Theo họ, một khi am hiểu những bổn phận, nghĩa vụ và quyền lợi này thì người dân mới có thể góp phần tích cực để xây dựng một xã hội dân chủ thực sự tại Việt Nam. Vào hôm đầu tháng 11 vừa qua, tại thành phố Houston, bang Texas, tổ chức Học Viện Công Dân đã tổ chức một buổi tổng kết và gây qũy cho học viện. Kỳ này, trong mục ĐSNVKN, Phương Anh xin gửi tới quí vị một số thông tin về học viện này.
Mục đích của Học Viện
Được biết, sau khi thành lập, những thành viên của học viên đã bỏ ra hai năm đầu để xây dựng trang web, soạn thảo chương trình và tài liệu giảng dậy. Ngoài việc truyền bá kiến thức căn bản về bổn phận, nghĩa vụ và quyền lợi của công dân, học viện cũng chú trọng vào việc truyền bá các kỹ năng trong lãnh vực quản trị kinh doanh và lãnh đạo xí nghiệp đến những học viên tại Việt Nam, đặc biệt là thành phần sinh viên. Giáo sư Nông Duy Trường, người sáng lập và điều hành Học Viện cho biết:
Mục đích của Học Viện Công Dân là phát huy tinh thần trách nhiệm xã hội và tính minh bạch tại VN qua các chương trình giáo dục công dân cũng như qua các chương trình huấn luyện về kinh doanh và lãnh đạo.
Giáo sư Nông Duy Trường
Mục đích của Học Viện Công Dân là phát huy tinh thần trách nhiệm xã hội và tính minh bạch tại VN qua các chương trình giáo dục công dân cũng như qua các chương trình huấn luyện về kinh doanh và lãnh đạo. Đặc biệt là trong kinh doanh thương mại, trong giao tế, tất cả những cái đó còn thiếu ở Việt Nam.
Khi mình làm kinh doanh mà không có tính minh bạch thì nhà bank cũng không cho mình mượn tiền. Đó là những khái niệm giúp cho học viên ở Việt Nam. Khi họ kinh doanh là họ phải nghĩ đến chuyện ra khỏi việc mượn tiền của gia đình, bạn bè, mà phải nghĩ xa hơn là mượn của nhà bank, của đầu tư, chủ đầu tư, v..v..Đó là điều căn bản mà mình cũng muốn cho họ học xong thì áp dụng. Có hai mục tiêu chính là giáo dục công dân và kinh doanh, quản trị và lãnh đạo. Bởi vì Học Viện Công Dân chủ trương là những chương trình giảng dậy thuộc vào lãnh vực của Đại Học, thành ra các giáo sư giảng dậy tối thiểu phải là tốt nghiệp cao học hoặc phải có tiến sĩ để phụ trách những môn học của Học Viện Công Dân. Tuy là hình thành 4 năm nhưng các lớp chỉ mới có 2 năm , vì mất hai năm đầu để sửa soạn giáo án, soạn chương trình, soạn những cái module trong website , rồi phải mời giảng viên.
Lớp học trực tuyến trên mạng
Sau khi ổn định về mặt tổ chức cũng như đã có chương trình giảng dậy, vào năm 2007, học viện đã chính thức khai giảng các lớp học trực tuyến online. Cho đến nay, đã tổ chức được 5 lớp Công Dân Học và 9 lớp Quản Trị Kinh Doanh với hơn 400 học viên trên khắp miền đất nước tham dự. Giáo sư Nông Duy Trường cho biết tiếp:
<i>Học Viện Công Dân chủ trương là những chương trình giảng dậy thuộc vào lãnh vực của Đại Học, thành ra các giáo sư giảng dậy tối thiểu phải là tốt nghiệp cao học hoặc phải có tiến sĩ để phụ trách những môn học của Học Viện Công Dân.</i> <br/>
Giáo sư Nông Duy Trường
Môn kinh doanh thì học viên học rất đông bởi vì chương trình của nó ngắn, một khoá học chỉ có 9 tuần lễ thôi. Học viên theo học trên online cũng là điều mới mẻ ở trong nước, không thấy mặt thầy đâu hết mà chỉ dùng forum và skype thành ra nó cũng khá là khó với học viên ở trong nước, thành ra chương trình của nó ngắn khoảng 9 tuần thì thu hút học viên lắm.
