Trước hết, về quan niệm tình yêu thời nay của giới trẻ, thì có lẽ, với các bậc phụ huynh có con em đi học ở thành phố, thì chuyện "sống thử" luôn là nỗi bận tâm lo lắng nhất. Thực vậy, ở mục diễn đàn của các báo điện tử trong nước trên mạng internet, khi đề cập đến quan niệm sống thử, hầu hết các bạn trẻ thuộc thế hệ 8x đều không lên án, mà chỉ cho là đó là hệ quả của sự du nhập của văn hoá phương Tây vào Việt Nam, và đó là một cách biểu hiện tình yêu. Một nữ sinh viên tên Lan, năm thứ hai trường Đại học Quốc gia Hà Nội xác nhận:
"Có một số phần tử như thế, sống theo lối tự do và thoải mái hơn với khuôn khổ khi mình ở với gia đình! Có một số bạn chơi bời, tư tưởng cũng thoáng hơn."
Giới trẻ bây giờ sống ích kỷ nhiều hơn, nó chỉ biết nó nhiều hơn là mọi người, giống như muốn hưởng thụ nhiều hơn là muốn cống hiến. Trong gia đình, chúng nó nghĩ là cha mẹ phải lo cho con cái, chứ không nghĩ là phải lo lại cho cha mẹ. Học sinh cũng vậy, thầy cô phải lo cho nó, ít khi mà chúng nó lo lắng.<br/> <i> cô Trang, giáo viên, TPHCM</i>
Với chuyện định hướng cho cuộc sống của mình trong tương lai thì điều này chỉ có ở một số bạn trẻ nào đó mà thôi. Phần còn lại thì bàng quan. Khi Phương Anh hỏi thăm em Duy, năm thứ ba trường Đại học Hồng Bàng ở TPHCM, rằng, có bao giờ các bạn đề cập đến cuộc sống của mình hầu định hướng cho tương lai sau này hay không, em cho biết:
“Học bình thường nhưng chơi thì chơi nhiều, về tương lai thì chẳng bao giờ nói, vô tư!”
Nhà giáo thấy giới trẻ ít biết lo toan, tôn trọng
Về phần các nhà giáo, khi đề cập chuyện thời đại hội nhập đã tác động như thế nào đến các học sinh cấp ba, cô giáo Trang, hiện đang dậy tại một trường cấp 3 ở quận 3, TPHCM cho hay:
“Tùy môi trường, thí dụ như ở trường quốc tế thì khác, trường công, trường dân lập thì khác. Nói chung là mỗi môi trường nó có sự khác biệt. Theo tôi thấy, giới trẻ bây giờ sống ích kỷ nhiều hơn, nó chỉ biết nó nhiều hơn là mọi người, giống như muốn hưởng thụ nhiều hơn là muốn cống hiến. Trong gia đình, chúng nó nghĩ là cha mẹ phải lo cho con cái, chứ không nghĩ là phải lo lại cho cha mẹ. Học sinh cũng vậy, thầy cô phải lo cho nó, ít khi mà chúng nó lo lắng.
Gọi là hưởng văn minh, các em sinh viên đầu tiên là tìm tài liệu học, thường chỉ trong vòng nửa tiếng, rồi bắt đầu chuyển sang chat, chơi game. Lâu lắm, thì mới có một em chuyên chú tài liệu học tập của mình mấy tiếng đồng hồ. Còn du nhập của phương Tây về mặt tình cảm, tình dục thì rõ ràng là khác nhiều so với cách đây 5,10 năm trước.<br/> <i>anh Trung, chủ cafe internet</i>
Hồi xưa thì tôn sư trọng đạo, còn bây giờ với thầy cô không có tôn trọng lắm. Thời tôi còn đi học, phải nhìn thầy cô để biết thầy cô muốn cái gì để làm theo, còn bây giờ tụi nó là trung tâm, còn thầy cô phải đi theo.”
Ngoài ra, cô cho rằng, internet, game cũng là một hình thức tác động lên lối suy nghĩ và hành xử của các em rất nhiều:
“Vấn đề game và internet cũng không (được) kiểm soát, nhà nước cũng không qui định là bao nhiêu tuổi mới vào game, nên cái đó cũng tràn lan rộng rãi.”
Người trẻ dành nhiều thì giờ cho internet, chat
Anh Trung, chủ nhân một tiệm internet ở quận 10, TPHCM, thì cho rằng, thời đại hội nhập với văn hoá phương Tây du nhập vào Việt Nam đã làm cho giới trẻ bây giờ quan niệm sống về vật chất nhiều hơn:
“Đua đòi nhiều hơn, chứ không phải là phóng khoáng. Tôi thấy các bài đăng tải trên báo, trên tivi, đa phần là nói tốt, xấu thì ít. Nhưng ngoài đời thì phải nói là xấu nhiều hơn tốt. Ví dụ như internet, gọi là hưởng văn minh, các em sinh viên đầu tiên là tìm tài liệu học, thường chỉ trong vòng nửa tiếng, rồi bắt đầu chuyển sang chat, chơi game. Lâu lắm, thì mới có một em chuyên chú tài liệu học tập của mình mấy tiếng đồng hồ. Còn du nhập của phương Tây về mặt tình cảm, tình dục thì rõ ràng là khác nhiều so với cách đây 5,10 năm trước. Bây giờ giới trẻ nói tới chuyện yêu đương tự nhiên lắm, không có sự thẹn thùng e ấp theo tính cách phương Đông như xưa nưã.”
