Với mong muốn nhìn lại cuộc chiến Việt nam, đặc biệt là cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân năm 1968, so sánh với hiện tại, tác giả James Robbins, của báo Washington Times dự định sẽ xuất bản một cuốn sách vào tháng 9 tới có tựa đề ‘this time we win: rethinking the Tet Offensive’ tạm dịch là lần này chúng ta thắng: nhìn lại cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân’. Tạp chí câu chuyện hàng tuần kỳ này có cuộc phỏng vấn với tác giả James Robbins về cuốn sách sắp xuất bản của ông.
Bài học từ Tết Mậu Thân
Việt Hà: Trước hết xin cảm ơn ông đã dành cho đài chúng tôi buổi phỏng vấn này ngày hôm nay. Xin ông cho biết vì sao ông quyết định viết cuốn sách này vào lúc này?
Vệc nhìn lại cuộc tổng tấn công và cố gắng học được những bài học từ cuộc tổng tấn công này để có thể áp dụng vào các xung đột hiện tại trong bối cảnh hiện nay của nước Mỹ là rất quan trọng.<br/>
James Robbins: Trong bối cảnh nước Mỹ phải tham gia vào những cuộc xung đột hiện nay trên thế giới, chống lại các cuộc nổi dậy khác nhau, người ta càng ngày

càng nói nhiều hơn về cuộc chiến Việt nam và đặc biệt là về cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân. Bất cứ điều gì xảy ra ở Iraq hay Afghanistan mà có gì giống với cuộc tổng tấn công thì bạn lại nghe người ta bàn tán về nó và họ so sánh các cuộc chiến này với nhau. Vì thế việc nhìn lại cuộc tổng tấn công và cố gắng học được những bài học từ cuộc tổng tấn công này để có thể áp dụng vào các xung đột hiện tại trong bối cảnh hiện nay của nước Mỹ là rất quan trọng.
Việt Hà: xin ông giới thiệu vắn tắt về cuốn sách này của mình, cuốn sách có bao nhiêu chương và các nội dung chính trong cuốn sách là gì?
James Robbins: cuốn sách có 19 chương. Cuốn sách không có ý định đưa ra một tổng quan cụ thể chi tiết về cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân, vì đã có nhiều cuốn sách hay viết cụ thể về cuộc tấn công này rồi. Mục đích cuốn sách của tôi là tách những điểm chính của cuộc tổng tấn công mà nó có những yếu tố tương đồng với hiện tại như sự thất bại về mặt tình báo, dư luận và báo chí, nhìn vào điều mà mọi người nói đến bây giờ nhiều và có liên quan đến những xung đột mà Mỹ có liên quan và cố gắng đưa ra những so sánh.
Việt Hà: Vậy ông thấy có những điểm tương đồng và khác biệt nào giữa cuộc chiến Việt nam nói chung và cuộc tổng tấn công mậu thân nói riêng với các xung đột hiện tại của nước Mỹ tại Iraq và Afghanistan?
Tuy nhiên chúng không hoàn toàn giống nhau. Có những khác biệt về địa hình, văn hóa, công nghệ. Nhưng đứng về mặt cuộc chiến chống nổi dậy, thì tôi nghĩ là chúng ta có thể rút ra được các bài học, và cũng có những điểm khác biệt lớn.<br/>
James Robbins: Có một số điểm tương đồng ở mức chiến thuật, tức là đều chống lại các vụ nổi dạy, đánh du kích thông thường theo cách giống nhau. Cách mà Việt cộng đánh cũng giống như quân nổi dậy ở Iraq và Taliban. Tuy nhiên chúng không hoàn toàn giống nhau. Có những khác biệt về địa hình, văn hóa, công nghệ. Nhưng đứng về mặt cuộc chiến chống nổi dậy, thì tôi nghĩ là chúng ta có thể rút ra được các bài học, và cũng có những điểm khác biệt lớn.
Trong cuộc chiến Việt nam, trước tiên cuộc chiến diễn ra trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Bắc Việt nam có sự hỗ trợ quan trọng từ Liên Xô và Trung quốc. Những nước này cung cấp cho Bắc Việt nam nhiều vũ khí và trang thiết bị khác. Chiến tranh Việt nam có vẻ là một cuộc chiến giữa các quốc gia nhiều hơn là cuộc chiến du kích. Việt cộng ở Miền Nam được Bắc Việt nam điều khiển. Quân chính quy Bắc việt cũng tham gia vào cuộc chiến. Còn ở Iraq và Afghanistan, chúng ta không thấy có sự tương đương về lực lượng của quân nổi dậy với quân bắc Việt Nam. Đó là những khác biệt bởi nó ảnh hưởng đến cách Mỹ tiến hành cuộc chiến Việt nam thế nào và quan trọng hơn cả là quyết định đến kết cục của cuộc chiến, bởi vì các bạn cũng biết là cuộc chiến Việt nam không do Việt cộng kết thúc mà bởi quân đội Bắc Việt xâm lược miền Nam.