Cũng theo lời ông, ngoài việc thực hiện chương trình giáo dục qua hệ thống internet, Học Viện Công Dân còn tuyển dịch sang tiếng Việt và lưu trữ trên thư viện trực tuyến các tài liệu rất có giá trị, là những tác phẩm được coi là “kinh điển” của thế giới trong các lãnh vực chính trị, khoa học, nhân văn và xã hội dân sự như “Hoa Kỳ và các bài học dân chủ”, “Khế Ứơc xã hội”. Giáo sư Trường cho hay:
Giáo sư Nông Duy Trường chẳng hạn của những giáo sư kinh tế của các trường đại học nổi tiếng của Mỹ. Chúng tôi đã liên lạc với một số giáo sư và được họ đồng ý cho phép dịch những cuốn sách đó, những bản tiểu luận đó sang tiếng Việt môt cách rất đơn giản để cho người đọc không phải trải qua 2, 3 năm đại học vẫn có thể hiểu được những khái niệm về kinh doanh trong thị trường như thế nào.
Cô Như An, một tình nguyện viên, hiện đang cư ngụ và làm việc ở San Francisco, đã về Việt Nam vào mùa hè năm ngoái để dậy lớp Công Dân Học cho các học viên cho biết:
Ngoài việc thực hiện chương trình giáo dục qua hệ thống internet, Học Viện Công Dân còn tuyển dịch sang tiếng Việt và lưu trữ trên thư viện trực tuyến các tài liệu rất có giá trị, là những tác phẩm được coi là “kinh điển” của thế giới trong các lãnh vực chính trị, khoa học, nhân văn và xã hội dân sự
Giáo sư Nông Xuân Trường
Học Viện Công Dân có ý tưởng rất hay, muốn cho những người ở trong nước biết là mình muốn theo kịp với thế giới thì mình cần có những kiến thức gì, mình cần hiểu biết như thế nào về xã hội khác với Việt Nam, vì ở Việt Nam họ có những tin tức nhưng họ không hiểu rõ về xã hội dân sự và trách nhiệm với xã hội. Những cái đơn giản nhất họ không có đầy đủ thông tin thì Học Viện Công Dân có thể cung cấp cho mọi người hiểu biết thêm.
Em về Việt Nam có dậy một lớp gọi là xã hội dân sự. Nói xã hội dân sự thì khó hiểu, đơn giản là nói về Tiên Học Lễ. Những học viên đó là những thầy cô giáo dậy ở trường Mầm Non, cấp 1 hay là dậy ở những trường các em khuyết tật. Nói Tiên Học Lễ thì nhiều khi các em không hiểu, nói đơn giản là dậy các em lễ phép, xin chào, xin lỗi và cảm ơn. Các học viên ở Việt Nam rất là muốn hiểu biết thêm kiến thức từ bên Mỹ hay những nước khác. Nếu có điều kiện và có những lớp học mà em nghĩ là ở VN có thể xử dụng được thì em sẽ tình nguyện về để dậy.
Riêng với cô Kim Yến, là Hiệu Trưởng của trường tiểu học Stafford ở thành phố Sugar Land, bang Texas nhận định về các tài liệu giáo dục:
Tài liệu cho ngành giáo dục rất nhiều, tuy nhiên những tài liệu bằng tiếng Việt rất hiếm hoi, vì thế Học Viện Công Dân đã cố gắng dịch ra những tài liệu có thể mang lợi ích không những cho giáo dục ở Việt Nam mà còn có thể cho tất cả mọi người học hỏi thêm.
