Công nghệ nuôi chim Yến trong nhà

Nuôi yến trong nhà để lấy tổ, một sản phẩm bổ dưỡng và đắt tiền, là chuyện không thể xảy ra ở Việt Nam vốn có truyền thống khai thác yến sào trong thiên nhiên từ ngàn xưa.

0:00 / 0:00

Năm 2005, bạn trẻ Lê Danh Hoàng, hiện là giám đốc công ty Chấn Hưng với nhãn hiệu Yến Sào Hoàng Yến, khởi sự và cũng là lần đầu tiên ứng dụng công nghệ nuôi yến trong nhà để lấy tổ, sản xuất và chế biến sản phẩm yến sào để bán lẻ trong nước cũng như xuất khẩu ra ngoài.

Bên cạnh đó, công ty Chấn Hưng Yến Sào Hoàng Yến, còn cung cấp trang thiết bị cho những người muốn phát triển nghề nuôi yến trong nhà.

Trong khuôn khổ mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay, Thanh Trúc mời quí vị cùng gặp gỡ và trò chuyện với Lê Danh Hoàng, để biết anh khởi nghiệp từ đâu, nuôi yến trong nhà để lấy tổ khác với việc khai thác yến sào tự nhiên như thế nào.

Vạn sự khởi đầu nan

Thanh Trúc: Chào Lê Danh Hoàng, rất vui được gặp bạn hôm nay. Hoàng có thể tự giới thiệu sơ qua về mình được không?

Lê Danh Hoàng: Hoàng sinh năm 1983, quê ở Thái Nguyên. Hoàng đã vào miền Nam trước đó bốn năm, học trường Đại Học Ngoại Thương. Hiện tại thì đã sinh sống và lập nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh.

Thanh Trúc: Vậy cơ duyên nào đưa đẩy bạn đến với nghề nuôi yến trong nhà để thu hoạch tổ như vậy?

Lê Danh Hoàng: Cơ duyên mà Hoàng đến với nghề này đó là Hoàng từng làm hướng dẫn viên du lịch trong lúc học đại học. Thế thì Hoàng có cơ hội dẫn đoàn quan chức chính phủ và doanh nhân Indonesia thì tình cờ Hoàng có làm quen được một người là ông tiến sĩ Elisa Nugroho, được coi là ông tổ của nghề nuôi yến trên thế giới.

Những ngày đó Hoàng dành rất nhiều thời gian để tiếp xúc với gia đình của ông tiến sĩ cũng như giúp ông

Anh Lê Danh Hoàng với một tổ yến mới được lấy xuống.
Anh Lê Danh Hoàng với một tổ yến mới được lấy xuống. Source ekavietnam.com (Source ekavietnam.com)

tìm đối tác ở Việt Nam để phát triển nghề nuôi yến trong nhà. Hoàng dẫn ông tiến sĩ tới rất nhiều công ty uy tín ở Việt Nam trong lãnh vực tổ yến nói chung và cả những công ty trong lãnh vực gần như vậy tức là thủy sản.

Khi mà mình đến gõ cửa thì các công ty đó hoặc là họ không tin chuyện nuôi con chim yến có thể được, hoặc là họ cũng chưa muốn làm bởi mục đích khác nhau hay các nhóm lợi ích khác nhau.

Thế thì mình mới đề nghị với ông bà tiến sĩ là cho mình đầu tiên là đại diện ở Việt Nam để phát triển nghề này, làm từ bé ra lớn. Ông bà tiến sĩ rất ngạc nhiên tại vì lúc đó mình chỉ hai mươi mốt tuổi thôi. Tuy vậy ông bà ấy cũng giúp đỡ và đồng ý để mình làm đại diện của Eka Walet Indonesia ở Việt Nam.

