20 năm nữa nông dân trồng lúa mới khá

Nếu có nguồn lực và chiến lược đúng, các chuyên gia hy vọng trong 20 năm tới sản xuất lúa gạo ở Việt Nam sẽ thực sự đem lại thu nhập cao cho nông dân, góp phần phát triển xã hội.
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2011.06.17
Mùa gặt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Mùa gặt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
AFP

Ngân hàng Thế giới góp sức

Hôm 14/6, kết thúc hai ngày hội thảo ở Cần Thơ “Lúa gạo, nông dân và phát triển nông thôn ở Việt Nam: Từ tăng trưởng thành công đến thịnh vượng bền vững” bà Victoria Kwakwa, Giám đốc phụ trách Việt nam của Ngân hàng Thế giới, kỳ vọng trong 15-20 năm tới Việt Nam trở thành một nước sản xuất lúa gạo với chất lượng cao và đem lại giá trị cao cho nông dân và xã hội. Theo Kinh tế Saigon Online, Ngân hàng Thế giới sẵn sàng tham gia đối thoại về chính sách đối với ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam và sẵn sàng đóng góp vào các dự án liên doanh giữa doanh nghiệp và nông dân vì mục tiêu này.
Thực tế mỗi vụ lúa xong là phải ra ngân hàng vay tiền, vụ này vay ít vụ sau vay nhiều hơn, vay số tiền đó nói là để phục vụ sản xuất, nói là nhà nước hỗ trợ để mình mua phân bón…nhưng thực chất họ vay để ăn, gọi là ăn trước trả sau, vay về để trả những món nợ trong 6 tháng làm lúa  
Nông dân 
Trong hai thập niên vừa qua Việt Nam từ chỗ là một nước phải nhập khẩu cả triệu tấn lương thực mỗi năm đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Nhưng dù đạt kim ngạch nhiều tỷ USD cho mặt hàng gạo mỗi năm, 8 triệu hộ nông dân trồng lúa Việt Nam vẫn rất nghèo, nếu không muốn nói là nghèo nhất nước. Ngay tại vựa lúa xuất khẩu chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long, trong số hơn ba triệu hộ nông dân trực tiếp làm lúa, chỉ khoảng một phần tư có thu nhập đủ sống nhờ cây lúa.
Ruộng lúa diện tích nhỏ thấy nhiều ở miền Nam. Photo RFA
Ruộng lúa diện tích nhỏ thấy nhiều ở miền Nam. Photo RFA
Photo RFA
Tâm sự nông dân ngay ở vựa lúa xuất khẩu chính của cả nước là đồng bằng sông Cửu Long cũng đậm phần chua chát:
“Thực tế mỗi vụ lúa xong là phải ra ngân hàng vay tiền, vụ này vay ít vụ sau vay nhiều hơn, vay số tiền đó nói là để phục vụ sản xuất, nói là nhà nước hỗ trợ để mình mua phân bón…nhưng thực chất họ vay để ăn, gọi là ăn trước trả sau, vay về để trả những món nợ trong 6 tháng làm lúa. Có những nhà họ vay để trả đến không còn tiền luôn, phân bón thuốc trừ sâu các chi phí trong 6 tháng làm lúa đều phải thiếu nợ.”          
TS Lê Văn Bảnh Viện trưởng viện lúa đồng bằng sông Cửu Long có mặt tại cuộc hội thảo nói với chúng tôi về nhu cầu thay đổi trong sản xuất bắt đầu từ nông dân.
Phương án đưa ra là hiện nay nông hộ nhỏ nhưng cánh đồng lớn có thể liên kết làm một giống trên cánh đồng, với sự đặt hàng của doanh nghiệp. Như vậy sản xuất sẽ nâng cao chất lượng, sự đầu tư dễ hơn và tạo điều kiện cho bảo hiểm nông nghiệp thuận lợi hơn.
TS Lê Văn Bảnh
“Đổi mới sản xuất, trước nay bà con mình làm nhỏ lẻ do vậy chất lượng không được nâng cao, làm nhỏ lẻ như thế chỉ đủ sống chứ không khá được, lại có hiện tượng trúng mùa mất giá nghĩa là không có người đặt hàng, sản xuất ra không biết bán cho ai. Cần nâng cao chuỗi giá trị hạt gạo, trong vấn đề biến đổi khí hậu an ninh lương thực được đặt lên hàng đầu.
Nếu muốn vậy thì phải đổi mới phương thức sản xuất, qui hoạch lại đất đai. Phương án đưa ra là hiện nay nông hộ nhỏ nhưng cánh đồng lớn có thể liên kết làm một giống trên cánh đồng, với sự đặt hàng của doanh nghiệp. Như vậy sản xuất sẽ nâng cao chất lượng, sự đầu tư dễ hơn và tạo điều kiện cho bảo hiểm nông nghiệp thuận lợi hơn. Khi nông dân làm thì được cơ giới hóa, công nghệ sau thu họach được nâng
Đưa máy móc vào sản xuất, thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp. Source vfej.vn
Đưa máy móc vào sản xuất, thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp. Source vfej.vn
cao, sản phẩm làm ra được đặt hàng. Có như vậy mới nâng cao chất lượng hạt gạo và đời sống bà con nông dân.”
 