Việt Hà: Một số học giả Việt nam cũng cho rằng Mỹ thua trận trong cuộc chiến Việt nam là do không hiểu văn hóa Việt nam và người Mỹ nhiều khi không biết lắng nghe đồng mình của mình. Liệu đây có phải là vấn đề Mỹ gặp phải ở Afghanistan hay không, bởi vì chính tổng thống Afghanistan Hamid Karzai gần đây cũng lên tiếng trách cứ phương Tây về cách tham gia vào công việc nội bộ của nước này?
James Robbins: Tôi nghĩ là bất cứ khi nào chúng ta ở trong tình huống là có hai nền văn hóa cùng làm việc với nhau để hướng tới mục đích chung thì sẽ có những lúc có thông tin sai lệch hoặc hiểu lầm. Vì thế về khía cạnh đó thì tôi thấy có những sự tương đồng giữa hai cuộc chiến. Đúng là người Mỹ thường bước vào và nghĩ là mình có tất cả các câu trả lời cho mọi điều và đấy là một phần văn hóa của chúng tôi. Người Mỹ cần biết lắng nghe hơn, cố gắng hiểu nhiều hơn tình hình chung. Ngoài ra khi bạn cố gắng giúp một nước khác tự đứng trên đôi chân của chính mình, thì có những mối quan tâm mà chỉ có chính người dân nước đó họ biết nhiều hơn và vì thế chính họ cũng cần phải biết cẩn thận lắng nghe để xem lời khuyên nào là cần thiết, bởi vì người Mỹ cũng có lúc thiếu hiểu biết sâu sắc về văn hóa. Cho nên cần hết sức thận trọng và đừng đưa ra các quyết định vội vã mà dẫn đến những hậu quả.
Biết lắng nghe hơn, cố gắng hiểu nhiều hơn tình hình chung. Ngoài ra khi bạn cố gắng giúp một nước khác tự đứng trên đôi chân của chính mình, thì có những mối quan tâm mà chỉ có chính người dân nước đó họ biết nhiều hơn và vì thế chính họ cũng cần phải biết cẩn thận lắng nghe để xem lời khuyên nào là cần thiết
Iran và Afghanistan không phải là Việt Nam
Việt Hà: Có ý kiến cho rằng Mỹ đang sa lầy tại chiến trường Iraq và Afghanistan và cuối cùng sẽ thua cuộc giống như cuộc chiến Việt Nam, ông nghĩ thế nào về ý kiến này? Và bài học nào mà Mỹ học được từ cuộc chiến Việt nam có thể áp dụng được cho các xung đột hiện tại?
James Robbins: Tôi không đồng ý với ý kiến này, bởi vì khi người Mỹ rời Việt nam theo hiệp định Paris, Mỹ hứa rất nhiều điều, rằng sẽ cố gắng bảo vệ Nam Việt Nam chống lại sự xâm lược của Bắc Việt.

Tôi không cho rằng Mỹ sẽ phá những lời hứa tương tự với Iraq và Afghanistan, hơn nữa những mối đe dọa mà Iraq và Afghanistan đang phải đối mặt với các phần tử nổi dậy ít hơn rất nhiều so với Nam Việt Nam trước kia bởi Nam Việt Nam phải đương đầu với đội quân của Bắc Việt Nam được sự hậu thuẫn vững chắc về vũ khí đạn dược mà họ cần để xâm chiếm miền Nam.
Tôi nghĩ một trong các bài học mà ta học được từ Việt nam là kể cả khi rút quân và bàn giao lại cho quân địa phương thì Hoa Kỳ vẫn cần phải làm một số việc như hỗ trợ về hậu cần, thông tin tình báo, và không lực.
Trong cuộc chiến Việt nam, Mỹ có làm điều này trong một thời gian rồi sau đó quốc hội đã cắt các viện trợ đó để mặc miền Nam Việt Nam. Tôi nghĩ trong trường hợp Iraq và Afghanistan, kể cả khi Mỹ rút quân khỏi hai nước này, Mỹ vẫn cần giúp đỡ về mặt quốc phòng, tình báo và đạo tạo để xây dựng lực lượng an ninh Iraq và Afghanistan. Vì thế hy vọng là lần này Mỹ sẽ không quyết định rút lui sau một thời gian ngắn và để mặc các nước đó cho số phận định đoạt.