Từ đó mình mới lập ra công ty Chấn Hưng, nơi mình làm việc bây giờ. Tiếp tục như vậy thì Chấn Hưng phát triển lên cùng với nỗ lực để mà giới thiệu nghề này. Đầu tiên rất khó khăn, ba bốn năm đầu không có doanh số và gặp rất nhiều cản trở của các đơn vị muốn giữ nguồn lợi này chỉ là khai thác tự nhiên ở ngoài biển thôi chứ không muốn đưa về cho những căn nhà tư nhân. Tuy nhiên sau khi có nguồn lợi rõ rang từ thu hoạch tổ yến trong nhà thì rất nhiều người Việt Nam ủng hộ và tham gia vào quá trình nuôi. Từ đó thì công ty mình có thể phát triển.

Khi mà mình đến gõ cửa thì các công ty đó hoặc là họ không tin chuyện nuôi con chim yến có thể được, hoặc là họ cũng chưa muốn làm bởi mục đích khác nhau hay các nhóm lợi ích khác nhau.

Lê Danh Hoàng

Thanh Trúc: Bạn cũng đã từng qua Indonesia để được ông tiến sĩ Elisa Nugroho hướng dẫn cách nuôi yến trong nhà. Bản thân bạn cũng phải tự tìm tòi nghiên cứu về chim yến và tổ yến. Trước hết xin Hoàng giải thích về tiềm năng của yến sào, sự khác nhau của việc nuôi yến trong nhà với truyền thống khai thác yến sào trong thiên nhiên mà người mình vẫn làm trước nay?

Lê Danh Hoàng: Ở Việt Nam trước năm 2004 thì chỉ có nguồn lợi khai thác yến tự nhiên chứ chưa có nguồn lợi nuôi yến trong nhà. Khai thác tự nhiên có nghĩa là ở ba vùng ngoài đảo, thứ nhất là Cù Lao Chàm ở Hội An, thứ hai là bán đảo Qui Nhơn, cụ thể là bán đảo Phương Mai ở thanh phố Qui Nhơn tỉnh Bình Định, thứ ba là thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa. Những đàn chim yến đã sống đã quần cư ở đây cả nghìn năm. Sau này khi con người phát hiện ra cái tiềm năng của sản phẩm tổ yến thì mình khai thác, cụ thể là tổ yến thôi chứ không ai ăn chim yến cả.

Tổ yến có cái đặc biệt là nó không từ rơm rác từ những vật liệu khác mà nó chính là nước bọt của con chim yến, nhưng nó chưa hàm lượng Protein và Acid Amin rất cao, thành phần chất đạm trong đó chiếm 60 đến 65%. Ưu điểm nhất là nó có tác dụng chống lão hóa, làm đẹp da, chống lại các tế bào ung thư phát triển, giúp thanh lọc phổi, bổ phổi và phục hồi sức khỏe rất nhanh.

Anh Lê Danh Hoàng đang quan sát một tổ yến trong nhà.
Anh Lê Danh Hoàng đang quan sát một tổ yến trong nhà.Source ekavietnam.com (Source ekavietnam.com)

Chim yến chỉ làm tổ khi có nhu cầu đẻ trứng. Cái tổ đó là để chim đẻ trứng vào và nuôi con. Bởi vậy cách khoa học nhất là mình nên để chim yến nuôi con, khi nó bay rồi thì mình mới lấy tổ, để đàn chim yến được bảo tồn và phát triển.

Tuy nhiên phương pháp khai thác nếu ở ngoài đảo thì một năm họ chỉ lấy hai mùa, mùa tháng Năm và mùa tháng Tám. Khi lấy là phải lấy hết tất cả các tổ, có nghĩa khi lấy ở ngoài đảo thì người ta sẵn sàng bỏ trứng đi hoặc bỏ chim con đi để mà lấy được cái tổ một năm hai mùa thôi. Điều này không được khoa học lắm, ví dụ ngoài Côn Đảo đàn chim yến gần như tuyệt chủng và gần đây mới phát triển trở lại một ít thôi chính là bởi cách khai thác này.”

Tạo môi trường cho chim

Thanh Trúc:

Có vẻ như Hoàng đam mê việc khai thác yến sào lắm phải không, vậy bạn nói tiếp về mô hình nuôi yến trong nhà đi, có lợi hơn khai thác tự nhiên không?

