Ban Việt ngữ chân thành cảm ơn, nhưng nếu quí vị nào chưa nhận được thì vui lòng báo tin cho chúng tôi. Xin đừng phiền vì đây cũng là một cách để quí vị thường xuyên liên lạc với đài, có đúng không, và để thấy RFA ban Việt ngữ luôn quan tâm đến quí vị.
Riêng với những vị đang sử dụng yahoo như thính giả Tuyết Sương chẳng hạn, nếu quí vị ở Việt Nam thì Thanh Trúc e rằng bản tin hàng ngày không tới được. Vui lòng chuyển sang gmail hay hot mail rồi báo lại cho chúng tôi. Đa tạ.
Những lời nhắn
Phần thư thoại, mới quí vị nghe vài lời nhắn tiêu biểu:
Thính giả từ Việt Nam gọi sang…
Chào bạn, chào em nhỏ. Đã gọi vào hộp thoại mà sao không nói gì với chúng tôi. Bất kể quí vị nghe gì trong máy, cứ sau tiếng bíp thì bắt đầu nói điều quí vị muốn bày tỏ với chúng tôi. Thanh Trúc sẽ nghe lời nhắn của bạn và của em thật cẩn thận. Bận sau gọi lại nhé.
“Chào cô Thanh Trúc, sao kỳ này Diễn Đàn Bạn Trẻ không nghe Trà Mi nói trên đài nữa hả cô...”
Thưa bà đây cũng là thắc mắc của nhiều người. Vì thay đổi công việc, Trà Mi đã rời ban Việt ngữ, để lại cho thính giả nói chung và anh chị em chúng tôi nỗi tiếc nhớ còn đương mới. Ban Việt ngữ đang cố gắng dựng một chương trình hội thoại thay thế Diễn Đàn Bạn Trẻ mà chúng tôi tin chắc quí vị sẽ hài lòng. Kính thư.
Thưa bà đây cũng là thắc mắc của nhiều người. Vì thay đổi công việc, Trà Mi đã rời ban Việt ngữ, để lại cho thính giả nói chung và anh chị em chúng tôi nỗi tiếc nhớ còn đương mới. Ban Việt ngữ đang cố gắng dựng một chương trình hội thoại thay thế Diễn Đàn Bạn Trẻ mà chúng tôi tin chắc quí vị sẽ hài lòng. Kính thư.
“Mến chào các anh chị trong đài. Hôm trước ở Việt Nam mình có gọi đó, bây giờ mình trở về Mỹ rồi, mấy ngày nay nghe đài được lại mừng quá. Còn ở bên đó thì hoàn toàn là không thể nào nghe được , chán lắm, không thể nào bắt được đài mà nghe hết. Nhờ hết người này người kia cũng không được, người lạ thì không dám nhờ, chịu thua thôi. Hôm nay gọi tới hỏi thăm, mình tên là Mai Nguyễn, hôm ở Việt Nam gọi cho Thanh Trúc đó, về nghe được tiếng các anh chị trong đài mình vui lắm...”
Chào mừng và cảm ơn thịnh tình cũng như sự quan tâm chị dành cho ban Việt ngữ RFA. Kính chúc sức khỏe.
“Tôi ở Ba Tri, Bến Tre. Chính quyền địa phương chiếm đất đai của ông bà chúng tôi để lại cho con cháu, nhưng vẫn được cấp huyện cấp tỉnh bao che. Báo cáo láo, kê khống, đất ít kê trên trời. Trên thực tế ông bà chúng tôi để lại chỉ có 33 hectares gồm đất nông nghiệp và đất vồng để ở. Ngày 30 tháng Mười năm 78 tịch thu toàn bộ số đất nông nghiệp của ông bà tôi để lại, còn cho là địa chủ ác bá.
Chú bác năm người tham gia cách mạng lầm đường lạc lối gia đình phải vương mang. Giấy tờ ông bà để lại còn đầy đủ chứng minh nhưng vẫn bị kê khống 88 hectares để tịch thu. Tôi là người thân còn lại để thờ cúng, bị chính quyền địa phương cướp cả, không chừa quyền làm con người và sự sống. Từ ba mươi năm nay tôi đi khiếu kiện, luật pháp Việt Nam có nhưng chỉ là lớp bóng bên ngoài. Chủ tịch tỉnh Bến Tre Nguyễn Thế Xây lên nhậm chức ba năm nay, lịch tiếp dân một tháng hai lần mà không có ai gặp được để giải bày những quyết định sai trái của ông ta..." Ngưng trích
Thưa hãy còn nhiều những lời nhắn khác nhưng xét thấy không tiện phát lên, vì thế chúng tôi chọn cách gọi điện thoại để trao đổi trực tiếp. Mong quí vị thông cảm.