Không có tiêu chuẩn gì hết, ai có access internet thì đều có thể tham dự chỉ có điều là nội qui cũng khá là gay gắt, vì mình muốn học viên theo học, chứ không phải chỉ là vào đó để có kiến thức không mà thôi,và học viên nào không tham dự trong vòng 3 tuần lễ thì sẽ bị drop khỏi lớp học
Giáo sư Nông Duy Trường
Nhân dịp buổi tổng kết , để tiếp tục có ngân sách hoạt động , ban tổ chức đã cố gắng gây quỹ cho Học Viện Công Dân. Tuy chỉ có khoảng hơn 100 người đến tham dự, thế nhưng, nhận thức được tầm quan trọng và công việc đầy lợi ích của Học Viện này, mọi người đã sốt sắng đóng góp vào ngân quĩ và kết qủa thu được gần 27000 đô la. Anh Phan Học, một người đến tham dự và đã tự nguyện đóng góp hàng tháng cho học viện phát biểu:
Theo được truyền thống cũng như nguyện vong của cụ Phan Chu Trinh là làm sao để nâng trình độ dân trí lên, cũng như ở nước Mỹ này, nếu người dân có trình độ dân trí cao thì việc cải tiến xã hội sẽ rất có kết quả. Trong chương trình của Học Viện Công Dân này đã tạo điều kiện cho sinh viên ở trong nước không có cơ hội để tiếp xúc với thế giới bên ngoài, không có cơ hội để đọc những tài liệu tiếng Mỹ, thì chúng tôi rất hân hạnh để giúp đỡ và ủng hộ cho chương trình này.
Nhập học dễ dàng, theo học không dễ
Trở lại với giáo sư Nông Duy Trường, theo lời ông cho hay, tất cả mọi người ở Việt Nam đều có thể ghi danh tham dự, miễn là có điều kiện truy cập vào mạng internet. Ông nói:
Không có tiêu chuẩn gì hết, ai có access internet thì đều có thể tham dự chỉ có điều là nội qui cũng khá là gay gắt, vì mình muốn học viên theo học, chứ không phải chỉ là vào đó để có kiến thức không mà thôi,và học viên nào không tham dự trong vòng 3 tuần lễ thì sẽ bị drop khỏi lớp học và Học Viện Công Dân phối hợp với thực hành chứ không phải chỉ học suông, Thí dụ học lớp kinh doanh thì phải viết một bản kế hoạch kinh doanh thì mới tốt nghiệp được.
Không những người dân có trách nhiệm mà có quyền ở trong đó nữa, nhiều khi mình chỉ nói đến nghĩa vụ mà không nói đến quyền lợi, cái quyền lợi đó nó có hai chiều, là một khế ước giữa chính quyền và người dân.
Giáo sư Nông Duy Trường
Những người ghi tên học kinh doanh là đã có ý tưởng thích về kinh doanh rồi, mà mình muốn những người đó áp dụng ngay ý tưởng của họ.Cái kế họach kinh doanh đó có thể xử dụng được, có thể không được, nhưng mà tối thiểu cũng là cái bước đầu tiên để cho họ hệ thống hoá tư tưởng của họ theo những mô hình bên Mỹ hay những nước ở ngoại quốc họ làm. Muốn làm kinh doanh phải có một business plan, phải có phân tích lợị hại,tiến thoái như thế nào, những người thích kinh doanh họ rất hứng thú để làm chuyện đó.
Ngoài ra, ông cũng tin tưởng rằng, một khi người dân hiểu được căn bản về bổn phận, nghĩa vụ và quyền lợi của chính mình, thì sẽ góp phần tích cực vào việc xây dựng một đất nước dân chủ. Ông nói:
Không những người dân có trách nhiệm mà có quyền ở trong đó nữa, nhiều khi mình chỉ nói đến nghĩa vụ mà không nói đến quyền lợi, cái quyền lợi đó nó có hai chiều, là một khế ước giữa chính quyền và người dân. Khi họ hiểu những việc mà nhà nước làm không phải là tùy tiện anh làm mà nó là chuyện giao ước giữa hai bên. Đó là khái niệm rất mới mẻ với người dân ở trong nước. Chúng tôi cũng tìm cách để đưa những tư tưởng đó, những khái niệm đó để học viên họ có thể áp dụng vào cụôc sống ngay.
Quí vị vừa theo dõi một số thông tin vể Học Viện Công Dân. Mục ĐSNVKN xin chấm dứt nơi đây. Phương Anh hẹn gặp quí vị và các bạn vào kỳ sau.