“Thảo Nguyên Xanh Tươi”, bộ phim về cuộc sống của trẻ em ở Bãi Giữa sông Hồng

Với sự dẫn dắt và hỗ trợ của cô Phan Ý Ly, tác giả dự án "Cuộc Đời Tôi - Cách Nhìn Của Tôi", bảy em nhỏ từ những căn nhà nổi ở Bãi Giữa sông Hồng đã hoàn thành một bộ phim tài liệu có tên là Thảo Nguyên Xanh Tươi, nói về cuộc sống của chính các em và của người thân.

Kính chào quí vị. Bãi Giữa là dải đất phù sa nằm giữa hai bờ sông Hồng (Hà Nội) có hai mươi hộ dân nghèo sống trên thuyển nổi, di cư từ những nơi khác đến .

Phan Ý Ly sinh ra sau chiến tranh, lớn lên tại Hà Nội, theo học Khoa Tâm Lý - Xã Hội - Kinh Tế tại Đại Học Mount Carmel College ở Bangalore (Ấn Độ). Về nước, cô làm việc cho một số dự án của Liên Hiệp Quốc và tổ chức phi chính phủ.

Năm 2004, Phan Ý Ly theo học thạc sỹ chuyên ngành Sân Khấu Và Truyền Thông Trong Phát Triễn Cộng Đồng tại Đại Học Winchester ở Anh Quốc. Hiện cô là cố vấn độc lập trong lãnh vực này và đã tự thành lập một số dự án ở Châu Phi cũng như ở Việt Nam.

Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay xin giới thiệu Phan Ý Ly và bộ phim Thảo Nguyên Xanh Tươi, mà bối cảnh là vùng Bãi Giữa sông Hồng với hoàn toàn những cảnh thật người thật.

Giọng đọc của em nhỏ trong phim : Nhà mình ở Bãi Giữa - Sông Hồng, dưới chân Cầu Long Biên....

Phan Ý Ly : Cộng đồng này cũng là chủ đề của nhiều phim tài liệu và phóng sự. Tuy nhiên, lần đầu tiên người dân ở đây có cơ hội để bày tỏ suy nghĩ qua bộ phim của chính mình.

Giọng đọc của em nhỏ tiếp tục : Muốn đến đây các bạn phải đi cùng người lớn vì ở đó có rất nhiều nhện. Mình quen mà còn sợ nữa là các bạn. Mọi người ở khắp nơi đến đây. Mình ở quê Sơn Tây ra đây từ lúc 5 tuổi. Những nhà khác ở đây một hoặc mười ba năm rồi....

h.cab#version=6,0,40,0" height="230" width="260">

(Video: trích đo ạn phim "Th ảo Nguyên Xanh T ươi", cu ộc s ống c ủa tr ẻ em ở Bãi Gi ữa Sông H ồng)

“Lấy trẻ làm trung tâm”

Thanh Trúc : Thưa chị Phan Ý Ly, các em nhỏ đã học làm phim như thế nào ạ?

Phan Ý Ly : Cái cách gợi cho các em được thực hiện theo phương pháp là lấy trẻ làm trung tâm, tạo cơ hội cho các em tự khám phá rồi kết luận với các vụ việc - nguyên nhân và hệ quả, trong cuộc sống thường ngày của các em. Và trong quá trình này thì các em không chỉ học về kỹ thuật máy quay mà còn được dẫn dắt qua các thảo luận sâu về những vấn đề mà các em chọn hoặc là các tình huống bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày của các em.

Nguyên tắc cơ bản của bộ phim Thảo Nguyên Xanh Tươi là đặc tính chân thực của hình ảnh và suy nghĩ của người làm phim lên hàng đầu. <strong> <br/> </strong>

<strong>Phan Ý Ly</strong>

Và nguyên tắc cơ bản của bộ phim Thảo Nguyên Xanh Tươi là đặc tính chân thực của hình ảnh và suy nghĩ của người làm phim lên hàng đầu. Và bộ phim này không có kịch bản trước và cũng không có cốt truyện hay là nội dung cụ thể được đặt ra cho các em, mà được hình thành từ những hình quay thực tế do chính các em thực hiện. Khi các cảnh quay được hoàn tất thì cũng là chính các em phân tích rất nhiều các khía cạnh khác nhau của đời sống của mình và của cộng đồng, nơi các em ở.

Giọng đọc của em nhỏ tiếp tục : Những người dân phố có người tốt có người xấu, những người không tốt ltưởng mình móc túi, còn những người tốt thì thấy mình nghèo nên thương. Có lần mình đi nhặt rác, nhặt được một cái túi ni-lông thì có một chú ra khám túi, mình cảm thấy rất tức...

Phan Ý Ly : Chính những cái phân tích này qua các cảnh quay mà các em mới hình thành lên cái nội dung của phim rồi tự lấy các lời bình theo tinh thần mà các em thống nhất.