Lê Danh Hoàng: Phương pháp nuôi yến trong nhà thì nó dựa trên nguyên tắc rất đơn giản, đó là tạo môi trường tốt nhất cho con chim yến có thể sinh sống được. Thứ hai là gọi con chim yến về môi trường đó, khi nó thích thì nó ở lại rồi sinh con đẻ cái làm tổ cho chúng ta khai thác.

Tạo môi trường là căn phòng phải tối, độ ẩm phải cao, thứ ba là căn nhà cũ và không có người quấy phá nó. Cái thứ tư là nó được bảo vệ khỏi các vật hại như cú mèo, chuột, gián, kiến, mối. Khi mà có môi trường như vậy thì chim thích ở lại để sống.
Thế còn làm sao để dụ nó về thì mình dùng cái âm thanh bầy đàn. Chim yến sống theo bầy đàn nên là cứ chỗ nào mà nghe thấy âm thanh bầy đàn của nó là nó bay lại. Dựa trên nguyên tắc căn bản như vậy thì có rất nhiều trang thiết bị, có rất nhiều loại âm thanh khác nhau, nhiều kiểu xây nhà khác nhau của nước Việt Nam, của Indonesia, của Malaysia, của Thái Lan, để mà hấp dẫn chim yến vào. Tuy nhiên nó đều

000_Hkg4598190-250
Khai thác tổ Yến kiểu truyền thống. AFP photo (Khai thác tổ Yến kiểu truyền thống. AFP photo)

dựa trên nguyên tắc tạo môi trường tốt nhất và gọi con chim yến về thôi.

Thanh Trúc:

Người mình có câu Vạn Sự Khởi Đầu Nan, khởi nghiệp từ một mô hình mới lạ chưa từng ở Việt Nam thì Thanh Trúc đoán là Hoàng cũng phải trải qua lắm kinh nghiệm khó khăn vất vả?

Lê Danh Hoàng: Khi mà kết thúc công việc ở Việt Nam và không tìm được đối tác kinh doanh ở Việt Nam thì ông tiến sĩ Nugroho quyết định trở về nước. Thì Hoàng có xin cho Hoàng làm đại diện ở Việt Nam và sẽ tìm cách quảng bá nghề này. Thế thì mình bắt đầu kinh doanh Yến Sào Hoàng Yến tại căn nhà trọ của mình lúc đó ở quận Bình Thạnh, đấy chỉ là văn phòng của mình thôi. Hoàng cùng với người ban cùng lớp, tuy nhiên làm một năm mà không có doanh số và việc chấp nhận nghề mới này cũng rất là khó khăn với người Việt Nam lúc đó, thì anh bạn mới rẽ sang đường khác. Hoàng còn một mình nhưng rất may sau này có anh ruột từ ngoài Bắc vào hỗ trợ. Mình và anh ruột là Lê Danh Hiển làm cũng được bảy năm rồi, công ty phát triển rất tốt.

Căn nhà đầu tiên mình xây ở Việt Nam cũng là căn nhà đầu tiên ở thành phố Phan Rang Tháp Chàm, Ninh Thuận. Mình đã đi qua những vùng mà sau này là những vùng phát triển nghề nuôi yến trong nhà chủ yếu của Việt Nam. Ví dụ Bà Rịa Vũng Tàu, Cần Giờ ở thành phố Hồ Chí Minh, hay là quận 2 thành phố Hồ Chí Minh, nhưng lúc đó vì chưa có kinh nghiệm thành mình không biết được. Rồi mình thấy một đàn chim cũng không nhiều lắm ở Phan Rang Tháp Chàm thì mình nghĩ ít nhất ở đây có đàn chim như vậy.

Thế là mình về vay tiền bố mẹ để mua một mảnh đất và xây căn nhà ngoài đó. Căn nhà cũng rất là thành công.

Thanh Trúc: Khi chim yến bay về và ở lại thì cảm giác của Hoàng ra sao, bạn có phải chờ đợi lâu không?