Thay đổi tư duy sản xuất

Thứ trưởng NN-PTNT Bùi Bá Bổng tuyên bố tại cuộc hội thảo là đã đến lúc ngành lúa gạo Việt Nam phải có những thay đổi lớn để tạo ra bước phát triển mới cho giai đoạn 2011-2020. SaigonTimes Online trích lời ông Bổng nói rằng, Việt Nam tập trung vào hai mục tiêu chính là làm cho nông dân tăng thu nhập và tạo sự phồn vinh cho các vùng trồng lúa gắn với bảo đảm môi trường.
Cho tới nay ngành nông nghiệp bắt đầu nói tới việc thực hiện ý tưởng cánh đồng mẫu lớn, nơi đó nông dân sản xuất đồng nhất một loại lúa theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Nhiều năm trước ngành nông nghiệp có kế hoạch 1 triệu hec-ta lúa chất lượng cao nhưng không thực hiện được.
Cho tới nay ngành nông nghiệp bắt đầu nói tới việc thực hiện ý tưởng cánh đồng mẫu lớn, nơi đó nông dân sản xuất đồng nhất một loại lúa theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Nhiều năm trước ngành nông nghiệp có kế hoạch 1 triệu hec-ta lúa chất lượng cao nhưng không thực hiện được.
Lý do đơn giản là không có sự hợp tác của nông dân và doanh nghiệp, nông dân không có câu trả lời là sản phẩm họ làm ra ai mua giá bao nhiêu, nông dân mạnh nấy làm, dẫn tới Việt Nam có nhiều gạo nhưng chất lượng thấp và không đồng nhất. Hiện nay Bộ Nông nghiệp dựa vào sự thành công của mô hình liên kết ở An Giang giữa Công ty Bảo vệ Thực vật và nông dân để gọi đó là cánh đồng mẫu lớn. Ông Huỳnh Thế Năng, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh An Giang phụ trách nông nghiệp phát biểu với chúng tôi:
“Có thể nói khái niệm diện tích nhỏ của từng hộ và cánh đồng lớn là khái niệm của Bộ NN-PTNT. Còn ở đây, chúng tôi đang kiên trì một mô hình gọi là cụm dịch vụ lúa gạo chung quanh  một cánh đồng sản xuất lúa gạo, có thể gọi là vùng nguyên liệu của cụm dịch vụ sản xuất lúa gạo.
Khâu quan trọng nhất cho tính cách thành bại là sự đề xuất và hưởng ứng của doanh nghiệp trong chủ trương sản xuất lúa gạo theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ.”

