Chiếc nón lá một biểu tượng rất Việt Nam
Đó là chiếc nón lá thanh mảnh được làm bằng lá dừa, lá gồi đã từng trở thành vật “trang sức” thêm cho biết bao thiếu nữ.
Ở Huế, làng Tây Hồ, nơi đầu tiên sản xuất ra chiếc nón bài thơ nổi tiếng được xem là mang cả vẻ đẹp của tâm hồn người dân Huế. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã viết:
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, người chằm nón ở Huế vẫn cố gắng tạo ra những chiếc nón vô cùng xinh xắn. Thế nhưng, thời gian gần đây, vào khi lệnh đội mũ bảo hiểm trên toàn quốc, rồi thời công nghiệp hoá, phát triển nông thôn, cộng với các yếu tố môi trường<br/>
Sao anh không về thăm quê em,
Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên.
Bàn tay xây lá, tay xuyên nón.
Mười sáu vành, mười sáu trăng tròn.
Các câu thơ đơn giản nhưng đã diễn tả cảnh người chằm nón đã làm ra chiếc nón ra sao. Buổi tan trường, trên cầu Tràng Tiền, hình ảnh các nữ sinh trong chiếc áo dài trắng, với mái tóc thề, gương mặt e ấp duyên dáng ẩn hiện sau vành nón lá đã làm ngơ ngẩn không biết bao người…Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, người chằm nón ở Huế vẫn cố gắng tạo ra những chiếc nón vô cùng xinh xắn. Thế nhưng, thời gian gần đây, vào khi lệnh đội mũ bảo hiểm trên toàn quốc, rồi thời công nghiệp hoá, phát triển nông thôn, cộng với các yếu tố môi trường…nghề chằm nón ở Huế hiện nay ra sao?
Chị Thuý, người phụ nữ cụt tay đã sống bằng nghề chằm nón suốt bao năm qua tâm sự:
Em làm từ hồi 10 tuổi, mà bây giờ em đã 42 tuổi rồi. Hồi trước, em vừa đi học về là học chằm nón với mẹ, nhưng bữa ni nón mai một hết rồi vì đội mũ bảo hiểm thôi. Một phần thì làm nón ít lời, nên họ nghỉ hết. Chỉ có ở dưới quê, xong xuôi hết vụ mùa, không có việc gì nên phải làm nón. Còn ở thành phố thì chỉ lai rai vài người thôi.
Chỉ có mấy người đi buôn bán gánh thì mới mua, họ gánh, đi trên cầu thì họ mới đội nón, chứ còn bình thường đi xe máy thì ít ai đội nón lắm, họ đội mũ hết.Ở thành phố thì họ mai một rồi, chỉ có ở dưới quê, hết mùa màng thì biết làm cái chi nên phải chằm nón thôi.
Chị Thuý
Chị cũng cho hay rằng, bây giờ thời buổi đã khác xưa, trên cầu Tràng Tiền, cũng chẳng còn mấy ai đội nón lá , ngoại trừ những người phụ nữ nghèo buôn gánh bán bưng. Chị nói:
Chỉ có mấy người đi buôn bán gánh thì mới mua, họ gánh, đi trên cầu thì họ mới đội nón, chứ còn bình thường đi xe máy thì ít ai đội nón lắm, họ đội mũ hết.Ở thành phố thì họ mai một rồi, chỉ có ở dưới quê, hết mùa màng thì biết làm cái chi nên phải chằm nón thôi. Chỗ nào có nông thôn thì có nón, vì họ đội để làm ruộng.
Sự mai một đau lòng của cái nón lá
Được biết, để làm ra chiếc nón, cũng tốn khá nhiều công đoạn. Ở Huế, có những lò bán lá, bán tre sẵn, người chằm nón thủ công như chị chỉ việc mua lá về sấy, ủi lá và mua tre về để làm vành. Để có được chiếc nón đẹp, người thợ phải chọn chiếc lá nào vẫn giữ được màu xanh nhẹ và ủi lá nhiều lần cho phẳng và láng. Khi xây và lợp lá, người thợ phải khéo léo sao cho khi chêm lá không bị chồng lên nhau nhiều lớp để có thể thanh và mỏng.