Lê Danh Hoàng: Nếu mà nói cảm giác thì có lẽ lúc chờ đợi nó hồi hộp rất nhiều. Thực ra vùng Phan Rang Tháp Chàm không phải là vùng quá phù hợp cho nghề nuôi yến trong nhà bởi vì nó rất là khô, không có côn trùng cho chim ăn. Bởi vậy khi xây căn nhà đầu tiên là cũng một phần kỹ thuật chưa tốt, đấy là căn nhà thử nghiệm đầu tiên. Rất là hồi hộp, sau tám tháng mà không thấy chim vào mình bắt đầu suy nghĩ thôi chết có khi là nghề này không làm được ở Việt Nam rồi.

Sau tám tháng thì có những con chim đầu tiên bắt đầu vào ở, mình thở phảo và bắt đầu dành nhiều thời gian theo dõi và chỉnh sửa căn nhà cho chim yến vào nhiều hơn. Mình nghĩ đó là quãng thời gian thú vị nhất. Sau này mình có nhiều nhà yến khác tốt hơn nhưng không có cảm giác hồi hộp thú vị bằng căn nhà đầu tiên.

Khi mình thấy những con chim yến đầu tiên bay vào và đậu ở cái thanh nhà trước cửa thì mình cho đó là thành công. Vào rồi thì khoảng vài tháng sau nó bắt đầu làm tổ là việc tất nhiên.

Lê Danh Hoàng

Thanh Trúc: Chứ không phải cảm giác thú vị nhất là bắt gặp tổ yến đầu tiên trong căn nhà đó?

Lê Danh Hoàng: Nhìn thấy con chim yến vào nó quan trọng hơn, bởi khi yến đã vào ở thì bề gì nó cũng sẽ làm tổ. Khi mình thấy những con chim yến đầu tiên bay vào và đậu ở cái thanh nhà trước cửa thì mình cho đó là thành công. Vào rồi thì khoảng vài tháng sau nó bắt đầu làm tổ là việc tất nhiên.
Khi mà thấy yến làm tổ thì cũng rất vui, cái vui nữa là khi mình phát hiện tổ yến ở Việt Nam nó to hơn các cái tổ yến mình đã thấy ở Indonesia và Malaysia.

Thực tế sau này nghề nuôi yến đã phát triển rất nhiều ở Việt Nam thì lúc thu hoạch cái tổ yến ở Việt Nam bao giờ cũng to hơn so với các tổ yến nước ngoài.

Thanh Trúc: Cho đến lúc này công ty Chấn Hưng Yến Sào Hoàng Yến đã có tất cả bao nhiêu nhà nuôi yến trên toàn quốc?

Lê Danh Hoàng: Hiện tại bên Hoàng việc đầu tư nhà nuôi yến có ba hình thức. Một là hợp tác với người khác, hai là mình tự đầu tư, ba là chuyển giao công nghệ. Tổng cộng bên Hoàng đã làm khoảng hơn năm trăm căn nhà nuôi yến, số lượng nhà nuôi yến trực thuộc công ty thì hơn mười căn, số còn lại dưới hình thức hợp tác và hình thức chuyển giao công nghệ cho các nhà đầu tư khác. Hiện tại có khoảng gần hai trăm công nhân làm việc trong Yến Sào Hoàng Yến.

Đóng góp cho xã hội

Thanh Trúc: Bên cạnh đó, với kinh nghiệm từ 2005 đến giờ, Lê Danh Hoàng cũng có tham gia vào dự án nghiên cứu đổi trứng chim yến và ấp chim con cũng như tư vấn xây dựng nhà yến cho nhiều khách hàng ở Đông Nam Á, phải không?

000_Hkg2621893-250
Chim Yến. AFP photo (Chim Yến. AFP photo)

Lê Danh Hoàng: Đúng rồi. Bên Hoàng thì thời gian ban đầu đã nghiên cứu ngay phương pháp để ấp ra chim con và nuôi nó một cách nhân tạo như nuôi gà.

Nhưng mà đó là một dự án thất bại hoàn toàn. Thực tế trên thế giới thì ũng không có một đơn vị nào có thể nuôi được chim con để biến một căn nhà từ không có gì thành căn nhà có chim yến.

