"Không thể sống chung với khói bụi"
2009.01.12
Báo chí lên tiếng nhiều và các cơ quan chức năng cũng nói luôn có biện pháp giúp làm sạch không khí. Tuy vậy, đến nay tình hình ra sao?
Đó là chủ đề trong chuyên mục Khoa Học- Môi Trường kỳ này, mời quí thính giả theo dõi qua tường thuật của Gia Minh.
Vào ngày 23 tháng 12 năm 2008 vừa rồi, Tờ Tuổi Trẻ trên mạng đăng bài viết của một độc giả ghi rõ họ tên và công việc làm là Trần Thị Mai Trang, nhân viên y tế Thành phố Hồ Chí Minh, với tựa đề là 'Không thể sống chung với khói bụi".
Nếu phóng tầm nhìn đến 10- 20 năm nữa thì con số nguời mắc bệnh mãn tính về hô hấp do hít phải khói bụi từ ngày này sang ngày khác là vấn đề khiến người quan tâm phải hành động ngay.
Trần Thị Mai Trang, nhân viên y tế
Tác giả Trần Thị Mai Trang cho biết bản thân sinh sống tại TP.HCM
từ khi mới chào đời cho đến nay, và thực tế là tình trạng ô nhiễm
khói bụi tăng lên qua thời gian.
Tác giả viết rằng nay chưa thấy ngay những trường hợp tử vong hay bệnh nặng do khói bụi gây ra vào lúc này, nhưng nếu phóng tầm nhìn đến 10- 20 năm nữa thì con số nguời mắc bệnh mãn tính về hô hấp do hít phải khói bụi từ ngày này sang ngày khác là vấn đề khiến người quan tâm phải hành động ngay.
Tác giả Trần Thị Mai Trang đưa ra đề nghị 5 biện pháp mà tác giả cho là đơn giản nhưng phải thực hiện ngay thì có thể giúp ngăn ngừa tình trạng khói bụi dày đặc thêm lên ở thành phố này.
Một người dân ở khu vực sông nước Cửu Long nói về môi trường không khí ở đó:
Người dân ở khu vực sông nước Cửu Long : Nói chung thì nó tương đối, OK hơn những thành phố lớn.
Gia Minh : Tương đối nhưng mà rồi khói bụi thì sao?
Người dân ở khu vực sông nước Cửu Long : Cũng có nhưng mà ít thôi. Nếu mà nói về khói bụi thì chủ yếu là từ xe cộ thôi, còn các nhà máy thì ở tỉnh lẻ nó cũng ít.
Gia Minh : Cái mức độ phát triển thì nếu mà hiện nay cứ để như thế này thì tình trạng có thể bị ô nhiễm như ở những thành phố lớn hay không ?
Người dân ở khu vực sông nước Cửu Long : Có thể, tại vì mật độ người dân mỗi ngày một đông mà, rồi lượng xe càng ngày càng tăng.
Gia Minh : Ở Trà Vinh đó và những tỉnh quanh đồng bằng sông Cửu Long thì bây giờ họ có áp dụng những biện pháp gì để ngăn ngừa tình trạng sắp sẽ bị xảy ra như những thành phố khác?
Người dân ở khu vực sông nước Cửu Long : Chả có chương trình và chả có cái biện pháp nào hết trơn. Nói chung là từ lúc nói tới lúc thực hiện thì nó quá xa vời.
Nói chung là vẫn ở tình trạng mức độ trầm trọng cả. Ô nhiễm bụi phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết và vị trí cụ thể như là đang cải tạo thành phố hay là khu phố cổ. Trời hanh thì bụi lên rất nhiều. Bụi ở Việt Nam không phải chỉ do cái xe nó ra mà do bụi từ mặt đường vì mất vệ sinh đấy.
GS Phạm Ngọc Đăng
Ô nhiễm không khí tại các đô thị đang ở mức độ trầm trọng
Chúng tôi liên lạc với Giáo sư Phạm Ngọc Đăng, thuộc Đại Học Xây Dựng Hà Nội, là một chuyên gia nghiên cứu về môi trường khí tại Việt Nam, để hỏi thăm tình hình liên quan hiện nay và được ông cho biết những thông tin cập nhật trong cuộc nói chuyện sau đây.
Gia Minh : Thưa Giáo Sư, đến bây giờ tình hình về ô nhiễm bụi và bầu không khí ở Việt Nam theo đánh giá thì đến nay ra sao ạ?
GS Phạm Ngọc Đăng : Nói chung là vẫn ở tình trạng mức độ trầm trọng cả. Ô nhiễm bụi phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết và vị trí cụ thể như là đang cải tạo thành phố hay là khu phố cổ. Trời hanh thì bụi lên rất nhiều. Bụi ở Việt Nam không phải chỉ do cái xe nó ra mà do bụi từ mặt đường vì mất vệ sinh đấy.
Gia Minh : Thưa Giáo Sư, về bụi thì có những quy định như thế nào?
