Coi chừng bạn đã mắc phải một căn bệnh tai-mũi-họng phổ biến, đang hàng ngày quấy nhiễu và gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của nhiều người, nhất là người dân ở những nước có mức độ ô nhiễm trầm trọng như Việt Nam. Giới chuyên môn gọi đó là bệnh viêm mũi dị ứng, mà người bình dân gọi nôm na là "bệnh dị ứng".
Làm thế nào để chống chọi với bệnh thường gặp này, hoặc ít nhất là khắc phục những phiền toái do bệnh gây ra? Bác sĩ Trí Lê, chuyên khoa tai-mũi-họng, hiện đang hành nghề tại Sài Gòn, giúp Trà Mi tìm hiểu bệnh viêm mũi dị ứng trong chuyên đề Sức khỏe và Đời sống kỳ này:
Trà Mi:
Xin Bác sĩ cho biết một định nghĩa khái quát thế nào là bệnh viêm mũi dị ứng?
Bác sĩ Trí Lê:
Viêm mũi dị ứng là tình trạng viêm của niêm mạc mũi mà nó biểu hiện bằng triệu chứng nhảy mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi và chảy nước mũi, mà thường là do cơ thể mình không thể đáp ứng được miễn dịch với một chất lạ thì nó gây ra cái phản ứng dị ứng như vậy, gọi là viêm mũi dị ứng.
Trà Mi
Thế còn nguyên nhân gây nên bệnh này thì những nguyên nhân nào thường thấy nhứt, thưa Bác Sĩ?
Bác sĩ Trí Lê:
Về nguyên nhân gây bệnh thì thường người ta chia ra những nhóm nguyên nhân và nguyên nhân theo mùa, mà thường gặp như phấn hoa hay là bụi nấm mốc ngoài trời này kia. Còn nguyên nhân có quanh năm thì thường là như bụi nhà, những con mạt - con mò sống trong nhà, đặc biệt trên da người và vật cưng trong nhà như là chó, mèo này kia. Hoặc những con gián trong nhà cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng, hoặc những loài gặm nhắm như chuột này kia cũng có thể gây ra phản ứng như vậy. Thời tiết cũng có ảnh hưởng gây ra kích thích gây viêm mũi dị ứng vì khi thời tiết thay đổi hoặc là những mùa gây ra dị ứng như phấn hoa này kia, những mùa gió nhiều thì làm bụi phấn cây bay vào không khí cũng có thể kích thích gây dị ứng.
Trà Mi:
Nhưng mà ở Sài Gòn thì chắc là ít có chuyện phấn hoa hay là thời tiết thay đổi theo mùa, phải không Bác sĩ?
Bác sĩ Trí Lê:
Ở Sài Gòn thì chủ yếu bụi bặm là chính do ô nhiễm môi trường mà gây ra tình trạng dị ứng là nhiều.
Trà Mi:
Thưa, ngoài ra thì bệnh có thể xuất hiện nhiều hơn, phổ biến hơn ở những đối tượng nghề nghiệp như thế nào hay là độ tuổi như thế nào không, Bác sĩ?
Bác sĩ Trí Lê:
Những nghề nghiệp ở những nơi có bụi bặm, có những chất kích thích thì sẽ gây ra dị ứng. Tuổi mà thường gặp, đối với tuổi trẻ thì thường xuất phát ở độ tuổi từ 8 tới 11 tuổi, nhưng mà càng lớn dần thì tỷ lệ đó càng giảm dần. Thường tuổi già thì ít gặp .
Trà Mi:
Và ngoài cái việc hắt-xì hay nhảy mũi thì còn có những triệu chứng nào giúp nhận biết bệnh không ạ?
