Tháng Mười Một 2009, trừ hai ba trường hợp quá nặng, mười mấy bệnh nhân từ mấy tháng tuổi đến hai mươi mấy tuổi đã được giải phẩu dưới những bàn tay khéo léo điêu luyện của các bác sĩ Anh và Mỹ trong Cardiostart International, bên cạnh các bác sĩ chuyên nghiệp trong khoa tim mạch của bệnh viện Việt Đức.
Bác sĩ Lê Ngọc Thành
Chương trình giải phẫu lần thứ nhì vào tháng Mười Một năm nay, vẫn với sự bảo trợ tài chánh và máy móc trang thiết bị của Cardiostart và HSCV, sẽ diễn ra tại một nơi khác, Trung Tâm Tim Bệnh Viện E, vừa khánh thành tháng Hai vừa qua.
Nói đến Trung Tâm Tim Bệnh Viện E thì phải nhắc đến bác sĩ Lê Ngọc Thành, trưởng khoa tim mạch bệnh viện Việt Đức, người sáng lập chương trình Trái Tim Cho Em từ năm 2007<br/>
Nói đến Trung Tâm Tim Bệnh Viện E thì phải nhắc đến bác sĩ Lê Ngọc Thành, trưởng khoa tim mạch bệnh viện Việt Đức, người sáng lập chương trình Trái Tim Cho Em từ năm 2007 với mục đích giúp trẻ nghèo bị bệnh tim bẩm sinh một cơ hội được giải phẫu miễn phí để kéo dài sự sống.
Trái Tim Cho Em cũng là đề tài của mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay. Tác giả của chương trình, bác sĩ Lê Ngọc Thành, sẽ chấm dứt nhiệm vụ trưởng khoa tim mạch lồng ngực tại bệnh viện Việt Đức để dành tòan thời gian cho Trung Tâm Tim Mạch Bệnh Viện E.
Đây là vị bác sĩ được nhiều người kính nể vì y đức, vì lòng tận tụy, bản tánh khiêm tốn cũng như kiến thức chuyên môn của ông:
Chi phí mổ tim thì nói chung rất đắt tiền mà người nghèo không đủ khả năng đó, thì bây giờ xã hội và cá nhân nếu mà có khả năng, thì có thể giúp tòan bộ hoặc giúp một phần để mà chữa chạy cho các cháu.
BS. Lê Ngọc Thành
Mục đích là vì mình có nhiều trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh, đa phần là trẻ em nghèo, thế thì chương trình đó nhằm quyên góp cá nhân cũng như tổ chức, góp phần chữa trị bệnh tim cho các cháu trong khi mình còn nghèo.
Đó là lời bác sĩ Lê Ngọc Thành, người được các bác sĩ trong Cardiostart International đánh giá là một bác sĩ

trầm lặng, thích làm hơn nói. Được yêu cầu trình bày rõ hơn về Trái Tim Cho Em, bác sĩ Lê Ngọc Thành giải thích :
Chi phí mổ tim thì nói chung rất đắt tiền mà người nghèo không đủ khả năng đó, thì bây giờ xã hội và cá nhân nếu mà có khả năng, thì có thể giúp toàn bộ hoặc giúp một phần để mà chữa chạy cho các cháu.
Hàng trăm cuộc giải phẩu tim miễn phí mỗi năm
Từ năm 2007, tức lúc mới thành lập đến giờ, mỗi năm chương trình Trái Tim Cho Em thực hiện khoảng một trăm cuộc giải phẩu tim miễn phí.
Nguyên nhân thôi thúc sự ra đời của chương trình Trái Tim Cho Em, bác sĩ Lê Ngọc Thành trình bày tiếp, là vì ông từng chứng kiến và từng ray rứt trước hòan cảnh của biết bao trẻ thơ con nhà nghèo, chẳng may sinh ra với quả tim bất toàn và bệnh hoạn. Các em đã phải chờ đợi quá lâu đến nỗi nhiều cháu chết trước khi tới lượt mình lên bàn mổ.
Hàng năm vào khoảng hơn mười nghìn người bệnh, thế mà cái khả năng chữa chạy của chúng ta hiện tại chỉ vào khoảng một phần ba số đó. Vậy hy vọng của số còn lại thì rất là khó.
BS. Lê Ngọc Thành
Vẫn theo lời ông, chính phủ có hỗ trợ chuyện mổ tim cho trẻ bệnh bẩm sinh nhưng không xuể và không thể bao cấp hết được:
Tóm lại với dân số như thế thì hàng năm vào khoảng hơn mười nghìn người bệnh, thế mà cái khả năng chữa chạy của chúng ta hiện tại chỉ vào khoảng một phần ba số đó. Vậy hy vọng của số còn lại thì rất là khó.
