Người Việt tại Hoa Kỳ và cuộc khủng hoảng kinh tế.(Phần cuối)

Thưa quí vị thính giả, để thính giả ở quê nhà phần nào hình dung được đời sống của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ bị ảnh hưởng ra sao trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, kỳ trước, Phương Anh đã gửi đến qúi vị một số chuyện thực của giới kinh doanh, vẫn được coi là thành phần kinh tế thoải mái hơn cả.

0:00 / 0:00

Kỳ này, mời qúi vị nghe những lời tâm sự của giới trí thức trong xã hội bao gồm kỹ sư, bác sĩ, dược sĩ, chuyên viên tâm lý. Qua các tìm hiểu này, chúng tôi hy vọng gửi đến quý vị bức tranh toàn cảnh về tác động của cuộc khủng hỏang kinh tế đối với cộng đồng người Việt tại Hoa kỳ, kể cả người già và trẻ em. Quý vị cũng có thể liên kết những khó khăn ấy với những khó khăn của các thân nhân đang sống trong nước. Từ đó, sẽ nhận định rằng trong thời đại hiện nay, không có chuyện gì có thể cho đó hoàn toàn là chuyện nội bộ của bất cứ nước nào!

Thất nghiệp từ tháng 11 năm ngoái, nên không có giúp đỡ gì được cho Việt Nam vì bị thất nghiệp trước Tết. Thất nghiệp nhiều lắm, trong group của em chỉ còn có hai người thôi.

Anh Hoàng, một kỹ sư computer

Ảnh hưởng đến thành phần trí thức

Trước hết, anh Hoàng, một kỹ sư computer, cư ngụ ở Dallas, Texas, đi làm được hơn 5 năm thì bị thất nghiệp suốt gần 5 tháng qua than thở rằng:

Thất nghiệp từ tháng 11 năm ngoái, nên không có giúp đỡ gì được cho Việt Nam vì bị thất nghiệp trước Tết. Thất nghiệp nhiều lắm, trong group của em chỉ còn có hai người thôi. Em còn mấy bà chị ở Việt Nam, thường thì có quà Tết cho mấy bà chị, cho mấy đứa nhỏ, mỗi đứa cũng vài trăm tiền ăn Tết..Em không gửi hàng tháng mà đến kỳ, hoặc là 3, 4 tháng, khoảng từ 500 đến 800.

Mấy đứa cháu cũng cần tiền đi học, mấy bà chị cũng nghèo, em gửi chủ yếu là cho mấy đứa nhỏ đi học. Vợ em thì còn đi làm, nhưng lúc này không biết lúc nào nó còn, lúc nào nó mất, giống như hãng của em, hết tiền thì thất nghiệp. Bạn em cũng bị laid- off nhiều lắm. Bây giờ tìm các job khác luôn, không phải là “engineer” nhưng cũng làm, nhưng tìm vẫn chưa có.

Tình hình chung của các kỹ sư về computer ở các hãng xưởng là như thế! Ai ai cũng nơm nớp lo âu không biết đến bao giờ lại đến phiên mình thất nghiệp.

Còn đối với giới địa ốc, hay cho vay tiền mua nhà, mà chúng ta còn gọi là “loan officer” thì càng thê thảm hơn. Ông Ronal Khương, một chuyên gia địa ốc ở vùng Fairfax, Virginia cho hay:

Họ phải đi kiếm việc làm khác hay làm thêm một việc gì đó để giữ đời sống của họ. Có người bỏ nghề luôn, thí dụ như những công ty làm “loan” (cho mượn tiền) họ phải đóng cửa, có người xin tiền thất nghiệp, hơn 50% là bỏ nghề.

Ô.Ronal Khương, một chuyên gia địa ốc

Họ phải đi kiếm việc làm khác hay làm thêm một việc gì đó để giữ đời sống của họ. Có người bỏ nghề luôn, thí dụ như những công ty làm “loan” (cho mượn tiền) họ phải đóng cửa, có người xin tiền thất nghiệp, hơn 50% là bỏ nghề. Còn người địa ốc thì treo bằng. Những người đầu tư vô nhà cửa thì lúc này việc làm không suông sẻ, nhà cửa đi xuống, nên những đầu tư của họ bị xuống. Họ bị stress nhiều lắm. Có người dành dụm cả chục năm, bây giờ coi như “bay”hết.

Với giới y tế thì số người bị thất nghiệp tăng bao nhiêu thì bệnh nhân giảm đi bấy nhiêu. Bác sĩ Bùi Thiện Triệu, chuyên khoa gia đình, đang hành nghề ở quận Cam, bang California cho biết:

Trong tình trạng kinh tế khó khăn nên số người bị mất bảo hiểm y tế gia tăng, bệnh nhân không có bảo hiểm y tế nên không có phương tiện đi khám và không muốn bỏ tiền túi đi khám hay mua thuốc vì họ phải dùng tiền vào các chi phí khác cấp bách hơn. Nhiều bệnh nhân bị bệnh mãn tính như cao máu, tiểu đường đã không đi khám bác sĩ hay mua thuốc uống trong nhiều tháng vì họ không có bảo hiểm.