Các bạn trẻ ngày nay mạnh dạn, tự tin, dám làm, nhưng không có nghĩa là không chịu trách nhiệm. Một giá trị rất quan trọng đó là tự do, không có nghĩa là không chịu trách nhiệm, mà có nghĩa là có trách nhiệm về những gì mình đã quyết định và mình thực hiện<br/> <i>tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn</i>
Anh cũng cho hay rằng 99% học sinh sinh viên đến tiệm internet của anh xử dụng phương tiện thông tin hiện đại này để chat mà thôi, anh nói:
“Cái đưá mà nó học, thì ít, đa số là chat, mà có tìm tài liệu thì chỉ 15, 20 phút, rồi làm việc khác. Lâu lâu, đến gần ngày thi thì mới tìm tòi bài, tìm tài liệu, còn bình thường thì chat.”
Chuyên gia tâm lý thấy bạn trẻ năng động, tự tin và tự do chọn lựa

Mặc dầu có những ý kiến tiêu cực về giới trẻ trong thời đại hội nhập, nhưng, đối với tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn, giảng viên trường Đại Học Sư Phạm TPHCM, khoa tâm lý, thì lại cho rằng nếu nhận định giới trẻ Việt Nam ngày nay có tư tưởng tự do, phóng khoáng, và có chủ nghĩa cá nhân thì cũng không chính xác:
“Kết luận đó là chủ quan. Thực sự, hiện nay, các bạn sinh viên cũng có sự năng động, đã có thể hiện một chút gì đó tự tin và cởi mở. Đó là những kỹ số rất quan trọng để nói rằng các bạn đang thực sự hội nhập. Những biểu hiện về mặt tâm lý của giới trẻ cho thấy là các bạn đang nắm rất rõ những quan niệm, chủ trương đường lối, mặc dù các bạn luôn luôn biết cách thể hiện cá nhân mình.
Điều đặc biệt trong sự hiểu biết của giới trẻ đó là sự tự do, hiểu theo nhiều hàm ý khác nhau. Ví dụ tự lựa chọn cho mình các hoạt động, không phải chỉ vui chơi giải trí mà còn những hoạt động thoải mái và bổ ích, thí dụ Mùa Hè Xanh, Chiến Dịch Tình Nguyện, Kỳ Nghỉ Hồng…
Đó là điều thể hiện sự tự do của các bạn trong cuộc sống. Có lẽ, các bạn đó nhận thức được giá trị của một con người hiện đại. Các bạn trẻ ngày nay mạnh dạn, tự tin, dám làm, nhưng không có nghĩa là không chịu trách nhiệm. Một giá trị rất quan trọng đó là tự do, không có nghĩa là không chịu trách nhiệm, mà có nghĩa là có trách nhiệm về những gì mình đã quyết định và mình thực hiện. Đó là những biểu hiện khá tích cực hiện nay.”
Tuy nhiên, ông cũng đồng ý rằng, cũng có một số nào đó, đã có những biểu hiện tiêu cực, nhưng con số này không lớn. Mặt khác, nhà nước có thể chấn chỉnh được, nếu muốn, ông nói tiếp:
“Bên cạnh đó, cũng có một số bạn trẻ, cũng có những biểu hiện chưa tích cực trong cuộc sống, thí dụ như chủ quan, tập trung quá nhiều vào vui chơi, giải trí mà không tập trung vào hoạt động định hướng cuộc sống trong tương lai. Điều này có thể điều chỉnh trong một hoàn cảnh với một thời gian nhất định.
Những nghiên cứu về mặt tâm lý xã hội đã chứng minh rằng ở bất kỳ quốc gia nào đó, để tạo nên sự đa diện, đặc biệt là tạo nên sự cân bằng thì biểu hiện tiêu cực luôn luôn có. Điều quan trọng nhất là quốc gia đó sẽ khống chế biểu hiện tiêu cực đó như thế nào.
Thiết nghĩ rằng, xã hội chúng ta đang đi theo hướng khá đúng về chuyện tạo điều kiện cho thế hệ trẻ được quyền quyết định, quyền tự do thể hiện mình, nhưng hình như, thế trẻ đã và đang định hướng theo đúng hướng nhất định.”
Sau cùng, ông nhận định rằng trong thế giới toàn cầu hoá, tất cả các nước đều chịu ảnh hưởng qua lại về kinh tế và văn hoá. Giới trẻ là lứa tuổi dễ tiếp thu và hội nhập nhanh chóng nhất, vì thế, việc thay đổi quan niệm để hòa nhập với văn hóa đến từ phương Tây là điều tất nhiên phải có:
“Trong thời kỳ hội nhập của Việt Nam thì các bạn trẻ đã có chuyển biến nhất định, vì các bạn phải nhanh thì mới bắt kịp với thời đại. Các bạn phải cạnh tranh một cách công bằng với những bạn trẻ trên thế giới, cũng phải làm và thể hiện quyết tâm để chính phục được cuộc sống .
Cũng có một bộ phận hay một số bạn trẻ hướng đến mình nhiều quá, nhưng đó chỉ là những nét chấm phá trong một bức tranh toàn cảnh của xã hội, chứ tỉ lệ đó không quá lớn. Điều này cũng có thể chấp nhận trong thời hội nhập. Đó là những điều mà chúng ta nên hiểu một cách chính xác nhất về sự thay đổi, những chuyển biến giá trị sống của giới trẻ trong thời hội nhập.”
Trên đây là một số ý kiến về giới trẻ Việt Nam trong thời hội nhập toàn cầu hoá. RFA đón nhận ý kiến đóng góp về đề tài này từ quí thính giả qua điạ chỉ email vietweb@rfa.org.