Trao đổi thư tín với thính giả ngày 29.8.2015

Hòa Ái, phóng viên RFA
2015.08.28
000_Hkg10144539.jpg Giảng viên các trường đại học và các viện xếp hàng nhận Giấy chứng nhận chức Giáo sư trong một buổi lễ được tổ chức tại Văn Miếu, Hà Nội ngày 04 tháng 2 năm 2015.
AFP photo

Thông tin về những hệ lụy từ kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 đối với học sinh lẫn phụ huynh khắp cả nước VN và Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, ông Phạm Vũ Luận lên tiếng nhận trách nhiệm là tâm điểm chú ý của dư luận trong tuần qua. Trong chương trình hôm nay, Hòa Ái trích đăng nhiều ý kiến của quý khán thính giả cùng độc giả gửi về đài:

“Đây là một kỳ thi cải cách gộp 2 kỳ thi vào thành một và theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT hiện hành, Phạm Vũ Luận gọi ví vọn đây là kỳ thi ‘là trận đánh lớn’. Đã là trận đánh thì ắt phải có nạn nhân hay thương vong và nếu ví von kỳ thi này là trận đánh thì nạn nhân năm nay đó là các em thí sinh và phụ huynh của các em. Kỳ thi đã không đạt được những mục tiêu rất là cơ bản như đã được định trước về giảm tải áp lực của thí sinh và phụ huynh. Về bản chất, mục đích thì thi tốt nghiệp THPT khác với thi Đại học. Trong khi đề thi Đại học mang tính sàn lọc cao và phân tầng thí sinh thì tốt nghiệp THPT chỉ đánh giá thí sinh có đủ kiến thức cơ bản để tốt nghiệp hay không mà thôi. Vì vậy, gộp 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển Đại học-Cao đẳng vào làm một thì tất nhiên sẽ không làm tròn được cả hai mục đích của kỳ thi này. Đây là một thất bại”.

“Đây là môi trường giáo dục, đào tạo ra một con người cho nên khi có một phương án hoặc cải cách nào đó thì Bộ trưởng hoặc các ban ngành có liên quan phải xem xét mọi góc độ ở nhiều khía cạnh, xem phương án đó hay là cách cải cách đó nó có những điểm mạnh nào và những khuyết điểm nào. Chúng ta đang thử nghiệm trên con người cho nên chúng ta không thể nào tùy tiện hoặc chủ quan, hoặc đưa ra những đánh giá không mang tính thiết thực nên việc này phải cân nhắc rất kỹ càng trước khi đưa ra một phương án nào đó”.

Kỳ thi đã không đạt được những mục tiêu rất là cơ bản như đã được định trước về giảm tải áp lực của thí sinh và phụ huynh.

“Có lẽ các bạn trẻ không cần học đại học vì khi các bạn học xong đại học chắc gì đã có việc làm. Lương của các bạn lúc đó có thể còn thua một công nhân đi làm xí nghiệp. Thế nên các bạn cứ vui vẻ kiếm một việc gì đó để làm hoặc là vào một xí nghiệp nào đó để làm công nhân. Thứ nhất, các bạn tự nuôi được bản thân. Thứ hai, các bạn không hoang phí tiền của cha mẹ”.

“Cái học ngày nay đã hỏng rồi

Mười người đi học, chín người thôi”.

“Kỳ thi quốc gia 2015 này có thể làm tan nát một thế hệ trẻ. Hệ lụy của xã hội là đây”.

Trách nhiệm hiện giờ thì Bộ Giáo dục nên đưa ra một hướng giải quyết cần thiết ngay lập tức để giải quyết vấn đề còn lại cho đợt tuyển sinh kỳ hai để cho các bạn sĩ tử khỏi chật vật hơn nữa. Bộ Trưởng Bộ Giáo dục nên thôi việc về hưu sớm, nhường chỗ lại cho những người trẻ hơn để có cách làm việc tốt hơn, chứ các bác ở vị trí này rất lâu mà toàn là theo chiều hướng đi xuống. Mỗi lần làm sai thì cứ nói xin lỗi người dân rút kinh nghiệm nhưng rút cả chục năm nay mà không có tiến triển gì hết”.