Ngoài ra, các hãng bảo hiểm hiện nay có xu hướng gia tăng tiền bảo phí mà các hãng xưởng phải đóng cho họ mỗi tháng mà trong khi đó thì các phúc lợi y tế thì lại giảm đi. Bệnh nhân đi khám bệnh phải trả phụ phí nhiều hơn trước. Điều này làm cho bệnh nhân không muốn đi khám bệnh thường xuyên vì ngại đóng tiền phụ phí cao.

Trong tình trạng kinh tế khó khăn nên số người bị mất bảo hiểm y tế gia tăng, bệnh nhân không có bảo hiểm y tế nên không có phương tiện đi khám và không muốn bỏ tiền túi đi khám hay mua thuốc vì họ phải dùng tiền vào các chi phí khác cấp bách hơn.

Bác sĩ Bùi Thiện Triệu

Còn tại các nhà thuốc tây, thì số lượng khách hàng cũng vắng hẳn đi. Dược sĩ Trần Thu Hằng, chủ nhân tiệm thuốc Tây Trần ở Little Sàigòn cho biết:

Số người đi mua thuốc cũng có phần giảm sút hơn so với trước vì số người thất nghiệp ngày càng tăng, nên tình trạng người mất bảo hiểm cũng tăng theo. Bên cạnh đó, mức sinh hoạt cũng eo hẹp hơn cho nên bị bệnh nhưng nhiều người cũng không dám đi khám bác sĩ, mua thuốc vì khả năng tài chính không có như hồi trước. Có một số người mắc bệnh mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường bây giờ bị mất bảo hiểm nên phải mua đỡ thuốc uống cầm chừng. Thêm vào đó, tiền thuốc cũng tăng nhiều hơn so với trước cho nên lại càng khó khăn hơn cho người cần dùng thuốc.

Có một số người mắc bệnh mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường bây giờ bị mất bảo hiểm nên phải mua đỡ thuốc uống cầm chừng. Thêm vào đó, tiền thuốc cũng tăng nhiều hơn so với trước cho nên lại càng khó khăn hơn cho người cần dùng thuốc.

Dược sĩ Trần Thu Hằng

Nhân đây, khi hỏi thăm về tình trạng bảo hiểm y tế dành cho các vị cao niên và nhất là các em nhỏ, dược sĩ Hằng cho biết:

Phải nói là từ người già cho đến trẻ em đều bị ảnh hưởng vì tình hình kinh tế khó khăn hiện nay. Đối với qúi vị cao niên, 65 tuổi trở lên, mặc dù có trợ cấp từ liên bang và tiểu bang nhưng năm nay, một số chương trình mua thuốc bắt trả thêm nhiều tiền hơn. Cho nên, các qúi vị này cũng đắn đo suy nghĩ khi phải đi đến tiệm mua thuốc.

Còn đối với trẻ em thì một số cha mẹ bị mất việc, cha mẹ phải lo kiếm việc hàng ngày, và không có tiền sẵn, nên có nhiều cảnh thương tâm lắm. Thí dụ con nhỏ bị bệnh, nhưng cha mẹ không có thời gian đưa con đi khám bệnh nên đến tiệm thuốc mua đỡ thuốc bán tự do về cho uống đỡ, nhưng không hết, cuối cùng phải đi bác sĩ, đến tiệm thuốc mua lại tốn nhiều hơn vì nó bệnh nặng hơn.

Phải nói là từ người già cho đến trẻ em đều bị ảnh hưởng vì tình hình kinh tế khó khăn hiện nay. Đối với qúi vị cao niên, 65 tuổi trở lên, mặc dù có trợ cấp từ liên bang và tiểu bang nhưng năm nay, một số chương trình mua thuốc bắt trả thêm nhiều tiền hơn.

Dược sĩ Trần Thu Hằng

Tình trạng cạnh tranh giữa các tiệm ngày càng cao nên các tiệm phải lấy công làm lời để sống qua cơn khủng hoảng kinh tế hiện nay. Phải nói là không dễ dàng để bán được món thuốc như ngày xưa vì lý do đơn giản là người ta không có tiền như trước nên người ta suy nghĩ rất kỹ trước khi mua thuốc.

Nhiều món hàng không bán được như sữa bột, người ta có khuynh hướng mua gửi về VN hay là một số thuốc cảm, ho, sổ mũi, gửi về VN làm quà cho thân nhân ở bên đó. Nhưng ngày nay, những món hàng hay thuốc người ta mua để gửi về VN thì bán chậm hơn trước rất nhiều.