Giọng đọc của em nhỏ tiếp tục : Ở đây làm nhiều việc để kiếm sống, làm ruộng ở bãi, nhặt giấy ở Chợ Đồng Xuân, đi làm oshin, quét rác ở công ty bánh kẹo, đi chợ bán rau...

Phan Ý Ly : Nói là bộ phim này do mình đạo diễn thì cũng không thật là chính xác vì là bộ phim cố gắng đạt được tiêu chí trung thực nhất theo lối làm phim tài liệu thực tế, tức là tránh tối đa sự can thiệp kể cả dàn dựng. Cái sự dàn dựng này người đạo diễn cũng không có rồi nữa là đến người quay phim! Tức là mọi âm thanh, hình ảnh đều được thu tại hiện trường, và 90% các cảnh quay được thực hiện khi không có mặt của người trong dự án. Trước máy quay hoặc là những trang thiết bị đi kèm, ví dụ như là

pin, microphone, máy quay, v.v. thì được bàn giao lại cho các em giữ qua đêm trong hơn 2 tháng. Trong tất cả 7 em nhỏ thì cũng không phân vai là ai sẽ đạo diễn, ai là nhân viên, mà quyết định thường là cả nhóm cùng thảo luận và thống nhất. Nếu như mà nói vai trò của đạo diễn Ly ở đây thì nên được hiểu là sự hướng dẫn thảo luận, đặt câu hỏi để các em tự quyết định ý nghĩa và tinh thần của bộ phim mà các em muốn thể hiện, chứ không phải đạo diễn theo như cái vai trò của điện ảnh như mọi người vẫn thấy. Về biên tập nội dung của các loại phim này thì là các em nhỏ là người quyết định..

Chiếc cầu nối

Thanh Trúc : Chị Phan Ý Ly, chị có thể cho biết là sản phẩm này phục vụ mục đích gì?

LifeAndPeople-200.jpg
Đời sống của người dân ở ở Bãi Giữa sông Hồng. (Photo courtesy http://mylifemyview.multiply.com/)

Phan Ý Ly : Thảo Nguyên Xanh Tươi là chiếc cầu nối giữa cộng đồng sống trên thuyền ở Bãi Giữa và xã hội bên ngoài, vừa là khuyến khích sự quan tâm của cộng đồng, chính quyền và các tổ chức đến những đối tượng này, cũng như là đến các phương pháp tiếp cận và hỗ trợ những cộng đồng ngoài lề xã hội.

Phim cũng có thể được sử dụng để kích thích thảo luận trong các nhóm cộng đồng ở các vùng khác nhau trong nước và quốc tế về các vấn đề liên quan như là di cư từ nông thôn đến thành thị, vấn đề cư trú, vấn đề kỳ thị, sự tham gia hoặc là tiếng nói của trẻ em, của người dân, của những người sống không có giấy tờ hợp pháp, v.v.

Ngoài ra, Thảo Nguyên Xanh Tươi cũng có thể được coi là một cái ví dụ điển hình của phương pháp sử dụng nghệ thuật và công cụ truyền thông trong công tác phát triển cộng đồng. Phương pháp này có ưu điểm là khuyến khích tối đa sự tham gia vào tiếng nói của các đối tượng hưởng lợi.

Đáp ứng của nó thì có thể dễ dàng thấy khi mà người dân tự làm phim và đánh giá các vấn đề chính sách liên quan đến quyền lợi của họ. Bản thân bộ phim thì còn có thể được dùng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo hoặc là thảo luận trong các trường học, tổ chức phi chính phủ và cá nhân quan tâm đến mô hình này, tại Việt Nam cũng như quốc tế.

Giọng đọc của em nhỏ tiếp tục : Khi nước lên, trời mưa to và gió lớn, khi nhà mình bị trôi cảm giác của mình rất sợ... Có năm nước lên cao đến cầu, kéo rất khổ sở và nặng nhọc. Khi nước xuống, các thuyền nổi lại kéo về chỗ cũ. Nhưng con đường thì trơn hơn....

Phan Ý Ly : Ngay sau khi ra mắt bộ phim thì đã có rất nhiều tổ chức cũng như trường học quan tâm. Phần lớn người ta quan tâm đến đời sống và đến câu chuyện mang tính rất là nhân văn trong cái bộ phim đấy. Có rất nhiều trường học đã dùng bộ phim này để chiếu cho sinh viên của trường xem. Với các tổ chức phi chính phủ thì họ coi sản phẩm này là một ví dụ tiêu biểu của việc trẻ em đã có tiếng nói của mình như thế nào, cũng như ý thức của người dân sống trong môi trường khó khăn như vậy nhưng mà cái gọi là cái tính tự tôn của họ vẫn được duy trì. Họ cũng coi đây là một ví dụ về những người làm công tác xã hội biết và phát huy.