Việc ấp chim yến ra thì đơn giản thôi vì cứ đủ nhiệt độ thì nó nở ra, nhưng có rất nhiều lý do kỹ thuật để chim yến không sống được đến lúc ra tổ. Đó là dự án thất bại không chỉ riêng ở công ty mình.

Còn việc chuyển giao kỹ thuật thì bên Hoàng đã chuyển giao kỹ thuật cho các nhà đầu tư ở Việt Nam, Thái Lan, Kampuchia. Kể từ khi bắt đầu hiểu được cái nguyên lý về nuôi chim yến từ ba nuôi của mình là tiến sĩ Elisa Nugroho thì công ty đã tiến hành nghiên cứu rồi cải tiến liên tục rất nhiều các loại thiết bị. Hiện tại bên Hoàng có thể cung cấp được các loại thiết bị cho toàn bộ các nhà nuôi yến.

Thanh Trúc: Nếu những người ở Việt Nam gọi Lê Danh Hoàng là đại gia Yến Sào Hoàng Yến thì Hoàng có chấp nhận danh xưng đó không?

Lê Danh Hoàng: Không bao giờ chấp nhận! Từ trước đến giờ mình không thích chữ đại gia. Mình còn quá trẻ để nói là đại gia, thứ hai mình không đủ giàu để nói là đại gia. Điểm thứ ba quan trọng hơn là đối với mình chữ đại gia nó liên quan rất nhiều đến chữ trọc phú. Trọc phú có nghĩa là có tiền mà không có não đó.

Thanh Trúc: Tại Việt Nam bây giờ người ta cũng đề cập nhiều đến điều gọi là doanh nghiệp xã hội. Như vậy Hoàng có muốn Eka Vietnam là một doanh nghiệp xã hội không?

Lê Danh Hoàng: Đối với bản thân công ty thì mình nghĩ không phải một doanh nghiệp xã hội theo cái định nghĩa của doanh nghiệp xã hội bây giờ, nhưng nó là một doanh nghiệp đóng góp cho xã hội trên nhiều phương diện.

Bất cứ doanh nghiệp nào tạo ra việc làm và môi trường làm việc tốt cho nhân viên thì đó là một doanh nghiệp tốt trước đã. Công ty mình tạo công ăn việc làm cho hơn hai trăm người.

Đối với bản thân công ty thì mình nghĩ không phải một doanh nghiệp xã hội theo cái định nghĩa của doanh nghiệp xã hội bây giờ, nhưng nó là một doanh nghiệp đóng góp cho xã hội trên nhiều phương diện.

Lê Danh Hoàng

Cái thứ hai, mình luôn làm ra những sản phẩm tốt nhất, có tính mỹ thuật tính tiện dụng, đúng những gì công ty cam kết cũng như giữ giá trị đạo đức trong kinh doanh, xây dựng một cộng đồng doanh nghiệp tốt đẹp hơn. Cái này rất quan trọng, đặc biết khi mà nền kinh tế Việt Nam mở cửa thì cái tư tưởng làm ăn chụp giật, ăn thật làm giả …rất là nhiều. Chỉ cần mình làm ăn đàng hoàng thì đã góp phần tạo nên một cộng đồng doanh nghiệp tốt hơn.

Cái thứ ba là bên Hoàng cũng cố gắng tham gia vào các hoạt động xã hội, ví dụ ủng hộ các đợt lũ lụt, bà con bị bão, rồi trao học bổng cho các trẻ nghèo hiếu học, trợ giúp người tàn tật và trẻ mồ côi. Từ ba khía cạnh đó thì mình cho rằng doanh nghiệp của mình là doanh nghiệp đóng góp tốt cho xã hội. Còn bản chất nó là một doanh nghiệp hoạt động có lợi nhuận, mình đóng thuế theo lợi nhuận mình có dư ra.

Thanh Trúc: Xin cảm ơn Lê Danh Hoàng. Quí thính giả vừa theo dõi câu chuyện Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay, doanh nhân Lê Danh Hoàng, thành công trong việc nuôi yến ở trong nhà tại Việt Nam.