Việt Nam sẽ không là ngoại lệ, nếu đại dịch cúm H1N1 bùng phát ở VN thì có khả năng 10% dân số tức 8 triệu 400 ngàn người mắc bệnh, tỷ lệ tử vong 1% tương đương 84 ngàn người. Những con số khô khan và khủng khiếp vừa nói, thực ra được chính phủ VN dự liệu từ cuối năm 2005, trong trường hợp virus cúm gia cầm H5N1 biến thể lây từ người sang người. Giờ đây không phải là đại dịch H5N1 cho con người mà lại là đại dịch cúm H1N1, virus cúm heo tái tổ hợp với cúm gà và cúm người trở nên một chủng cúm H1N1 lây truyền nhanh chóng từ người này sang người kia. Chỉ một người nhiễm cúm hắt hơi, hay ho không che miệng nơi công cộng, một cái bắt tay chào hỏi thông thường là virus H1N1 đã có cầu nối để lây lan nhanh chóng trong cộng đồng.
Báo chí VN trong những ngày này thông tin nhanh về đại dịch cúm heo trên thế giới. Tin tức cũng cấp thời về kế hoạch đối phó với kịch bản xấu nhất, một khi cúm heo xảy ra ở Việt Nam dù cho tới sáng 1/5 vẫn chưa có trường hợp nào được ghi nhận.
Các giới chức y tế chỉ phát biểu chung chung là thuốc Tamiflu còn đủ dùng và nếu cần sẽ mua thêm ở nước ngoài.
Trả lời Trà Mi, Đài chúng tôi, về hiểm họa cúm heo với Việt Nam cũng như các nước châu Á, bà Sarah Cumberland viên chức đặc trách truyền thông của Tổ chức Y Tế Thế Giới từ Geneve nhận định: "Tôi nghĩ rằng khó có thể nói hiểm họa cúm heo tại nước này cao hay thấp hơn so với nước khác như thế nào bởi vì virus này lây lan cũng giống như các dạng virus cúm khác ở người. Những khuyến cáo chung trong lúc này là tất cả mọi người phải hết sức cẩn thận để tránh bị lây nhiễm virus như đeo mặt nạ bảo vệ, thường xuyên rửa tay thật kỹ với nước và xà phòng, và khi có các triệu chứng cúm, nên tìm ngay đến bác sĩ."
Thông qua báo chí sự quyết tâm của chính phủ Việt Nam được thể hiện rõ ràng, tuy nhiên VN có đủ phương tiện và nhân lực để đối phó với đại dịch hay không, còn là điều cần xem lại.
Bệnh viện sẽ bị quá tải
Nếu đại dịch thực sự xảy ra các bệnh viện của VN chắc chắn bị quá tải, không có khả năng tiếp nhận hàng chục ngàn bệnh nhân cúm cùng lúc, chưa nói đến con số cao hơn. Ngày 29/4/2009 bản tin Vietnam Net cho biết Bộ Y Tế đã chuẩn bị 1 ngàn máy thở cấp cứu, con số này có thể là quá khiêm tốn. Hơn nữa trên các báo điện tử mà chúng tôi theo dõi, không có bản tin nào nói rõ dự trữ thuốc Tamiflu hiện nay là bao nhiêu, không có con số cụ thể như các nước khác công bố cho dân chúng của họ. Tamiflu là một trong hai loại thuốc kháng virus, có khả năng cứu sống bệnh nhân cúm, nếu được sử dụng kịp thời trong vòng 48 giờ đầu. Các giới chức y tế chỉ phát biểu chung chung là thuốc Tamiflu còn đủ dùng và nếu cần sẽ mua thêm ở nước ngoài.
Dự trữ thuốc Tamiflu đủ dùng?
Vietnam Net ngày 30/4 đưa tin Bộ Y Tế chi viện khẩn cấp cho TP.HCM phòng dịch H1N1, bao gồm 1.500 khẩu trang y tế cho Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế và 5 ngàn viên thuốc Tamiflu để phân bổ cho các bệnh viện tại Thành Phố. Một bác sĩ nói với chúng tôi là 5 ngàn viên Tamiflu đủ dùng cho 500 bệnh nhân, theo liều điều trị 2 viên mỗi ngày kéo dài trong 5 ngày, nếu chia cho vài chục bệnh viện không hiểu mỗi nơi nhận được bao nhiêu. Chúng tôi có cảm giác là kho thuốc Tamiflu của Việt Nam không dồi dào, thiết tưởng ngành y tế nên thông tin công khai về vấn đề này.
Chưa có biện pháp phát hiện, không có biện pháp giám sát,đó là cái khó cho VN. Kỹ thuật là một phần, thứ đến là vật phẩm.
GSTS Nguyễn Thị Kê, VT viện Vệ Sinh Y Tế Công Cộng
Lướt các thông tin trên mạng ngược dòng thời gian, Tuổi Trẻ Online ngày 5/2/2007 đưa tin, dự trữ Tamiflu của VN hết hạn sử dụng vào 31/12/2007. Theo ghi nhận của chúng tôi, dự trữ Tamiflu của Bộ Y Tế VN và các cơ sở y tế trên toàn quốc khoảng 600 ngàn viên vào thời điểm hết hạn sử dụng. Tất cả thuốc Tamiflu chưa sử dụng ở các bệnh viện và y tế cơ sở được lệnh thu hồi.