Để có được chiếc nón đẹp, người thợ phải chọn chiếc lá nào vẫn giữ được màu xanh nhẹ và ủi lá nhiều lần cho phẳng và láng. Khi xây và lợp lá, người thợ phải khéo léo sao cho khi chêm lá không bị chồng lên nhau nhiều lớp để có thể thanh và mỏng
Đó là chưa kể phải thật cẩn thận ép vào giữa hai lớp lá những câu thơ hay hình chùa Linh Mụ, cầu Tràng Tiền, con đò trên sông Hương…Vào thời mở cửa, các du khách ngoại quốc đến Huế đều mê chiếc nón lá Việt Nam và hầu như ai cũng muốn mua đem về để làm quà tặng cho người thân và bạn bè. Nhưng bây giờ thì không còn được như thế vì chiếc nón không còn để lâu được như xưa, chị Thúy kể rằng:
Họ đi lấy lá trên rừng về, rồi mình mua dưới lò, họ chuyên sấy lá…họ đi chặt tre, chuốt rồi bán cho mình. Khi tê họ làm 10 phần thì chừ chỉ còn 2 phần thôi. Tre trời mưa là nổi mốc lên, lá cũng đỏ dần, mùa nắng thì không chi hết, nhưng mùa mưa để nón lâu là hắn sẽ có con mọt, nổi mốc lên, nên nứơc Úc họ cấm tuyệt, không cho đem nón lá về.
Để tìm hiểu thêm về tình hình các lò sản xuất lá, Phương Anh đã liên lạc với anh Phú, và được anh cho biết về các nơi làm nón từng là bạn hàng của anh:
Giá thành cao, ít người làm. Trước đây 10 người, giờ thì chỉ 3,4 người thôi. Họ bỏ nghề đi làm việc khác cả. Nón bài thơ vẫn có, họ vẫn chuộng lắm. Nhưng công thấp quá, giờ cũng không biết nghề chi để chuyển cả. Cũng làm cho qua ngày thôi!
Là người chuyên thu mua lá, anh cho hay rằng, hiện tại, lá trên rừng cũng không còn bao nhiêu, người đi cắt lá phải đi thật sâu, có khi mấy ngày mới về, mà cũng chẳng được lá đẹp như trước. Anh than thở:
Ở trên núi, chừ họ đi “càng” lắm nên lá xấu, không như trước đây, lá đẹp, giờ họ đi xấu lắm, đếm thiếu nữa. Họ đi “càng” tức là lá nhỏ, lá to, họ cắt càng hết. Ngọn làm không được, họ cũng cắt, nên phải vất đi. Họ bứt bừa hết, thí dụ vùng lá đó, một tuần nữa mới cắt, giờ thì 2, 3 ngày là họ cắt hết rồi. Ngắn, mình làm không được, về phải bỏ đi. Họ đi trên núi, trong rừng sâu, một ngày họ đi khỏe thì khỏang 1000 lá, khỏang 100000 đồng. Họ đi thất thường lắm vì họ đi làm rẫy, trồng cây rừng, thì công cao hơn. Họ chỉ cần đi ven núi là trồng cây được.
Giá thành cao, ít người làm. Trước đây 10 người, giờ thì chỉ 3,4 người thôi. Họ bỏ nghề đi làm việc khác cả. Nón bài thơ vẫn có, họ vẫn chuộng lắm. Nhưng công thấp quá, giờ cũng không biết nghề chi để chuyển cả. Cũng làm cho qua ngày thôi
Anh Phú
Trở lại với chị Thuý, theo lời chị cho hay, đã từng có lúc chính quyền địa phương khuyến khích và hứa hẹn sẽ nâng cao nghề làm nón, lập cơ sở kinh doanh để xuất khẩu nón lá. Thế nhưng:
Nhà nước có khuyến khích vì khách du lịch họ thích nghề làm nón, nên nhà nước cũng khuyên…Họ khuyên mãi rồi cũng chẳng được cái chi hết. Nhà nào họ cũng đi ghi tên, để sau ni lập cơ sở kinh doanh nhưng em thấy năm này, qua năm nọ mà chẳng thấy gì hết.