Hy vọng với sự đầu tư của nhà nước, cùng với những tổ chức trong và ngòai nước, cá nhân cũng như tập thể thì hy vọng sẽ tăng lên nhiều hơn.
Chương trình Trái Tim Cho Em được sự giúp đỡ của nhiều tổ chức. Trong nước thì có Hội Bảo Trợ Trẻ Em Nghèo, Sở Lao Động, Thương Binh Và Xã Hội của nhà nước, một vài tổ chức tư nhân không muốn nêu tên. Từ bên ngòai, hai tổ chức Humanitarian Services For Children Of Vietnam, tức HSCV, và Cardiostart, chỉ là một phần nhưng rất quan trọng và cần thiết cả hai mặt tinh thần lẫn vật chất:
Số trẻ nhỏ bệnh tim của mình còn rất nhiều. Ngòai sự đầu tư của nhà nước thì chúng tôi nhận sự giúp đỡ của các nước phát triển, trong đó có Mỹ. Chúng tôi rất mong là chương trình phát triển mãi mãi.<br/>
Số trẻ nhỏ bệnh tim của mình còn rất nhiều. Ngòai sự đầu tư của nhà nước thì chúng tôi nhận sự giúp đỡ của các nước phát triển, trong đó có Mỹ. Chúng tôi rất mong là chương trình phát triển mãi mãi.
Bởi vì, bác sĩ Lê Ngọc Thành chia sẻ, Việt Nam không thiếu bác sĩ có tài năng và có chuyên môn, ngặt một nỗi, cũng như các quốc gia đang mở mang trong khu vực, phương tiện máy móc và trang thiết bị y khoa còn hạn chế, vì thế cần được hỗ trợ và trang bị thêm phương pháp cùng kỹ thuật hiện đại từ các quốc gia tiên tiến:
Trung Tâm Tim Mạch Bệnh Viện E có đội ngũ cả nhân viên bác sĩ là hơn một trăm người. Cơ sở vật chất cũng tương đối đồng bộ và mới, hy vọng đủ rộng để có thể triển khai tất cả những phẫu thuật tim trước mắt cũng như lâu dài cho cả người lớn và trẻ em.
Phẫu thuật tim thì đôi khi cả đời mình mổ mình vẫn gặp những trường hợp chưa gặp bao giờ, ví dụ như thế. Tuy nhiên bao giờ mình cũng phải có niềm tin cho người bệnh, đó là tâm lý chung thôi.
bác sĩ Lê Ngọc Thành chia sẻ, Việt Nam không thiếu bác sĩ có tài năng và có chuyên môn, ngặt một nỗi, cũng như các quốc gia đang mở mang trong khu vực, phương tiện máy móc và trang thiết bị y khoa còn hạn chế
Chúng tôi cũng thấy rằng ở bệnh viện của mình nói chung cũng chưa thể làm tất cả được. Trong những trường hợp khó thì cũng thấy cần sự giúp đỡ. Chính vì thế mà cái hợp tác với các tổ chức nước ngòai từ các nước phát triển hay giao lưu tại chỗ thì nó tốt hơn.
Tổ chức Cardiostart International và Trái Tim Cho Em
Bác sĩ Aubyn Marath, trưởng toán giải phẫu Cardiostart đã tới Việt Nam hồi tháng Mười Một 2009 để cùng bác sĩ Lê Ngọc Thành thực hiện những ca mổ tim tại bệnh viện Việt Đức, nói rằng yêu cầu mổ tim miễn phí cho người nghèo mà Cardiostart chủ trương cũng chính là tâm huyết của bác sĩ Thành và chương trình Trái Tim Cho Em do ông sáng lập:
Khi tôi gặp bác sĩ Thành, tiếp xúc với nhân cách đáng quí cũng như khả năng lãnh đạo tuyệt vời của ông, tôi thấy rõ là những người trong đoàn của tôi đều mến phục thái độ tự tin của ông trong phòng mổ.
Những điều ấy có thể chứng minh được qua những giờ phút làm việc cực nhọc của đội ngũ bác sĩ trong khoa tim mạch của bệnh viện, được trang bị khá đầy đủ so với những nước đang mở mang mà đòan chúng tôi có dịp đến làm việc.