<i>Từ ba mươi năm nay tôi đi khiếu kiện, luật pháp Việt Nam có nhưng chỉ là lớp bóng bên ngoài. Chủ tịch tỉnh Bến Tre Nguyễn Thế Xây lên nhậm chức ba năm nay, lịch tiếp dân một tháng hai lần mà không có ai gặp được để giải bày những quyết định sai trái của ông ta..." <br/> </i>
<i>Một người dân Bế Tre<br/> </i>
Phần kỹ thuật
Phần thư đọc kỳ này có ba email rất hữu ích mà Thanh Trúc xin được gọi là những thư “cứu bồ” vì quí vị mách nước cho chúng tôi những điều thật hay.
Thư của thính gỉa Lâm Hải:
" Chào Ban Tiếng Việt RFA . Theo sự hướng dẫn của một bạn nghe đài, tôi đã truy cập thành công vào trang RFA , nay xin trình bày lại như sau:
1. Đăng nhập vào trang http://www.webwarper.net/ hoặc vào google gõ vào Một số cách "Vượt Tường Lửa" cho các bạn ở Việt Nam và nhấp vào liên kết trên.
2. Nhập địa chỉ www.rfa.org/vietnamese vào ô bên phải nút View this site via webwarper, sau đó nhấn vào nút View this site via webwarper. Thế là vào được RFA.Tôi thấy phương pháp truy cập gián tiếp này rất đơn giản và hiệu quả, có thể áp dụng để vượt qua chương trình CSM và firewall một cách dễ dàng."
Thư của thính giả Trần Nam:
“Lâu nay tôi nghe nhiều người than thở gặp trở ngại nghe đài RFA, tôi đã tìm cách giúp như sau:
Tôi tải audio bản tin đài RFA về máy tôi rồi phát lại trên yahoo messenger trong các room Việt Nam liên tục 18 giờ đến 24 giờ VN.
Tôi đã làm việc nầy từ một năm nay rồi, có khi nghe được có khi không. Nếu không có gì trở ngại thì có thể giới thiệu cho thính giả cách làm như sau đây:
Tải Yahoo Messenger(Vietnam) về máy và cài đặt.
Kích hoạt Yahoo Messenger
Bấm Messenger
Bấm Yahoo!chat
Bấm tham gia phòng chat
Bấm International chat room
Bấm Regional
bấm VietNam
Bấm Viet Fun
Bấm Viet Fun 4 hay 5 hay 6 hay 10
Bấm vào phòng chat
Bấm Vào chat
Gửi hàng chữ mật mã của Yahoo
Tôi tải audio bản tin đài RFA về máy tôi rồi phát lại trên yahoo messenger trong các room Việt Nam liên tục 18 giờ đến 24 giờ VN.
Tôi đã làm việc nầy từ một năm nay rồi, có khi nghe được có khi không
Anh Trần Nam
Lúc nầy vào phòng và sẽ nghe, nếu đang ở phòng đó. Nếu không nghe thi đổi phòng.
Khi phòng không có ai nghe thì qua phòng khác nhưng chỉ là 4 hay 5 hay 6 hay 10.”
Và cũng thính giả Lâm Hải bổ túc chi tiết về loại radio Sony có thể bắt sóng RFA:
“Radio Sony Model SW 33, thu được FM/MW/SW.
Mười băng, một cho FM, một cho MW (sóng trung), tám cho SW(sóng ngắn). Lần thông tin trước tôi thiếu số 10 nên nhầm thành SW 33 băng nay đính chính lại là 10 băng.
Mặt trước có màn hình hiển thị tần số khi máy đang hoạt động . Ở chế độ nghỉ màn hình này hiển thị giờ phút. Máy không có kim rà đài mà hiển thị tần số khi dò dài, có đèn led có thể dùng rọi sáng màn hình vào ban đêm.