Theo Báo Công Thương điện tử, thứ trưởng Bùi Bá Bổng trình bày tại Hội thảo, hiện nay tổng diện tích cánh đồng mẫu lớn ở đồng bằng sông Cửu Long là 10.000 hécta dự kiến năm 2012 được nâng lên từ 20.000-40.000ha ; năm 2013 từ 50.000 đến 80.000ha.
Lúa gạo được di chuyển trên sông Tiền Giang. AFP
Lúa gạo được di chuyển trên sông Tiền Giang. AFP
AFP
Đáp câu hỏi của chúng tôi là với tốc độ dự kiến như thế, bao giờ những cánh đồng mẫu lớn mới phủ trùm diện tích gần 2 triệu ha trồng lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long. TS Lê Văn Bảnh nhận định:
Bộ Nông nghiệp giao nhiệm vụ cho các Sở Nông nghiệp Tỉnh Thành phố, mỗi một nơi đăng ký làm từ 5.000-10.000ha , dự kiến sang năm 2012, sau đó sẽ hội thảo rút kinh nghiệm rồi nhân rộng ra tới 2015-2020 và xa hơn tới 2030.
TS Lê Văn Bảnh
“Không kỳ vọng làm luôn một lần mà làm cánh đồng mẫu thí điểm, như trước kia thí điểm sạ đồng loạt vậy. Hiện nay một số nơi đã có cánh đồng mẫu 1.000ha. Bộ Nông nghiệp giao nhiệm vụ cho các Sở Nông nghiệp Tỉnh Thành phố, mỗi một nơi đăng ký làm từ 5.000-10.000ha , dự kiến sang năm 2012, sau đó sẽ hội thảo rút kinh nghiệm rồi nhân rộng ra tới 2015-2020 và xa hơn tới 2030. Nếu mà ra đồng loạt thì cái khó hiện nay là bà con nông dân là chủ sở hữu nông hộ nhỏ, họ có thành kiến với vấn đề tập đoàn, tập thể, hợp tác xã, thành ra tập họp lại rất khó. Chủ trương cánh đồng mẫu là lâu dài, nếu đến 2015-2020 thực hiện được 30% đã là quí rồi.”  
Mô hình sản xuất tập trung 1.200ha của công ty Bảo vệ thực vật An Giang nổi tiếng khắp nước, vụ đông xuân vừa qua nông dân đạt năng suất lúa 8,5-12 tấn/ha, nông dân lãi 25-34 triệu đồng/ha. Do sự đầu tư của doanh nghiệp, nông dân tham gia mô hình được cung cấp vật tư nông nghiệp đầu vào tốt với giá cả ổn định, được hướng dẫn kỹ thuật canh tác, chăm sóc, quản lý nước và áp dụng công nghệ sau thu họach để giảm thất thoát. Ở mô hình An Giang việc tiêu thụ là khái niệm mở gắn kết trách nhiệm của doanh nghiệp với nông dân. Ông Huỳnh Thế Năng nhấn mạnh:
Ở tại mô hình này tạo ra một điều kiện mà chúng tôi gọi là điều kiện để người nông dân thể hiện được quyền của mình hay nói cách khác là quyền của người bán. Khi lúa được đưa đến kho được đo độ ẩm, xác định được khối lượng thì người nông dân có quyền bán hoặc gởi lại kho trong một tháng mà không phải tính tiền lưu kho. Nếu giá cả vẫn chưa thuận để bán, người ta vẫn cho gởi lại kho nhưng nông dân phải chịu chi phí.
nông nghiệp đã không được chú ý đầu tư, thậm chí phát triển nhanh quá đã không để ý đến nguồn lợi về mặt dài hạn. Ngày hôm nay trước những vấn đề an ninh lương thực, giá lương thực không ngừng gia tăng, người ta mới nhìn nhận lại về lãnh vực thế mạnh mà Việt Nam bỏ sót hơn hai mươi năm nay         
Lúa đôi khi phải phơi trên đường.
Lúa đôi khi phải phơi trên đường.
RFA
Tập họp nông dân đã khó, tìm kiếm doanh nghiệp đầu tư cho cánh đồng mẫu lớn càng khó hơn. TS Lê Văn Bảnh Viện trưởng Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long nhận định:
“Chính phủ đã ra nghị định kinh doanh xuất khẩu gạo là mặt hàng đặc biệt, như vậy anh muốn kinh doanh xuất khẩu không chỉ là bán nước bọt nữa, phải có đầu tư có kho tàng có vùng nguyên liệu nhà máy xay xát theo qui định của nhà nước. Các công ty sẽ tham gia bởi vì chính qua cánh đồng lớn như vậy, nông dân có sổ ghi chép có nguồn gốc, thay vì Global Gap có thể áp dụng VietGap tiêu chuẩn Việt Nam. Hiện nay tuy cánh đồng mẫu chưa có nhiều nhưng từ từ thực hiện thì cũng mang lại hiệu quả.”
Hơn 20 năm qua Nhà nước Việt Nam dồn hết nguồn lực cho công nghiệp, đầu tư cho nông nghiệp nông thôn với tỷ lệ rất thấp, hoặc nói theo Giáo sư Viện sĩ Đào Thế Tuấn ở Hà Nội là bóc lột nông thôn để có phương tiện phát triển công nghiệp.
Nếu có được sản lượng 40 triệu tấn lúa mỗi năm tương đương 25 triệu tấn gạo là do nông dân quá nghèo, nỗ lực trên những thửa ruộng 5 công tới 1 mẫu, họ nói làm lúa còn có cái ăn, không làm lúa biết làm gì. TS Lê Đạt Chí, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM nhận định:
“Ngành mũi nhọn lâu nay có là nông nghiệp đã không được chú ý đầu tư, thậm chí phát triển nhanh quá đã không để ý đến nguồn lợi về mặt dài hạn. Ngày hôm nay trước những vấn đề an ninh lương thực, giá lương thực không ngừng gia tăng, người ta mới nhìn nhận lại về lãnh vực thế mạnh mà Việt Nam bỏ sót hơn hai mươi năm nay.”
Nay với với sự kiện Ngân hàng Thế giới thể hiện sự chia sẻ cam kết với Việt Nam trong phát triển sản xuất lúa gạo, hy vọng thế hệ nông dân tương lai sẽ bớt cực nhọc hơn nhờ cơ giới hóa và công nghệ sau thu hoạch. 8 triệu hộ nông dân trên toàn quốc sẽ có đời sống tốt đẹp hơn, khi những cánh đồng mẫu lớn không còn là thí điểm nữa, mà trở thành hình thức sản xuất tập trung bình thường trên cả nước.       

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.