Việt Hà: một điều quan trọng khác nữa là khi kinh tế Mỹ đang gặp nhiều khó khăn, dân Mỹ không còn ủng hộ các cuộc chiến hiện tại như trước nữa. Điều này cũng đã xảy ra trong chiến tranh Việt nam khi phong trào phản chiến lên cao vào gần cuối cuộc chiến và đã gây áp lực lên quốc hội Mỹ. Liệu ông có cho rằng điều này sẽ ảnh hưởng đến những quyết định sắp tới của Mỹ trong các cuộc chiến và Iraq và Afghanistan?
<b> </b>Điểm chính mà tôi hy vọng đạt được từ cuốn sách này là đưa ra một phản biện với những người tiếp tục coi cuộc tổng tấn công mậu thân như một trận chiến mẫu cho cuộc chiến hiện tại, nhất là đối với những người chống lại sự can thiệp về quân sự của Mỹ<br/>
James Robbins: Tôi hy vọng là không. Liên quan đến cuộc chiến tại Iraq thì có rất nhiều chống đối vào năm 2007 khi mà nước Mỹ dường như đang thua trận. Sau đó Tổng thống Bush có chiến lược tăng quân thì mọi sự xoay chuyển. Dư luận đã có nhiều người ủng hộ cuộc chiến hơn trước. Theo tôi thì hiện tại các cuộc thăm do ý kiến cho thấy người dân đang sẵn sàng cho Tổng thống Obama một cơ hội tại Afghanistan. Công chúng vẫn chưa thất vọng về triển vọng của những xung đột hiện tại. Nhưng người dân muốn nhìn thấy chiến thắng. Một trong những vấn đề tại Việt nam là họ không cảm thấy cuộc chiến đi đến đâu cả. Chúng ta dường như không có thắng lợi mặc dù trong nhiều trường hợp chúng ta thực sự có chiến thắng. Chính phủ cũng không nói đến các chiến thắng này một cách tích cực. vì vậy tôi hy vọng là một bài học nữa học từ chiến tranh Việt nam là có thể giải thích cho người Mỹ biết chiến thắng sẽ như thế nào. Trong trường hợp của Iraq chúng ta đã thành công và tôi hy vọng là sẽ thành công với Afghanistan.
Việt Hà: Đã có khá nhiều sách được xuất bản viết về chiến tranh Việt nam và so sánh nó với các xung đột hiện tại của Mỹ trên thế giới. Vậy cuốn sách ông có điều gì khác biệt và ông hy vọng đạt được điều gì từ cuốn sách này?
James Robbins: Điểm chính mà tôi hy vọng đạt được từ cuốn sách này là đưa ra một phản biện với những người tiếp tục coi cuộc tổng tấn công mậu thân như một trận chiến mẫu cho cuộc chiến hiện tại, nhất là đối với những người chống lại sự can thiệp về quân sự của Mỹ. Thực ra đó là một trận chiến đặc biệt trong lịch sử quân sự. Khi bạn nói đến cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân, bạn thường nghĩ đến thất bại bởi vì đó là cách mà nó được ghi nhận trong văn hóa chính trị Mỹ. Họ coi đó là một chỗ ngoặt trong lịch sử chiến tranh Việt nam khi mà công luận đang chống lại cuộc chiến và làm cho mọi sự khó khăn hơn để thực hiện cuộc chiến. Thực ra, dư luận không chống lại cuộc chiến bởi vì cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân. Đứng về mặt mức độ, không có gì tại Iraq hay Afghanistan gần giống như cuộc tổng tấn công Mậu thân. Thế nhưng cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân vẫn cứ được đưa ra nhiều lần để so sánh. Vì thế điều mà tôi muốn làm trong cuốn sách này là chỉ ra cho thấy sự sánh đó khập khiễng thế nào và hy vọng có thể chấm dứt sự so sánh sai lệch đó hoặc ít nhất thì cũng để có được một sự so sánh chính xác, hợp lý hơn.
Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn, và chúc cuốn sách của ông đạt được thành công như mong đợi.
Tạp chí câu chuyện hàng tuần kỳ này xin được tạm dừng tại đây. Việt Hà xin thân ái tạm biệt quý thính giả và xin hẹn gặp lại vào sáng thứ ba tuần tới.
Theo dòng thời sự:
- Huế, 40 năm sau Tết Mậu Thân, vết thương vẫn chưa lành
- "Ai Đã Giết Người Dân Huế?" Câu Hỏi 40 Năm Chưa Trả Lời
- Vai trò của tiến sĩ Lê Văn Hảo trong biến cố Tết Mậu Thân 1968 tại Huế
- Huế 1968: Khăn Tang và Nước Mắt đường lên Ba Đồn
- Các tranh luận trong nội bộ đảng CSVN về cuộc Tổng công kích Tết Mậu Thân