Mâu thuẫn và uẩn khúc của PMU 18
Đây là vụ án được dư luận trong ngoài nước, trong ngoài đảng, trong ngoài chính quyền đặc biệt quan tâm.
Thiếu tướng Phạm Xuân Quắc nguyên là cục trưởng Cục Điều Tra An Toàn Trật Tự Xã Hội, trưởng ban chuyên án PMU 18.
Về tội danh gọi là cố ý tiết lộ bí mật công tác, một người trước làm làm trong ngành công an , yêu cầu không nêu tên, giải thích với Thanh Trúc:
Thì như ở Việt Nam ngành nào cũng có nguyên tắc của ngành ấy, đó là nguyên tắc bảo mật. Khi anh vi phạm cái công tác bảo mật đó thì họ căn cứ vào mức độ vi phạm cũng như tình tiết vi phạm để họ xử lý. Thật ra thì vi phạm ở mức độ nào và vi phạm như thế nào thì còn là những cái mà nó không rành mạch.

Chính vì thế khi mà mọi việc trôi chảy thì không sao, nhưng khi mà anh không hợp với trong một ê kíp nào đấy thì họ có thể căn cứ vào những cái như thế để họ đánh lại anh thôi. Rõ ràng có rất nhiều cái vi phạm lớn hơn nhiều thì không bị xử lý.
<i> Khi anh vi phạm cái công tác bảo mật đó thì họ căn cứ vào mức độ vi phạm cũng như tình tiết vi phạm để họ xử lý. Thật ra thì vi phạm ở mức độ nào và vi phạm như thế nào thì còn là những cái mà nó không rành mạch.</i>
<i>một CA không muốn nêu tên<br/> </i>
Thế nào là lộ thông tin đến bị xử lý? Không có một ranh giới rõ ràng , cho nên là ai cũng có thể vi phạm vào những cái như thế cả.
Cũng trong phiên xử ngày 14 và 15 tới, hai nhà báo viết bài về PMU18 mà đã bị bắt và bị tống giam từ ngày 12 tháng Năm đến nay, ký giả Nguyễn Việt Chiến báo Thanh Niên và ký giả Nguyễn Văn Hải báo Tuổi Trẻ, bị truy tố tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ .
Theo luật hiện hành ở Việt Nam thì người can tội này có thể bị kêu án tù từ hai đến bảy năm tuỳ theo mức độ nặng nhẹ.
Hôm thứ Ba 30 tháng Chín , hãng tin AP từ Hà Nội , cũng loan tin về phiên xử PMU18 sắp tới với hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải bị truy tố về tội đưa tin sai lạc.
Luật sư Phạm Hồng Hải, sẽ biện hộ cho hai ký giả trước toà, cho rằng chi tiết này có thể ít nhiều gây ngộ nhận là tội danh của hai nhà báo được thay đổi, trong lúc theo luật thì phải hiểu họ bị truy tố tội lợi dụng quyền tự do dân chủ để đưa tin sai lạc.
Trong khi đó, từ văn phòng ở Hà Nội, luật sư Cù Huy Hà Vũ, sẽ biện hộ cho thiếu tướng công an Phạm Xuân Quắc, xác nhận ngày giờ xử án:
Theo quyết định số 126 -2008 HSST-QĐ ngày 25 tháng Chín 2008 của Toà Án Nhân Dân thành phố Hà Nội, do thẩm phán thành phố Hà Nội Trần Văn Vi ký thì vụ án sẽ được đưa ra xét xử vào 8giờ30 phút các ngày 14 , 15 tháng Mười năm 2008. Như vậy ngày giờ xét xử đã được ấn định .
Đến với mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay , hai luật sư Cù Huy Hà Vũ và Phạm Hồng Hải trình bày ý kiến cùng những luận điểm cần chuẩn bị cho phiên toà trong hai ngày 14 và 15 sắp tới.
TT. Phạm Xuân Quắc chỉ thi hành luật báo chí
Ngay hôm 24 tháng Chín thiếu tướng Phạm Xuân Quắc đã đến văn phòng luật sư Cù Huy Hà Vũ mời văn phòng luật sư Cù Huy Hà Vũ cử người bào chữa cho ông trong vụ án cố ý lộ bí mật công tác. Văn phòng luật sư Cù Huy Hà Vũ đã chấp nhận và chúng tôi đã tiến hành những thủ tục cần thiết tại toà để mà bào chữa cho ông Quắc.
Thanh Trúc: Thưa luật sư Cù Huy Hà Vũ , ông sẽ dựa trên quan điểm cũng như luận cứ nào để biện hộ cho thiếu tướng Phạm Xuân Quắc.