Máy nhỏ gọn, có màu bạc tráng, dùng pin AA, dùng rất lâu, giá khoảng 105 nghìn đồng, bán tại các cửa hàng điện máy, siêu thị. Khi bắt đài nước ngoài và FM nhớ kéo ăng ten. Nên mua loại pin tốt, các loại pin thường dễ bị chảy nước làm hỏng máy. Không dùng lâu thì nhớ lấy pin ra. Khi màn hình mờ không thấy được là lúc cần thay thế pin mới. Với đài RFA thính giả có thể bắt được ở rất nhiều tần số khác nhau.”
Vô cùng cảm ơn thính giả giúp chúng tôi trong vấn đề kỹ thuật. Thanh Trúc vẫn nhớ đôi ba lần sau khi nghe hướng dẫn kỹ thuật rà sóng RFA hay truy cập trang nhà RFA thì thính giả bày tỏ sự e ngại với chúng tôi rằng những thư kiểu này ít nhiều đã giúp những người phá sóng chuyên nghiệp biết thêm cách chận đường truyền của RFA.
<i> Các vị cứ viết, cứ nói, cứ làm, chỉ càng làm tôi thấy yêu Việt Nam của tôi hơn, thấy càng phải ủng hộ chính phủ Việt Nam hơn, và thấy là sẽ thật chua xót cay đắng biết bao nếu một ngày xấu trời mọi quyền lực rơi vào tay những kẻ vô trách nhiệm như các vị". <br/> </i>
<i>Một bạn có tên Công Chúa<br/> </i>
Thưa RFA có nghĩ tới nhưng không thể không phổ biến những phương cách mà người nghe hay người đọc chỉ dẫn cho. Trong thông tin, chúng tôi không còn chọn lựa nào khác.
Trước khi tiếp tục phần thư đọc, thưa thính giả Nguyễn Dinh, cho Thanh Trúc biết ông đã thấy bản tin buổi sáng 11 tháng Mười Một chưa.
Cùng bạn trẻ có tên Công Chúa, bạn trách oan chúng tôi rồi, lâu nay RFA không nhận được thư nào của bạn ngoài lá thư này. Bạn bảo:
“Tôi quá may mắn vì được sinh ra trong một đất nước Việt Nam tự do và hoà bình như bây giờ. Các vị cứ viết, cứ nói, cứ làm, chỉ càng làm tôi thấy yêu Việt Nam của tôi hơn, thấy càng phải ủng hộ chính phủ Việt Nam hơn, và thấy là sẽ thật chua xót cay đắng biết bao nếu một ngày xấu trời mọi quyền lực rơi vào tay những kẻ vô trách nhiệm như các vị”.
RFA tôn trọng ý kiến của bạn, tôn trọng lòng yêu nước của bạn, cũng không có quyền buộc bạn phải nghe và đồng ý với chúng tôi. Cảm ơn đã thẳng thắn trao đổi.
Và để trả lời thư của thính giả Nguyễn Hoa hay Nguyễn Hoà về tên gọi Trường Sa hay Tiên Sa mà chiến hạm USS Lassen của Hoa Kỳ ghé thăm. Mời ông nghe một cư dân ở Đà Nẵng:
“Cảng Tiên Sa nằm dưới chân núi Sơn Trà thuộc quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng bây giờ đó. Cảng Tiên Sa là cảng nước sâu, tức là tàu tải trọng lớn cập vô thôi. Nếu từ đất liền nhìn ra thì bên phải của núi Sơn Trà là cảng Tiên Sa, bên trái của núi Sơn Trà là cảnh Đà Nẵng, cảng này thì nó cạn hơn. Đà Nẵng không có cảng Trường Sa...”
Xin thân chào và cảm ơn người thuỷ thủ viễn dương chuyên nghe RFA khi lênh đênh trên sóng nước Bering hay vùng vịnh Alaska. Ban Việt ngữ vui vì chút tình đơn giản giữa thính giả như ông dành cho Ban Việt ngữ chúng tôi. Thêm một niềm vui nhỏ cho ngày cuối tuần này.