Còn bây giờ thì tuy thỉnh thoảng, cũng có vài doanh nghiệp lẻ tẻ đến đặt hàng, nhưng giá thành lại rất thấp nên cũng đành phải chào thua:
Các nước họ đặt nón nhiều, nhưng họ đóng gói đi với giá quá rẻ, cái giá thành của mình đã cao rồi, vật giá của cái nón rất cao..thì không được, vì không đủ vốn của mình.
Chị Hậu, 42 tuổi, một phụ nữ cũng làm nghề chằm nón từ thời cha truyền con nối cũng nói:
Nghề nón ở Huế lúc này ế lắm, càng ngày càng ế lui, vì họ cấm, họ bắt đội mũ bảo hiểm. Thành ra, nón lúc này ít bán. Một ngày em chỉ chằm được có một cái chừng 10 ngàn.
Chị Hậu
Em làm nghề nón hồi 10 tuổi, vừa đi học, vừa làm thêm nghề nón. Nghề nón ở Huế lúc này ế lắm, càng ngày càng ế lui, vì họ cấm, họ bắt đội mũ bảo hiểm. Thành ra, nón lúc này ít bán.
Một ngày em chỉ chằm được có một cái chừng 10 ngàn. Thời chừ ít người làm nón chủ yếu lắm, vì vật liệu cao quá, mình mua, chằm một cái nón ít lời lắm.
Còn chị Thủy, năm nay 30 thì tâm sự rằng:
Chồng em đi xích lô, em ở nhà giữ con, chằm nón bữa ni không có lời vì vật giá cao, bán một cái chỉ 10 ngàn thì hết vốn luôn rồi…không có lời. Nghề chắm nón chừ không có ăn nữa. Em qua bên chợ Đông Ba em bán, chỉ được một hai cái…
Nói chung, ai cũng muốn nối dõi theo nghề truyền thống, có điều ế quá thì ai cũng muốn bỏ hết. Nghề nón mai một hết rồi. Họ bỏ nghề nhiều lắm.
Anh Phú
Thật là đáng buồn cho những người thợ chằm nón. Nhất là ở Huế, nơi đã từng cung cấp cho khắp mọi miền đất nước những chiếc nón bài thơ thanh mảnh, xinh đẹp. Và hơn nữa, chiếc nón lá ấy còn bay sang tận trời Tây. Thế mà giờ đây, vì phải mưu sinh, người chằm nón đã lần lượt bỏ nghề như lời chị Thúy mô tả:
Từ nhỏ đến lớn em chỉ biết nghề chằm nón thôi mà chừ em không biêt làm nghề chi hết. Nói chung, những người chằm nón chừ họ cho con họ đi học nghề may, nghề uốn tóc, đi làm,chứ ai mà cho con đi học nghề chằm nón nữa.
Chừ là không có ai đi học nghề chằm nón hết, chỉ có mấy người xưa thôi. Nghề này là nghề mạt nhất ở thành phố Huế mà. Em cũng chỉ mong là có người mua khi mình làm ra sản phẩm thu mua cho mình hàng này.
Và anh Phú, chủ lò sản xuất lá và tre làm nón:
Nói chung, ai cũng muốn nối dõi theo nghề truyền thống, có điều ế quá thì ai cũng muốn bỏ hết. Nghề nón mai một hết rồi. Họ bỏ nghề nhiều lắm.
Phải chăng rồi đây, chiếc nón lá bài thơ với hình ảnh mang đậm phong cách Huế như chuà Linh Mụ, cầu Tràng Tiền, con đò trên sông Hương và hàng chữ mềm mại “ Gíó đưa cành trúc la đà. Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương” cũng sẽ đi vào dĩ vãng mà thôi? Mục Câu Chuyện Hàng Tuần xin chấm dứt nơi đây. Phương Anh hẹn gặp quý vị vào kỳ sau.