<i>Luật Báo Chí quí định các cơ quan chức năng, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải trả lời cho báo chí về những vụ việc có liên quan đến vì lợi ích chung của xã hội, vì lợi ích chung của đất nước.</i>
LS Củ Huy Hà Vũ
LS Củ Huy Hà Vũ: Quan điểm cơ bản trong việc bào chữa cho thiếu tướng Phạm Xuân Quắc có thể tóm tắt như sau:
Ông Phạm Xuân Quắc cũng như đồng nghiệp là ông thượng tá Đinh Văn Huynh hoàn toàn không phạm tội bởi có những thông tin mà ông Quắc cung cấp cho các nhà báo, cũng có những thông tin mà người ta nói rằng ông Phạm Xuân Quắc đã cung cấp nhưng trong thực tế ông không cung cấp.
Việc đó sẽ được có sự đối chứng . Nhưng điều quan trọng nhất là ngay cả trong trường hợp ông Phạm Xuân Quắc cung cấp một số thông tin để các nhà báo lấy đó làm căn cứ viết bài thì cái việc cung cấp thông tin đó không nằm ở trong bộ luật hình sự tức là cái việc cung cấp thông tin ấy là theo chức năng được qui định tại Luật Báo Chí và Luật Phòng Chống Tham Nhũng.
Luật Báo Chí quí định các cơ quan chức năng, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải trả lời cho báo chí về những vụ việc có liên quan đến vì lợi ích chung của xã hội, vì lợi ích chung của đất nước.
Thanh Trúc: Đó là nói về Luật Báo Chí, còn về Luật Chống Tham Nhũng thì sao thưa luật sư:
LS Cù Huy Hà Vũ: Luật Phòng Chống Tham Nhũng cũng vậy, qui định các cơ quan chức năng có thẩm quyền của nhà nước phải phối hợp chặt chẻ với báo chí để chống tham nhũng một cách hiệu quả nhất.
Vậy thì trong khuôn khổ đánh án, phanh phui vụ tham nhũng PMU18 thì thiếu tướng Phạm Xuân Quắc đã thực hiện đúng chức năng của mình là phối hợp với báo chí , cung cấp những thông tin mà ông cho rằng báo chí có thể khai thác cái mức độ trầm trọng của vụ tham nhũng.
Trên cơ sở đó thì những người dân khác trong xã hội có thể cung cấp thêm thông tin cho cơ quan điều tra cũng như cung cấp thông tin cho báo chí liên quan đến những nhân vật tham nhũng hoặc nghi tham nhũng trong vụ án PMU18 hay ngoài PMU18.
Tóm lại việc thiếu tướng Phạm Xuân Quắc cung cấp một số tin , nếu có, cho các nhà báo, và trên cơ sở đó các nhà báo viết một số bài về vụ PMU18 thì việc cung cấp tin ấy là hoàn toàn thuộc chức năng của những người có trách nhiệm như ông Phạm Xuân Quắc .
Vả lại, với tư cách cục trưởng Cục Điều Tra Tội Phạm Về Trật Tự An Toàn Xã Hội, trưởng Ban Chuyên Án PMU18, phó thủ trưởng Cơ Quan Điều Tra của Bộ Công An , ông Phạm Xuân Quắc có đầy đủ năng lực để xác định là thông tin nào cần cung cấp và thông tin nào không cần cung cấp.
Người đứng đầu cơ quan điều tra của Bộ Công An đương nhiên có thẩm quyền đánh giá các thông tin mà ông cho rằng có thể cung cấp cho báo chí.
LS Củ Huy Hà Vũ
Thanh Trúc: Thưa về điểm ông có thể giải thích rõ hơn?
LS Củ Huy Hà Vũ: Nói rõ hơn , ví dụ một nhân viên thì không thể tự quyết định được thông tin nào cần cung cấp cho báo chí , cho các cơ quan ngoài, nhưng những người có trách nhiệm mà trong trường hợp này người đứng đầu cơ quan điều tra của Bộ Công An đương nhiên có thẩm quyền đánh giá các thông tin mà ông cho rằng có thể cung cấp cho báo chí. Trong trường hợp đấy không thể nói là lộ bí mật công tác được bởi Luật Báo Chí và Luật Chống Tham Nhũng yêu cầu ông phải cung cấp.
Thời gian hạn chế không đủ để xét xử công bằng
Thanh Trúc: Theo luật sư , xử một vụ án với bốn người liên quan mà chỉ có hai ngày hầu toà thì liệu có đủ thời gian để hoàn tất tiến trình bào chữa không?