Phút chia tay
Bao giờ cũng vậy, phút giã từ là phút lưu luyến bịn rin lắm, phải không, nhất là khi Thanh Trúc mời quí vị cùng với ban Việt ngữ chúng tôi chia tay cùng một đồng nghiệp đàn anh của mình. Thôi để anh Giám đốc Nguyễn An của chương trình Việt ngữ tạ từ quí vị:
Trước hết phải cảm ơn chị Thanh Trúc, người phụ trách mục Trả lời thư tín của ban Việt ngữ Đài Á Châu Tự Do đã tạo cơ hội và cho mượn đất để tôi đựơc tâm sự đôi chút với quý vị thành giả thân mến trước khi bắt đầu nghỉ hưu kể từ hôm nay. Chị quả là một chủ đất dễ thương so với những chủ đất khác thường hay gây khó dễ hay đặt điều kiện với người mượn đất.
<i>Ước vọng được sống bình an trong một xã hội tôn trọng con người, được tin những gì mình muốn tin, được nói lên những điều lý trí mình thấy là đúng, đựơc tìm biết và phổ biến những thông tin trung thực khách quan mà không bị đánh đập hay dọa nạt, bỏ tù.</i>
Có mặt với ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do từ những ngày chuẩn bị cho buổi phát thanh đầu tiên vào thượng tuần tháng hai năm 1997, (đến nay đã gần 13 năm!), đảm nhiệm các vị trí từ phát thanh viên đến biên tập viên và sau cùng là trưởng ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do, tôi xin chân thành mà nói là, bất cứ giờ phút nào trong quá trình sọan thảo chương trình, tìm kiếm thông tin hay viết bài, đọc tin, trong đầu tôi luôn hiển hiện hình ảnh của thính giả, là đối tượng mà tôi muốn nói với, và hiến dâng tòan thể thời gian và công sức.
Thính giả của một chương trình phát thanh tất nhiên là vô danh, nên cái hình ảnh mà tôi có bao giờ cũng là hình ảnh cụ thể của những người tôi từng gặp lúc nào đó trong đời, có khi quen biết, thân tình, mà cũng có khi không. Nhưng người ấy sống trong những hòan cảnh khác nhau, mang những tâm sự riêng và có những vui buồn khác nhau.
Nhưng đó chính là những người tôi muốn nói với, và điểm chung giữa tất cả những con người ấy là ước vọng của họ. Ước vọng được sống bình an trong một xã hội tôn trọng con người, được tin những gì mình muốn tin, được nói lên những điều lý trí mình thấy là đúng, đựơc tìm biết và phổ biến những thông tin trung thực khách quan mà không bị đánh đập hay dọa nạt, bỏ tù. Những ước vọng ấy, may mắn thay, chính là chủ trương của đài Á Châu Tự Do, nên ngay từ những ngày đầu vào đài, tôi đã cảm nhận rằng đây là ngôi nhà của mình, và công việc của một phát thanh viên nhất định không phải chỉ là một công việc để mưu sinh.
Về nghề nghiệp, thì có hình ảnh của thính giả trong đầu khi bắt đầu nói là nguyên tắc căn bản của phát thanh viên, vì có đối tựơng cụ thể, thì những âm thanh phát ra mới chuyên chở đựơc tâm tình của ngươi nói và mới đươc đón nhận vào tai người nghe. Mười mấy năm, ít nhất năm ngày một tuần và tám tiếng mỗi ngày với cung cách làm việc như thế, đối với tôi, quý thính giả đã trở thành một phần của đời sống, một phần của hành trang mà tôi sẽ đem theo đến bất cứ đâu trong đời này, còn đời sau thì không dám nói!
Trong tâm tình ấy, tôi ngậm ngùi chia tay cùng quý thính giả. Chân thánh kính chúc quý vị sức khỏe và đạt được những uớc vọng của mình, những ước vọng đơn sơ mà khá nhiều dân tộc trên thế giới này đã đạt đựơc. Trên con đường đó, Á Châu Tự Do đồng hành với quý vị,và dõi theo tiến trình ấy, là những người, như tôi hôm nay, “đôi chân rời khỏi đài, nhưng trái tim còn lưu luyến mãi không thôi!”
Một lần nữa ban Việt ngữ lưu luyến chia tay anh Nguyễn An. Thanh Trúc sẽ trở lại cùng quí vị tối thứ Sáu tuần tới.