Ngoài việc bị ảnh hưởng về vấn đề sức khoẻ, các sinh hoạt ca nhạc trong cộng đồng người Việt cũng bị hạn chế.

Đó là chưa kể nạn cướp bóc gia tăng mà chị là một trong những người chứng kiến tận mắt. Chị kể lại:

Một điểm nổi bật là cảnh cướp giật xảy ra nhiều hơn ở các siêu thị, các chợ. Bây giờ cướp giật tiền ở trước các chợ xảy ra nhiều hơn. Không hẳn chỉ cướp giật tiền mà còn trộm cắp trong khu dân cư ở vùng Little Saigon nữa<br/>

Các sinh hoạt giải trí trong cộng đồng cũng khó khăn trong vấn đề bán vé vì kinh tế khó khăn. Người ta tiết kiệm trong sinh hoạt hàng ngày, tính toán kỹ lưỡng hơn trước. Một điểm nổi bật là cảnh cướp giật xảy ra nhiều hơn ở các siêu thị, các chợ. Bây giờ cướp giật tiền ở trước các chợ xảy ra nhiều hơn. Không hẳn chỉ cướp giật tiền mà còn trộm cắp trong khu dân cư ở vùng Little Saigon nữa, xảy ra trong cộng đồng Việt Nam nhiều hơn so với trước.

Thế còn việc gửi tiền hay quà, thuốc cho thân nhân ở Việt Nam, chị cho hay:

Có những lúc tiếp xúc với khách hàng thì mình được biết là vấn đề gửi tiền cho thân nhân bên VN hay mua thẻ điện thoại để liên lạc với người thân ở bên VN cũng ít đi so với trước. Người ta không có tiền nên phải tập trung vào mức sinh hoạt của bên này. Cho nên, vấn đề giúp cho thân nhân ở VN là một việc khó khăn.

Các trẻ em cũng phần nào bị ảnh hưởng

Thưa qúi vị, một điều đáng nói hơn nữa là cuộc khủng hoảng kinh tế còn ảnh hưởng đến ngay cả trẻ em, các thanh thiếu niên, lứa tuổi được cho là hồn nhiên vô tư. Anh Nguyễn Minh Tuấn, một chuyên gia tâm lý, đang làm việc trong cơ quan trị liệu về tâm thần ở Santa Clara, California cho biết:

Nếu những vợ chồng chỉ cần có những nỗi lo âu, buồn phiền trên mặt cũng đủ làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ em trong nhà. Nhiều khi các em cũng muốn làm một cái gì đó để giúp cho cha mẹ. Có nhiều em đang tuổi đi học, cái nỗi lo lắng, nỗi buồn phiền đó làm cho các em không thiết tha đến vấn đề học hành nữa<br/>

Anh Nguyễn Minh Tuấn, một chuyên gia tâm lý

Nếu những vợ chồng chỉ cần có những nỗi lo âu, buồn phiền trên mặt cũng đủ làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ em trong nhà. Nhiều khi các em cũng muốn làm một cái gì đó để giúp cho cha mẹ. Có nhiều em đang tuổi đi học, cái nỗi lo lắng, nỗi buồn phiền đó làm cho các em không thiết tha đến vấn đề học hành nữa vì các em chỉ ước mong cha mẹ có việc làm để có tiền.

Cái ảnh hưởng đó kéo theo như sợi dây chuyền. Mới đầu chỉ là hơi chán nản, sau đó, đến lớp học thì không tâp trung học, điểm sẽ bị thấp hơn, rồi cảm thấy bực tức. Nếu ra ngoài đường, bạn bè vui chọc ghẹo thì dễ ẩu đả, đánh nhau.

Những em thấy cha mẹ cãi nhau, hay tranh luận với nhau về vấn đề chi tiêu tiền bạc thì các em cũng cảm thấy buồn phiền, chán nản, các em ít dành thời giờ ở nhà, mà có khuynh hướng lang thang ngoài đường sau giờ học. Đó là chưa kể các em nhỏ tuổi hơn, không thể lo cho mình được, mà cha mẹ cứ mải mê kiếm việc làm, hoặc là đi đây đi đó để kiếm việc làm, cha mẹ vô tình quên chăm sóc các em, về thể chất cũng như tinh thần.

Có nhiều cha mẹ quên giờ đón con. Các em phải ở trường lâu hơn, nên rất buồn và bực bội. Có cha mẹ vì mải đi kiếm việc làm mới nên đã không có thời giờ nấu ăn hay chăm sóc các con như trước đây.

Quí vị vừa nghe một số lời tâm sự của giới trí thức cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ đã bị ảnh hưởng ra sao trong cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay. Mong rằng qúi vị bên quê nhà sẽ thông cảm và hình dung được giai đoạn khó khăn hiện nay của đa số người Việt nơi xứ người. Phương Anh xin ngừng nơi đây. Hẹn gặp quí vị và các bạn vào kỳ sau.