Đối với bác sĩ Aubyn Marath, người đích thân mang về hai van tim của người chết hiến tặng để ghép cho bệnh nhân tim mạch ở Việt Nam hồi năm ngoái, vì Việt Nam chưa từng có những ca ghép van tim như thế nên khi vừa thực hiện phẩu thuật, vừa giảng giải cho các bác sĩ trẻ trong khoa tim mạch lồng ngực của bệnh viện Việt Đức, ông ghi nhận và cảm thấy hài lòng trước tinh thần học hỏi cũng như sự tiếp thu nhanh chóng từ những y bác sĩ trẻ của Việt Nam.
Khi tôi gặp bác sĩ Thành, tiếp xúc với nhân cách đáng quí cũng như khả năng lãnh đạo tuyệt vời của ông, tôi thấy rõ là những người trong đòan của tôi đều mến phục thái độ tự tin của ông trong phòng mổ.
BS.Aubyn Marath
Bác sĩ Lê Ngọc Thành bổ túc:
Thực tế mà nói thì cái van ấy tương đối đắt mà nhà mình chưa có. Hiện tại cái luật hiến mô nội tạng thì có rồi. Nếu mà mình triển khai sớm được và mình làm được như thế thì sẽ giải quyết được nhiều vấn đề.
Dưới mắt cô Nguyễn Trần Hòang Yến, thiện nguyện viên kiêm thông dịch viên cho các bác sĩ người Anh và người Mỹ trong Cardiostart đến Việt Nam hồi năm ngoái, bác sĩ Lê Ngọc Thành và chương trình Trái Tim Cho Em của ông đã chinh phục được những người quan tâm trong Cardiostart:
Trong thời gian Cardiostart cộng tác với Khoa Tim Mạch của Việt Đức mà bác sĩ Thành là trưởng khoa, thời gian làm việc là hai tuần thì chúng tôi có nhiều cơ hội để tiếp xúc với bác sĩ Thành cũng như tất cả những bác sĩ và y tá dưới quyền của bác sĩ Thành.
Chương Trình Trái Tim Cho Em theo tôi hiểu là một hoạt động từ thiện mà bác sĩ Thành gầy dựng ra cho trẻ em nghèo bị tim bẩm sinh có cơ hội được giải phẫu.
Đến tháng Mười Một năm nay, cô Nguyễn Trần Hòang Yến sẽ lại tháp tùng bác sĩ Aubyn Marath và phái đòan Cardiostart về Hà Nội, lần này địa điểm làm việc là Trung Tâm Tim Mạch của bác sĩ chuyên khoa Lê Ngọc Thành trong khuôn viên bệnh viện E.
Lý do nào khiến Nguyễn Trần Hòang Yến quyết định dùng thời gian rảnh rỗi của mình để cùng Cardiostart trở lại Việt Nam tháng Mười Một năm nay?
Trong chuyến đi sắp tới này thì chúng tôi sẽ được làm việc với bác sĩ Thành và ê kíp của bác sĩ tại Trung Tâm Tim Mạch mới. Trong ngày cuối trước khi chúng tôi rời Hà Nội, Cardiostart có mời bác sĩ Thành và các bác sĩ, y tá, nhân viên của Khoa Tim Mạch đến buổi tiệc chia tay.
Sau buổi tiệc, chia sẻ đôi lời cùng phái đòan hai bên, bác sĩ Thành có nói là trong hai tuần làm việc thì bên Cardiostart và bên Việt Đức cũng có những lúc va chạm về kiến thức, va chạm về cách làm việc, va chạm về cách suy nghĩ ...đôi lúc rất là gay cấn.
Bác sĩ có nói một câu là “trong hai tuần vừa qua có rất nhiều cuộc xung khắc giữa hai bên nhưng tôi muốn vì lý do đó mà Cardiostart sẽ trở lại với chúng tôi sang năm để chúng ta có cơ hội học hỏi với nhau” ...Tất cả mọi người đều vỗ tay.
Chuyến đi tháng Mười Một, về với chương trình Trái Tim Cho Em, được Bộ Y Tế Việt Nam bảo trợ, và Trung Tâm Tim Mạch Bệnh viện E, cũng không thể nào thiếu sự đóng góp của HSCV, Hội Từ Thiện Cho Thiếu Nhi Việt Nam. Hãy xem kỳ này HSCV hỗ trợ ra sao. Giám đốc HSCV, ông Charles Devet, báo cho Thanh Trúc biết:
HSCV sẽ gởi theo bốn hoặc năm người để trợ giúp Cardiostart. Chúng tôi đã gây quĩ để có tiền trang trải nơi ăn chốn ở trong hai tuần cho hai mươi mấy người trong phái đòan Cardiostart đến Hà Nội.
Thanh Trúc mạn phép tạm ngưng câu chuyện Đời Sống Người Việt Khắp Nơi ở đây. Xin hẹn gặp lại quí thính giả tối thứ Năm tuần tới.