Tiếng đàn yêu nước.

Có những tiếng đàn, điệu sáo khi cất lên đã làm hàng triệu con tim rung động, bởi những âm thanh ấy chứa đựng một thứ tình gói gọn trong hai từ “yêu nước”. Mời quý vị nghe câu chuyện của những tiếng đàn yêu nước ấy.
Quỳnh Chi- RFA
Cây vĩ cầm yêu nước Tạ Trí Hải- Photo courtesy blog Nguoibuongio's
Photo courtesy blog Nguoibuongio's

Rộn rã lòng người

Đã hơn 11 tuần trôi qua, thủ đô nước Việt dần quen với mười “Chủ nhật yêu nước”. Đó là những ngày được ví như ngày chiến đấu trong thời bình – chiến đấu cho chủ quyền đất nước, cho danh dự dân tộc và cho những gì cha ông đã mang xương máu đi đánh đổi.

Đó là những ngày trời ngừng mưa, gió ngưng thổi, cây ngừng lay. Tất cả như trở nên khiêm tốn hơn, nhường chỗ cho thứ âm thanh hỗn hợp – không trong trẻo, không sang trọng, cũng chẳng điệu vần của những người biểu tình. Nổi bật giữa những câu khẩu hiệu, những tiếng tung hô, là những giai điệu trong âm sắc bén ngọt rộn rã lòng người của tiếng đàn violon, tiếng ghi-ta, tiếng sáo trúc và tiếng hát.

Cây vi-ô-lông và cây ghi-ta yêu nước.- Blog NguyenXuanDien's photo
Cây vi-ô-lông và cây ghi-ta yêu nước.- Blog NguyenXuanDien's photo
Photo courtesy blog NguyenXuanDien's

bác chỉ có cây đàn  mà bác gọi là “cây đàn Thạch Sanh” dùng để tiêu diệt Lý Thông”
nghệ sĩ Tạ Trí Hải

Và người hăng say kéo lên tiếng đàn violon yêu nước ấy là nghệ sĩ Tạ Trí Hải. Ông vui vẻ tâm sự về “tiếng đàn Thạch Sanh” của mình:

“Năm nay bác đã 72 tuổi, sắp gần đất xa trời rồi. Bác chẳng còn gì để thể hiện lòng yêu nước của mình ngoài tiếng đàn. Tham gia tuần hành chống Trung Quốc cứu nước là một dịp may để bác thể hiện lòng yêu nước ở cuối đời. Mỗi người, không phân biệt thành phần, tuổi tác dân tộc…đều có thể thể hiện lòng yêu nước của mình. Mỗi người một khả năng mà thể hiện. Đối với bác, bác chỉ có cây đàn  mà bác gọi là “cây đàn Thạch Sanh” dùng để tiêu diệt Lý Thông”.

Bắt đầu từ những ngày đầu cuộc tuần hành cách đây hơn 2 tháng, người ta đã thấy nghệ sĩ Tạ Trí Hải xuất hiện với cây đàn violon thân thiết của mình. Và cho đến cuộc tuần hành lần thứ chín, người ta thấy những khúc hát non sông ấy được hòa thêm bằng tiếng ghi-ta trẻ trung và tiếng sáo đầy nhiệt huyết của chàng sinh viên trẻ Peter Vũ:

“Hôm Chủ nhật ngày 7 tháng 8, khoảng 8 giờ là tôi đã mang đàn ra đứng dưới chân tượng đài Lý Thái Tổ. Lúc ấy chưa có ai đến cả, thế nhưng tôi vẫn đàn và hát những bài ca về Hà Nội. Khoảng 15 phút sau, bác Trí Hải đến và hai bác cháu song tấu”.
Thế là những sáng Chủ nhật vừa qua, đoàn biểu tình và du khách đã thỏa lòng với những bài hát cho tổ quốc, nào “Nối vòng tay lớn”, nào “Hà Nội niềm tin và hy vọng”, nào “Lên đàng” …

Sáng hôm 7 tháng 8, sau một lúc tập trung, đoàn biểu tình đã bị yêu cầu không được chơi đàn nơi tượng đài Lý Thái Tổ, các “nghệ sĩ của nhân dân” đã chấp nhận mang đàn xuống vỉa hè đánh tiếp. Đã là tiếng nói yêu nước thì nó xuất phát từ đâu là điều không quan trọng. Nghe những tiếng đàn, những điệu sáo, những giọng hát đầy hào hứng trên tuyến đầu của đoàn biểu tình, mới thấy âm thanh ấy không chỉ là âm thanh yêu nước, mà đó là thứ âm thanh của sự hăng say, của lòng nhiệt huyết và của tấm tình trĩu nặng dành cho dân tộc.