Trước đó vào tháng 5/2007 Báo Tiền Phong Online và Thông Tấn Xã VN đưa tin, Viện Hóa Học thuộc Viện Khoa Học Công nghệ VN được cấp kinh phí 1 tỷ đồng để thực hiện đề tài thử nghiệm trong vòng một năm qui trình thu hồi chất Oseltavimir phosphate, thành phần chính trong thuốc Tamiflu. Lượng Tamiflu vào khi hết hạn trị giá 60 tỷ đồngvà dự kiến chi phí tách chất Oseltamivir toàn bộ kho dự trữ mất khoảng 30 tỷ đồng. Sau khi thu hồi nguyên liệu Oseltamivir sẽ được giao cho ngành dược VN tái chế trở lại thành Tamiflu. Ngoài đề tàivừa nói, Viện Hóa Học cũng được Nhà nước đầu tư 3 tỷ đồng để thực hiện đề tài sản xuất Oseltamivir phosphate từ tinh dầu hồicủa VN.Cho đến nay chúng tôi không ghi nhận thông tin nào trên báo chí về kết quả các dự án vừa nói.
Khả năng phát hiện bệnh dịch còn giới hạn
Trở lại các hoạt động triệt để của VN để chuẩn bị đối phó đại dịch cúm H1N1. Trong cuộc phỏng vấn dành cho Mặc Lâm đài chúng tôi, GSTS Nguyễn Thị Kê, Viện trưởng viện Vệ Sinh Y Tế Công Cộng thuộc Bộ Y Tế nhìn nhận là Việt Nam bị giới hạn nhiều về khả năng phát hiện dịch cúm H1N1: "Chưa có biện pháp phát hiện, không có biện pháp giám sát,đó là cái khó cho VN. Kỹ thuật là một phần, thứ đến là vật phẩm. Muốn giám sát phải có những tinh phẩm đặc biệt của nó, VN chưa có được những thứ đó. Lực lượng để giám sát theo tôi không phải chỉ giám sát dịch tễ không, có nghĩa giám sát để phát hiện bệnh nhân đầu tiên mắc bệnh, ngay cả chỉ giám sát dịch tễ cũng chưa thể giám sát toàn bộ, chỉ giám sát vùng trọng điểm chứ chưa có điều kiện để giám sát rộng rãi. Giám sát tác nhân gây bệnh là virus,mình cũng chưa có điều kiện đầy đủ để giám sát về virus học. Đó là sự hạn chế, bây giờ phải nhờ quốc tế thôi, từ từ quốc tế sẽ có những sinh phẩm để phân lập, chẩn đoán. Bây giờ mới có dịch họ trở tay không kịp."
Chưa có kế hoạch ứng phó kịp thời
Mặt khác, Saigon Giải Phóng online ngày 1/5 đưa tin ‘Đại dịch cúm heo H1N1 lên mức cảnh báo cấp 5, các bộ ngành phải có ngay kế hoạch ứng phó kịp thời. Sau cuộc họp với đại diện Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO tại Việt Nam, TS Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Y Tế Dự Phòng và môi trường kiêm phát ngôn nhân Bộ Y Tế phát biểu rằng, nguy cơ một đại dịch nguy hiểm ảnh hưởng toàn cầu đã cận kề, do vậy để phòng tránh lây nhiễm cúm H1N1 trên con người, mọi người phải tuân thủ thực hiện tuyệt đối các biện pháp phòng chống dịch mà Bộ Y Tế
Theo SGGP Online, Đại diện Bộ Y Tế nhấn mạnh rằng, dù VN chưa ghi nhận trường hợp người bị cúm H1N1, nhưng trong thời điểm hiện nay, các bộ ngành chức năng phải xây dựng ngay kế hoạch ứng phó trước nguy cơ đại dịch xẩy ra.
đã đề ra. Tuy nhiên ông Nga trấn an người dân không nên quá hoang mang. Quả là không thừa khi chúng tôi lập lại khuyến cáo của Cục Trưởng Y Tế Dự Phòng. Theo đó tất cả người dân đều phải thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt khi tiếp xúc với dịch tiết hầu, họng. Những người bị mắc bệnh đường hô hấp cấp tính, nên tránh nơi đông người và đeo khẩu trang. Người dân không nên đi đến các vùng đang có dịch. Bộ y tế VN yêu cầu các hành khách nhập cảnh từ vùng dịch, phải thông báo với các cơ quan y tế và thực hiện các biện pháp cách ly theo hướng dẫn để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng.
Vẫn theo SGGP Online, Đại diện Bộ Y Tế nhấn mạnh rằng, dù VN chưa ghi nhận trường hợp người bị cúm H1N1, nhưng trong thời điểm hiện nay, các bộ ngành chức năng phải xây dựng ngay kế hoạch ứng phó trước nguy cơ đại dịch xẩy ra. TS Nguyễn Huy Nga đặt vấn đề là phải có tiên liệu trước, tránh tình trạng bị động. Thí dụ đại dịch xảy ra thì việc cung cấp thực phẩm cho người dân sẽ thực hiện như thế nào. Cũng cần có kế hoạch liên quan tới vấn đề điện nước, giao thông đi lại trong trường hợp đại dịch xảy ra.