Bác sĩ Trí Lê:
Những biểu hiện thường gặp nhứt là nhảy mũi mà người ta thường gọi là hắt-xì đó, thì còn chảy nước mũi trong và loảng, nhức đầu, ngứa họng, ho. Thông thường thì người ta lầm tưởng là mình bị cảm cúm. Ngoài ra thì thường nó có thể kèm thêm bệnh lý khác, như là suyễn, và có thể gây ra ảnh hưởng làm rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, đau đầu. Và ngoài ra nó có thể gây ra những biến chứng như viêm tai giữa, viêm mũi mũi xoang cấp, hay là viêm mũi xoang mạng.
Trà Mi:
Hiện nay có cách chữa trị dứt diểm đối với bệnh này hay chưa ạ?
Chăn chiếu thì phải giặt sạch bằng nước nóng để diệt những con mạt, con mò trên bề mặt, thì sẽ đỡ tình trạng bị dị ứng. <br/>Máy lọc không khí để giảm mức độ bụi có thể giúp tránh tình trạng viêm mũi. Đề phòng nấm mốc thì cần phải làm sao hạn chế độ ẩm trong nhà.
Bác sĩ Trí Lê:
Thông thường, vấn đề điều trị thì cái chính vẫn là điều trị bằng phòng ngừa. Mình có thể tự chăm sóc cho bản thân mình bằng cách kiểm soát môi trường, tránh tiếp xúc với những yếu tố gây dị ứng.
Những người bị dị ứng với phấn hoa hay nấm mốc thì phải cố gắng làm sao mà tránh tiếp xúc với những thứ đó. Khi tới mùa đó thì mình phải cố gắng như đi xe thì phải đóng cửa lại, hay ở trong nhà thì đóng cửa lại để tránh phấn hay bụi bay vào nhà.
Còn nếu dị ứng với bụi trong nhà thì mình phải cố gắng làm sao tránh tiếp xúc với bụi này bằng cách có thể dùng máy hút bụi, hoặc mền mùng chăn chiếu thì phải giặt sạch bằng nước nóng để diệt những con mạt, con mò trên bề mặt, thì sẽ đỡ tình trạng bị dị ứng.
Máy lọc không khí để giảm mức độ bụi có thể giúp tránh tình trạng viêm mũi. Đề phòng nấm mốc thì cần phải làm sao hạn chế độ ẩm trong nhà. Còn dị ứng với thú, lông thú này kia thì tránh tiếp xúc với loại này.
Nếu điều trị bằng phòng ngừa mà không đỡ thì lúc đó phải dùng phương pháp điều trị bằng thuốc. Khi điều trị bằng thuốc, nếu mà lâu lâu bị một lần thì phải dùng loại thuốc uống chống dị ứng là đủ rồi, thì nó sẽ giảm triệu chứng rồi.
Trà Mi:
Những thuốc này có cần toa không hay là có thể tự mua ở tiệm thuốc tây, thưa Bác sĩ?
Bác sĩ Trí Lê:
Đúng là phải lấy toa bác sĩ, nhưng mà nếu mình bị thường xuyên mà mình biết rồi thì mình có thể dùng một thứ thuốc kháng dị ứng mà uống thuốc đó nếu đỡ được thì tốt, còn nếu không đỡ được và sau 3 ngày mà nó vẫn cứ kéo dài như vậy thì nên đến khám ở phòng mạch bác sĩ để bác sĩ có hướng điều trị cho chính xác.
Trà Mi:
Hiện nay điều trị bằng thuốc uống thôi, phải không ạ?
Những trường hợp dùng thuốc điều trị không hiệu quả thì phải dùng phương pháp giải mẫn cảm. Người ta sẽ chích vào cơ thể bị dị ứng một loại kháng nguyên với liều cao để cơ thể tự đáp ứng để có được cái miễn dịch.
Bác sĩ Trí Lê:
Nếu tình trạng dùng thuốc uống mà không đỡ và bệnh vẫn cứ kéo dài, những tường hợp viêm mũi dị ứng quanh năm kéo dài, thì có thể dùng loại thuốc xịt mũi. Đó là loại corticoide xịt tại chỗ. Cái này có thể xịt một thời gian kéo dài để ngăn ngừa tình trạng dị ứng đó.