Lúc đàn như thế thì bác rất mệt, tuy nhiên rất hăng say. Bởi lúc kéo lên tiếng đàn yêu nước ấy thì bác nhớ lại những năm tháng tuổi trẻ…Đối với người Việt Nam, thì lòng yêu nước đã ngấm vào từng làn da thớ thịt rồi. Cho nên nó chính là động lực mạnh mẽ nhất để bác vượt qua mọi khó khăn, mệt nhọc.  Lúc kéo đàn giữa đoàn tuần hành thì bác rất hăng say, cảm thấy như mình đang chứng kiến một ngày hội non sông. Đây là lúc bác thấy mình trẻ lại”

Rửa nhục cho tổ quốc

Từ mấy năm nay, bác Tạ Trí Hải mang đàn đi khắp nước, biểu diễn không lương cho mọi người. Peter cũng từng mang tiếng hát hòa bình giúp giáo dân giáo xứ Thái Hà dâng Chúa lời cầu nguyện cho sự thật và công lý. Đối với người nghệ sĩ già Tạ Trí Hải hay chàng sinh viên trẻ Peter Vũ, mặc dù đã biểu diễn nhiều nơi, giao lưu nhiều chỗ và gặp nhiều người; nhưng được cất lên những bài ca tổ quốc giữa lòng Hà Nội trong lúc đất nước bị đe dọa, là một niềm vinh dự đặc biệt. Nó như một chất kích thích thấm tận làn da thớ tóc, làm người ta quên cả những đau đớn thể xác.

“Đúng từ lúc cuộc biểu tình bắt đầu cho đến kết thúc thì tôi chỉ có đánh đàn và hát thôi, cho nên bây giờ tay tôi bật móng chảy máu.
Tuy nhiên, chúng tôi vẫn hăng say. Bởi có thêm một tiếng đàn cũng giống như có thêm một tiếng hô vang, có thêm tiếng nói của dân tộc. Chỉ khác là nó là một thứ ngôn ngữ khác mà thôi”.

mong cho đất nước có thể đi lên, vững mạnh dù phải trả bất cứ giá nào
Peter Vũ

Là một người từng tham dự khóa đào tạo về sáng tác, phê bình, lý luận âm nhạc, Peter đã chọn cây đàn ghi-ta và sáo trúc như hai thứ nhạc cụ bình dân và quan trọng hơn hết đây là nhạc cụ gần gũi và mang hồn quê dân tộc. Anh cho biết, khi cất lên tiếng đàn, thổi một bài sáo trúc trong lòng người biểu tình, là lúc anh góp tiếng nói cho một ước mơ giản dị và chân thành. Đó là được nhìn thấy đất nước đi lên vững mạnh. Anh nói:

“Thật ra, mong ước của tôi, của những người tuần hành và của những người chưa có cơ hội tuần hành rất giản dị và chân thành. Đó là mong cho đất nước có thể đi lên, vững mạnh dù phải trả bất cứ giá nào thì chúng tôi vẫn chấp nhận, kề cả hy sinh và thử thách”

Sau khi Giám đốc công an thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Nhanh chính thức lên tiếng nói lực lượng công an không có chủ trương đàn áp người biểu tình, việc xô xát hay mạnh tay từ phía an ninh được coi là đã không xảy ra kể từ cuộc biểu tình thứ chín. Tuy nhiên, đối với nghệ sĩ già Tạ Trí Hải, dù có bị cản trở, lý tưởng của ông vẫn sẽ nâng tiếng đàn của mình lên cao vút.

Bác đã xác định rằng, mặc dù bị các lực lượng an ninh gây khó khăn khi kéo đàn trong cuộc tuần hành, nhưng đây chính là lúc bác rửa được cái nhục cho mình, cho dân tộc khi bao năm bị Trung Quốc đè nén...Mình sống phải có lý tưởng con ạ”.
“Đến cuối đời thì lý tưởn

Cây sáo trúc
Cây sáo trúc "Trương Lương" Peter Vũ- Courtesy photo blog nguoibuongio's
Courtesy photo blog nguoibuongio's
g của bác là theo đuổi tự do, dân chủ, nhân quyền”,  ông Tạ Trí Hải chia sẻ.

Đã 10 ngày chủ nhật, Hà Nội xôn xao với những bài hát hùng hồn, và trang trọng với những phút tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974, trận hải chiến Trường Sa 1988. Ông Tạ Trí Hải nói:

Bác thấy rất vui khi lớp già và trẻ lại có những cái chung với nhau, cùng nắm tay nhau hướng về dân tộc. Khi kéo đàn cùng chàng thanh niên trẻ ấy, bác cảm thấy như bác và cậu ấy đang đứng cùng một trận tuyến. Không phải cầm súng mới gọi là ra mặt trận đâu. Bác nghĩ rằng tiếng đàn này sẽ làm rung động triệu triệu con tim, để đứng lên làm việc đại nghĩa trước cảnh đất nước lâm nguy”.