“Phong cách làm việc ở VN là vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Nhiều thế hệ học sinh trở thành vật thí nghiệm của cách làm thiếu khoa học và vô trách nhiệm này”.

Sự kiện bạn trẻ Nguyễn Thành Nhân, với tên Hoàng Thành trên mạng xã hội Facebook, hôm 26 tháng 8 đến trước cổng Bộ GD-ĐT tại Hà Nội đưa bảng phản đối ghi dòng chữ “Học sinh, sinh viên không phải là Chuột Bạch” liên tục bị công an ép buộc về đồn làm việc khiến dư luận càng phản ứng mạnh mẽ hơn đối với ngành giáo dục ở VN hiện nay. Tiếp theo trong chương trình, Hòa Ái trích đăng các ý kiến liên quan:

“Đúng là học sinh không phải là chuột bạch để Bộ GD-ĐT VN muốn đem cả thế hệ ra để thí nghiệm”.

“Mấy chục năm qua Bộ GD-ĐT cải cách liên tục mà không làm ra trò gì cả. Người dân VN đã bị thí nghiệm”.

“ Người bạn trẻ Nguyễn Thành Nhân có làm gì sai đâu mà bắt về đồn công an làm việc? Đúng là không hiểu nỗi!”

Một giảng viên với giấy chứng nhận chức giáo sư được cấp hôm 4/2/2015. AFP photo
Một giảng viên với giấy chứng nhận chức giáo sư được cấp hôm 4/2/2015. AFP photo
Một giảng viên với giấy chứng nhận chức giáo sư được cấp hôm 4/2/2015. AFP photo

“Cậu thanh niên này có cái tội là ‘nói quá đúng’”.

“Một trong những trang tuấn kiệt thời đại mới của VN. Đất nước này đang rất cần những người dũng cảm như thế!”

“Đây là thằng tay sai bị bọn cơ hội lợi dụng xúi giục nhằm lôi kéo học sinh nổi loạn nhân cơ hội Bộ GD-ĐT thực hện thí điểm tuyển sinh mới”.

“Thật không còn gì để nói! Sao không lôi luôn thằng bé 14 tuổi, phát biểu đòi phải có cuộc cách mạng về giáo dục, lên đồn công an luôn thể?”

“Những người trẻ này chỉ sử dụng Hiến pháp và luật pháp để bảo vệ cho quyền lợi công dân theo Điều 25-Hiến pháp 2013 rằng ‘Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định’. Và Điều 20, khoản 2 trong Hiến pháp 2013 quy địhnh ‘Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án Nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát Nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định’”.

“Chế độ gì mà kỳ vậy? Người dân thì muốn đời sống tiến bộ, học hành phát triển mà chính quyền không cho, nghĩa là họ muốn ngu dân à?”

“Phải có phản biện thì mới có tiến bộ”.

“Phản biện là quyền của người dân”.

“Dùng sức mạnh ngăn chặn tiếng nói chính đáng của người dân để che đậy những sai trái của nhà cầm quyền, thế có gọi là đàn áp không?”

“Ngư dân bị Trung Quốc hành hạ mà Nhà nước thì cứ ‘quan ngại’. Còn dân trong nước thì ra tay đàn áp”.

“Công an không một tấm giấy xuất trình mời về đồn hay tạm giữ mà ngang nhiên theo kiểu ‘không về cũng lôi về’”.

“Công an hành động kiểu này càng thể hiện sự phi nghĩa của chế độ”.

Phong cách làm việc ở VN là vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Nhiều thế hệ học sinh trở thành vật thí nghiệm của cách làm thiếu khoa học và vô trách nhiệm này.

“Chứng tỏ chính quyền đang run sợ sự thật và tìm mọi cách đàn áp. Với cách này thì càng tạo nên sự tức giận trong lòng người dân mà thôi”.

“Không riêng Bộ GD-ĐT đâu. Lỗi tại cơ chế dung dưỡng những người bất tài, tham quyền chiếm giữ những vị trí quan trọng, có quyền quyết định các vấn đề liên quan đến cuộc sống của 90 triệu người dân VN. Phải cần có một chế độ thật sự dân chủ thì mới giải quyết tận gốc vấn đề”.