Trà Mi:
Nhưng đối với những trường hợp gọi là kinh niên mà có ảnh hưởng rất nặng nề đối với bệnh nhân thì có cách nào can thiệp đặc biệt không, Bác sĩ?
Bác sĩ Trí Lê:
Mình có phương pháp điều trị gọi là điều trị giải mẫn cảm. Những trường hợp dùng thuốc điều trị không hiệu quả thì phải dùng phương pháp giải mẫn cảm. Người ta sẽ chích vào cơ thể bị dị ứng một loại kháng nguyên với liều cao để cơ thể tự đáp ứng để có được cái miễn dịch. Thông thường với phương pháp này thì triệu chứng không có cải thiện rõ rệt trong vòng 6 đến 12 tháng, nhưng thường phải điều trị liên tục kéo dài 4-5 năm mới đạt được hiệu quả mong muốn.
Trà Mi:
Thưa, hồi nãy Bác sĩ có nói là từ thuốc uống cho tới thuốc xịt mũi, cho tới phương pháp giải mẫn cảm, thì người mắc bệnh này có vẻ như là họ phải nên nghĩ rằng đây có thể là một bệnh phải điều trị thời gian dài chứ không hy vọng điều trị có thể hết liền, phải không ạ?
Biến chứng chính của bệnh viêm mũi dị ứng là gây ra tình trạng viêm xoang, viêm xoang mũ bời vì do dị ứng lâu ngày làm phù nề niêm mạc mũi làm tắt lỗ thông hơi khiên cho vi trùng có cơ hội phát triển và gây ra viêm xoang là chính.
Bác sĩ Trí Lê:
Dạ, đúng rồi. Có những trường hợp cơ thể mình bị dị ứng cũng tuỳ theo cơ địa. Có người chỉ bị dị ứng mà sau một cơn hắt-xì hay sổ mũi thì hết ngay, thì trường hợp đó không quan trọng. Nếu tình trạng dị ứng không kéo dài thì cũng không gây ra bệnh lý viêm xoang mũi này kia thì cũng không cần thiết phải điều trị gì lâu dài. Những trường hợp đó chỉ cần uống thuốc chống dị ứng thôi. Còn nếu mà trong trường hợp kéo dài thì phải có phương pháp phòng ngừa là chính, phòng ngừa cho chính mình, bảo vệ cho mình.
Trà Mi :
Nếu như bệnh viêm mũi dị ứng mà không điều trị thì nó có gây ra những biến chứng gì nguy hại hay nghiêm trọng về sau không?
Bác sĩ Trí Lê:
Biến chứng chính của bệnh viêm mũi dị ứng là gây ra tình trạng viêm xoang, viêm xoang mũ bời vì do dị ứng lâu ngày làm phù nề niêm mạc mũi làm tắt lỗ thông hơi khiên cho vi trùng có cơ hội phát triển và gây ra viêm xoang là chính. Còn những biến chứng khác như là viêm tai giữa, viêm mũi xoang mạng tính.
Trà Mi:
Có nhiều người bị nghẹt mũi khiến không thở bằng mũi được, cứ thở bằng miệng, thì việc này có ảnh hường gì tới đường hô hấp hay như thế nào không ạ?
Bác sĩ Trí Lê:
Những trường hợp đó có thể làm cho mình giảm oxy trong máu làm gây ảnh hướng đến vấn đề khó tiếp thu, rối loạn về giấc ngủ, uể oải, đau đầu.
Trà Mi:
Cho nên nhất thiết là một khi đã phát hiện bệnh thì mình nên điều trị và theo dõi bệnh thật sát, phải không ạ?
Bác sĩ Trí Lê:
Dạ. Mình cần phải theo dõi về lâu về dài cái bệnh lý này.
Trà Mi:
Xin chân thành cảm ơn thời gian và sự giúp đỡ của Bác Sĩ trong chương trình "Sức Khoẻ và Đời Sống" của chúng tôi. Hẹn gặp lại Bác Sĩ trong một chường trình tới.