Sự đồng điệu lạ kỳ

Một trong những bức hình từ cuộc biểu tình gây cảm động cho người xem, là hình ảnh đám đông biểu tình vây quanh một nghệ sĩ già miệt mài cùng cây violon, dưới đất là một em bé mới lên ba ngước tròn mắt say sưa lắng nghe. Bức hình không chỉ đẹp vì chòm râu trắng như cước của ông già 72 tuổi nổi bật trên chiếc violon đỏ thắm, hay đẹp vì đôi mắt to đen của em bé; mà nó đẹp khi người ta bắt gặp sự đồng điệu lạ kỳ giữa những thế hệ. Có điều gì có thể làm nên điều kỳ diệu ấy nếu không phải là lòng yêu nước?

“Em bé đó là con của một người qua đường thôi. Rất nhiều người qua đường thấy bất ngờ khi thấy chúng tôi biểu tình phản đối Trung Quốc. Và họ đã cho người thân, con cái của họ đi theo đoàn biểu tình sau khi tìm hiểu lý do và mục đích cuộc biểu tình này. Những người khách du lịch này cũng ngạc nhiên vì thấy trong đoàn biểu tình có cả violon, ghi-ta và sáo trúc …như một ngày hội vậy”, Peter chia sẻ.

Nhìn những giọt mồ hôi tuôn ra từ vị lão ông 72 tuổi mải mê hát “Hà Nội niềm tin và hy vọng”, nhìn những ngón tay rướm máu lướt trên phím đàn của một thế hệ thanh niên, người ta nhìn thấy một tình yêu tổ quốc đầy cần cù và mẫn cán. Những tiếng đàn trong đoàn biểu tình thật mộc mạc và không được kích âm, nhưng đã vang xa đến lạ. Khi con chim hót tiếng quê hương, thì dù có đang bị giam nhốt trong lồng cũng đủ làm những trái tim yêu nước đập cùng nhịp dân tộc. Peter cho biết:

“Chỉ một tiếng đàn, một tiếng violon nhưng đã làm nhiều người rất phấn khích. Họ hô hào, họ cổ vũ, họ vỗ tay theo đoàn người tuần hành. Thậm chí, có những đồng chí công an đã đến nói chuyện với tôi về cách chơi đàn ngay sau khi cuộc tuần hành kết thúc”.

Peter Vũ còn cho biết, lúc đầu khi anh tham gia biểu tình, anh đã nhận được phản ứng khá tiêu cực từ gia đình và công an khu vực. Tuy nhiên, x

Vinh công Hoàng Sa-Trường Sa. Courtesy photo blog Anhbasam's
Vinh công Hoàng Sa-Trường Sa. Courtesy photo blog Anhbasam's
Courtesy photo blog Anhbasam's

em ra điều đó đang dần được thay đổi.

“Thật ra ban đầu ba mẹ tôi phản đối và công an khu vực cũng có những thái độ khác. Tuy nhiên, dần dần thì cha mẹ tôi cũng suy nghĩ khác nhiều. Ngay cả những công an khu vực cũng nghĩ thông ra rất nhiều. Bây giờ, nhiều vị công an cũng thông cảm với tôi nhiều hơn và đi uống cà phê với tôi nhiều buổi rồi” Peter nói.

Sáng Chủ nhật vừa qua, có khoảng vài trăm người tham gia tuần hành tại Hà Nội. So với con số gần 90 triệu dân, vài trăm người là một con số quá khiêm tốn. Tuy nhiên, không có một người đứng lên thì làm sao có hàng ngàn, hàng triệu người đứng lên? Và có lẽ họ, những người hát câu dân tộc trong những buổi sáng “Chủ nhật yêu nước”, chỉ là những người đi đầu. Bởi vì ngoài tiếng đàn violon, tiếng sáo, tiếng ghi-ta…trong những ngày hè Hà Nội, người ta còn nghe tiếng thơ yêu nước của nhà bào Lê Phú Khải:

“Anh sẽ về Hà Nội với em
Để nghe tiếng violon trong đám biểu tình
Ôi có phải Thạch Sanh đang sống lại
Kéo khúc đàn đuổi lũ Lý Thông”

Qúy thính giả vừa theo dõi chương trình “Câu chuyện hàng tuần”. Quỳnh Chi xin kính chào và hẹn gặp lại vào kỳ tới.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.