Giọng đọc của em nhỏ tiếp tục : Mình mời các bạn gần xa nhìn xem và các bạn nhà giáu hãy thay đổi cách nhìn về bọn mình. Mình không muốn bị các bạn xem thường đâu.

Chia sẻ kinh nghiệm

Phan Ý Ly : Chủ yếu những bộ phim tài liệu mà tôi thực hiện đều mang tính chia sẻ những trải nghiệm của một người làm công tác xã hội mang lại cơ hội cho các dối tượng - gọi là ngoài lề xã hội - có cơ hội để tự bộc lộ bản thân cũng như là tự xác định với xã hội bên ngoài (rằng) mình là ai.

Thanh Trúc : Những dự tính của chị Phan Ý Ly trong tương lai nói về phim ảnh, nói về đạo diễn.

Phan Ý Ly : Bộ phim tiếp theo, sau bộ phim Thảo Nguyên Xanh Tươi, sẽ là bộ phim tài liệu hai tiếng đồng hồ để chia sẻ về những câu chuyện từ bên trong, đàng sau, chia sẻ những trăn trở, những quan sát được khi tôi làm việc với cộng đồng ở giữa Sông Hồng. Câu chuyện này thì tôi nghĩ rằng sẽ có rất nhiều ích lợi với những người cũng muốn làm việc hoặc tiếp xúc với các đối tượng ngoài lề xã hội, kể cả những người có một cái nhìn hơi khác biệt với các cộng đồng này. Đây là một sự chia sẻ về chuyên môn.

Giọng đọc của em nhỏ tiếp tục : Mình cũng như các bạn, chẳng qua mình là con nhà nghèo thôi, các bạn ạ. Bố mẹ mình rất thương yêu mình, thế còn bố mẹ các bạn có thương yêu các bạn không?

Thanh Trúc : Câu hỏi sau cùng mà Thanh Trúc muốn hỏi là Phan Ý Ly nhận định như thế nào, Phan Ý Ly kỳ vọng gì đối với công việc của người trẻ làm phim ở Việt Nam?

Ở Việt Nam hiện nay phần lớn những bộ phim mang tính nhân văn hoặc là dành cho những cộng đồng hoặc là nói đến vấn đề nhức nhối mang tính thời sự thì nó chưa nhiều, nhất là những phim tài liệu vẫn còn mang tính rất là chủ quan của người làm phim chứ chưa thật sự có sự tham gia từ những đối tượng mà chính là nhân vật mà bộ phim hướng đến.

<b> <strong>Phan Ý Ly</strong> </b>

Phan Ý Ly : Với Ly không chỉ là có kỳ vọng với những người trẻ làm phim ở Việt Nam mà với những người làm phim nói chung, thì từ trước tới nay cũng có một số phim là làm để thức tỉnh hoặc là để động vào lòng trắc ẩn, hoặc là cũng để thay đổi quan niệm của xã hội về một số đối tượng hoặc về những vấn đề nào đấy mang tính ảnh hưởng đối với xã hội.

Thế thì ở Việt Nam hiện nay phần lớn những bộ phim mang tính nhân văn hoặc là dành cho những cộng đồng hoặc là nói đến vấn đề nhức nhối mang tính thời sự thì nó chưa nhiều, nhất là những phim tài liệu vẫn còn mang tính rất là chủ quan của người làm phim chứ chưa thật sự có sự tham gia từ những đối tượng mà chính là nhân vật mà bộ phim hướng đến.

Ý Ly cho rằng việc làm như vậy nó cũng yêu cầu một kỹ năng và yêu cầu một cái sự tìm tòi cũng phải có qua đào tạo chứ không phải là muốn thì có thể làm được.

Mặc dù nhiều nhà làm phim cũng cố gắng hết sức với tâm nguyện là đem lại một cái gì đó tốt đẹp hơn cho những cộng đồng ngoài lề xã hội hoặc là những đối tượng yếu thế hơn, vê mặt bằng chung, thì Ý Ly hy vọng rằng phim Thảo Nguyên Xanh Tươi đấy thì nhiều nhà làm phim trẻ sẽ có thêm được một tài liệu tham khảo, một cách làm việc khác mình, nói lên quan điểm mà không áp đặt tính chủ quan của mình, làm sao mà biết cách cũng với cộng đồng đó đưa ra tiếng nói làm sao để nó khách quan hơn, làm sao để những nhà làm phim trẻ quan tâm hơn đến các vấn đề xã hội mà không bị cái chủ quan của mình bao trùm lên bộ phim tài liệu mà để cho cộng đồng tự phát triển bộ phim đấy bằng cách này hay cách khác trong quá trình làm phim.

Câu chuyện về bộ phim Thảo Nguyên Xanh Tươi và tác giả Phan Ý Ly chấm dứt ở đây. Thanh Trúc sẽ trở lại cùng quí vị tối Thứ Năm tuần tới.