LS Củ Huy Hà Vũ: Ý kiến của tôi là hai ngày không đủ để mà xét xử một cách công bằng . Bởi vì với bốn bị cáo , cộng thêm hai mươi bảy nhân chứng thì ngay cái việc xét hỏi và đối chất cũng đã tốn rất nhiều thời gian rồi, thế thì còn đâu thời gian để mà đi tranh luận các hành vi cụ thể của từng bị cáo. Mà nếu không được tranh luận một cách thoải mái và không bị hạn chế thời gian thì không thể nào đủ để bào chữa quyền lợi hợp pháp của các bị cáo như qui định của pháp luật. Đấy là ý kiến của tôi.
Trong khi luật sư Cù Huy Hà Vũ trình bày là ông sẽ dựa trên Luật Báo Chí và Luật Chống Tham Nhũng để bào chữa cho thiếu tướng công an Phạm Xuân Quắc, thì người nhận lời biện hộ cho hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải xem ra thận trọng dè dặt hơn.
Vừa từ Hà Nội bay vào Thanh Phố Hồ Chí Minh để gặp gỡ thân chủ và thụ lý hồ sơ PMU18, luật sư Phạm Hồng Hải cho biết:
Chưa có đủ tài liệu để biện hộ
Hiện nay theo cáo trạng của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao thì hai nhà báo này bị truy tố về tội lợi dụng quyền
tự do dân chủ để đưa tin sai sự thật và đã có lịnh xét xử hai người vào ngày 14 , 15 tháng Mười này.
Thanh Trúc: Thưa để chuẩn bị cho việc biện hộ thì luật sư phải đưa trên những luận điểm gì?
LS Phạm Hồng Hải: Cho đến thời điểm này thì trong tay chúng tôi mới có bản kết luận điều tra và cái cáo trạng
thôi. Chúng tôi cũng chưa ghi chép được các cái tài liệu đầy đủ của hồ sơ vụ án. Cho nên là hiện nay chúng tôi
chưa có một phương án cụ thể, bởi vì từ giờ đến đó cũng còn hai tuần nữa cơ mà.
<i>Cho đến thời điểm này thì trong tay chúng tôi mới có bản kết luận điều tra và cái cáo trạng</i> <br/> <i>thôi. Chúng tôi cũng chưa ghi chép được các cái tài liệu đầy đủ của hồ sơ vụ án.</i> <br/>
LS Phạm Hồng Hải
Thì đương nhiên đã là luật sư bào chữa thì bao giờ cũng phải hướng đến cái việc làm cho thân chủ nhẹ tội đi. Tuy
nhiên như tôi đã nói với chị hiện trong tay tôi chỉ mới có kết luận điều tra và cái cáo trạng nó mới chỉ ở mức gọi là
bản tóm tắt tất cả các tài liệu trong hồ sơ vụ việc. Nó không có những chi tiết thí dụ như trong thực tế thì các nhà
báo này làm những cái gì, đã đưa những bản tin mà nội dung ra sao, rồi bản tin đó được đăng vào ngày nào. Trong
nửa tháng tới chúng tôi phải chuẩn bị rất tích cực cho phiên toà đó.
Thế còn luận điểm thì đã là luật sư thì phải đưa ra được bằng chứng để phản bác một phần hay toàn bộ cái cáo
buộc của cơ quan công tố. Hiện chúng tôi đang phải đi tìm tất cả các tài liệu để hướng tới việc đó.
Thanh Trúc: Thưa ông, luật của Việt Nam có nêu đích danh hay có ghi rõ khoản nào khoản nào về tội lợi dụng
quyền tự do dân chủ để mà làm báo chí hay đưa thông tin sai lạc đến cho người đọc hay không?
LS Phạm Hồng Hải: Điều 258 trong Bộ Luật Hình Sự nguyên văn qui định như thế này: Người nào lợi dụng các
quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng , tôn giáo, tự do hội họp , lập hội và các quyền tự do dân chủ
khác , xâm phạm lợi ích của nhà nước , quyền lợi ích hợp pháp của các tổ chức công dân thì bị phạt cảnh cáo, cải
tạo không giam giữ một đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Phạm tội trong trường hợp nghiêm
trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Tôi nghĩ không lâu nữa chúng tôi sẽ có quan điểm chính thức phát biểu tại toà. Và lúc đó chăc chắn khi gặp lại chị
là luật sư Phạm Hồng Hải sẽ trả lời chị một cách cụ thể hơn.
Vừa rồi là quan điểm và giải thích pháp lý liên quan đến phiên toà xử những người dính líu đến vụ tham nhũng
bạc tỷ PMU 18 ngày 14 và 15 tới với sự trình bày của hai luật sư biện hộ là Cù Huy Hà Vũ và Phạm Hồng Hải.