“Vấn đề là toàn thể người dân phải đồng lòng xác định rằng chỉ có tự do dân chủ mới có thể đưa VN phát triển, mới có thể bài trừ tham nhũng và những vấn đề bức xúc khác của xã hội. Vì thế hãy ủng hộ phong trào dân chủ”.

Trước khi kết thúc chương trình, Hòa Ái trả lời các tin nhắn sau:

“Xin chào, tôi là ông Tùng ở Bolsa. Tôi lái xe tải. Từ lúc có số điện thoại mới thì đài không nghe liên tục được, nghe được chút xíu thì nhảy lên rồi bắt đầu lại từ đầu chương trình làm cho chương trình 1 tiếng đồng hồ mà phải nghe đến 2 tiếng đồng hồ mới nghe được hết. Khoảng chừng 15 phút là nói lại từ đầu. Hôm nay tôi không có chạy, ngồi một chổ mà vẫn bị tình trạng đó. Đài làm ơn cho nghe được thông, đừng có cứ 15 phút lại nhảy lại nghe từ đầu thì vừa mất thời gian mà vừa không hay. Làm ơn chỉnh sửa lại cho tốt. Cảm ơn”.

“Chào cô Hòa Ái, tôi tên Mỹ. Số điện thoại để gọi trước khi bắt được làn sóng của đài RFA là số 424-203-8185, nói là muốn bắt được làn sóng RFA thì bấm số 1 để tiếp cận đường dây đó. Tôi không hiểu như thế nào, thành ra tôi chỉ lặp lại cho cô Hòa Ái biết vậy thôi”.

Cảm ơn quý thính giả Tùng và quý thính giả Mỹ đã liên lạc với đài về chương trình phát thanh qua số điện thoại 857-232-0091. Thưa quý thính giả, quý vị nào thường nghe các chương trình phát thanh của ban Việt ngữ đài ACTD qua điện thoại, vui lòng lưu ý một khi quý vị nghe yêu cầu bấm số 424-203-8185 thì quý vị không bấm các số như theo yêu cầu và hãy chờ trong khoảng thời gian ngắn, chương trình phát thanh sẽ được phát bình thường.

“Cô Hòa Ái, tại sao lúc này các chương trình mới nhất, ví dụ như chương trình tôi nghe lúc 9 giờ tối, bây giờ nghe lúc 6:30 thì lại khác đi, không nghe được. Thành ra cô coi lại giùm chút”.

Cảm ơn quý thính giả không nêu tên thông báo về trở ngại quý vị gặp phải khi nghe các chương trình mới nhất qua trang web của đài tại:

www.rfa.org/vietnamese

wwwRFATiengViet.net

www.achautudo.info

Quý thính giả xin lưu ý, khi quý vị nghe các chương trình mới nhất tại mục “Nghe đài”, có biểu tượng cái loa màu xanh ở góc phải, đầu trang chính mà gặp trở ngại thì quý vị có thể nghe và tải âm thanh các chương trình phát thanh qua Podcasts. Quý thính giả bấm vào biểu tượng hình cây ăng-ten màu tím nhạt, thứ 5 từ trái sang, trong 7 biểu tượng (icon) ở cuối trang chính bên góc phải, hoặc quý thính giả có thể truy cập tại đường dẫn:

https://www.rfa.org/vietnamese/podcasts/

Ngoài ra, quý thính giả cũng có thể truy cập vào các đường dẫn dưới đây để nghe và xem các chương trình phát thanh và phát hình qua:

-Trang Facebook tại: www.facebook.com/RFAVietnam

-Kênh Soundcloud tại: www.soundcloud.com/rfavietnam

-Kênh Youtube tại: www.youtube.com/rfavietnamese

Mục “Trả lời Thư tín” đến đây xin tạm dừng. Kính mong quý khán thính giả và độc giả tiếp tục liên lạc với đài và đóng góp ý kiến về các vấn đề quý vị quan tâm qua email tại đại chỉ vietweb@rfa.org hoặc hoaai@rfa.org, hoặc qua hộp thư thoại tại số 202-530-7775.

Cảm ơn thời gian lắng nghe của quý thính giả cùng Hòa Ái trong mục “Trả lời Thư tín”. Kính chúc quý vị 1 ngày mới an vui. Hòa Ái kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong chương trình này lần sau.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.