh-Giễn : Vâng. Nhưng mà thật sự có thể là không phải như vậy, vì là 80% trường hợp là tự nó chữa khỏi được .

Quý thính giả vừa nghe Bác sĩ Hoàng Gia Khánh-Giễn giải thích một số vấn đề liên quan đến bệnh Viêm Tai Giữa. Trong chương trình kỳ tới, Bác sĩ Khánh-Giễn sẽ giới thiệu tiếp về những vấn đề có liên quan đến chứng bệnh này. Mời quý quý vị đón nghe.

Chương trình Sức khoẻ và Đời sống tuần này xin dừng ở đây. Cám ơn qúy vị đã lắng nghe và Quỳnh Như xin hẹn gặp lại quý vị vào tuần tới.