GS Phạm Ngọc Đăng : Có chứ. Tất cả quy định về tiêu chuẩn bụi thì có hết nhưng việc thực thi, tức là các biện pháp để đảm bảo tiêu chuẩn đó thì hiện nay vẫn chưa hiệu quả.
Gia Minh : Quy định tối thiểu của bụi đó là như thế nào, thưa Giáo Sư?
GS Phạm Ngọc Đăng : Quy định bụi kích thước dưới 10 micron/mét là
dưới 125 microgram trên mét khối- đây là chỉ số trung bình còn cực đại là 200,
nhưng mà thực tế thì nó cứ vượt. Còn bụi lơ lửng thì là quy định
trung bình ngày là 200 microgram trên mét khối và cực đại trong một giờ là 30.
Nhưng mà thực tế thì có những khu đô thị lên đến 450, có chỗ lên đến 600; như vậy là vượt đến 1,5 – 2 lần trung bình. Còn đặc biệt những nơi đang sửa chữa nhà hay đường xá mà vận chuyển vật liệu không đúng quy cách thì nó lên tới gấp ba hay thậm chí lên đến năm- bảy lần.
Gia Minh : Còn các loại khí thì thế nào?
GS Phạm Ngọc Đăng : Về khí thì cơ bản do công nghiệp và do giao thông gây ra thì nói chung tất cả các khí độc hại như SO2, NO2, CO… về cơ bản vẫn nằm dưới tiêu chuẩn cho phép. Nó chỉ có xảy ra trong trường hợp bị tắc nghẽn giao thông ở ngã tư- ngã sáu v.v. thì nó mới có ô nhiễm đó. Chứ còn nói chung ở Việt Nam thì khí thải chưa tới mực độ ô nhiễm.
Kế hoạch kiểm soát khí thải xe máy
Gia Minh : Nhưng mà người ta cũng nói là các loại xe máy thải ra các khí rất là nhiều đó, thưa Giáo Sư. Vậy trong vấn đề khí thải của xe máy thì ra sao ạ?
Tức là kiểm soát bằng các loại, như đối với xe mới xuất xưởng phải đạt chuẩn mới được bán ra thị trường, còn những xe cũ thì phải định kỳ kiểm tra, và nếu xe nào không đạt chuẩn thì phải đưa vào bảo dưỡng và sửa chữa cho đạt tiêu chuẩn.
GS Phạm Ngọc Đăng
GS Phạm Ngọc Đăng : Hiện nay đang có các dự án để kiểm soát khí thải xe máy đấy, theo tiêu chuẩn Euro 2. Nó quy định là mức độ thải của khí SO2, CO, NO2, đặc biệt là hơi xăng dầu thấp hơn tiêu chuẩn Việt Nam hiện nay. Theo quyết định của chính phủ thì Việt Nam phải áp dụng tiêu chuẩn Euro 2 luôn và đến năm 2010 thì phải đạt loại Euro 3. Hiện nay các nước Âu Châu thì họ đã bắt đầu thực hiện Euro 4 rồi.
Gia Minh : Thưa Giáo Sư, để thực hiện được Euro 2 thì hiện nay Việt Nam áp dụng các biện pháp ra sao?
GS Phạm Ngọc Đăng : Tức là kiểm soát bằng các loại, như đối với xe mới xuất xưởng phải đạt chuẩn mới được bán ra thị trường, còn những xe cũ thì phải định kỳ kiểm tra, và nếu xe nào không đạt chuẩn thì phải đưa vào bảo dưỡng và sửa chữa cho đạt tiêu chuẩn.
Gia Minh : Bắt đầu 2009 này thì đã thực hiện?
GS Phạm Ngọc Đăng : Đang thí điểm ở một số khu phố vì cái đó phải trang bị các trạm kiểm soát và trạm bảo dưỡng mà. Thì hiện nay Hà Nội có 3 trạm được thực hiện rồi. Nó chưa rải khắp thành phố, chỉ mới có 3 trạm thôi.
Gia Minh : Giáo Sư thấy đó, bây giờ mới có thí điểm thì đến cuối năm có thể thực hiện đại trà cho cả thành phố hay chưa?
GS Phạm Ngọc Đăng : Chưa, chưa đâu anh. Theo lịch trình thì đến 2010 mới bắt đầu mở rộng dần. Hiện nay vẫn đang thời gian thí điểm.
Gia Minh : Đến 2010 mới là hoàn tất cho cả nước?
GS Phạm Ngọc Đăng : Đến 2010 mới chỉ cho các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng với Hải Phòng thôi.
Khả năng chấm dứt họat động xe cũ cũng khó; như vừa qua ở Hà Nội, TP.HCM nói mãi việc chấm dứt các loại xe ba bánh đấy thì cũng hõan đi hõan lại mấy lần thì bây giờ TP.HCM mới thực hiện được đấy.
GS Phạm Ngọc Đăng
Gia Minh : Giáo Sư thấy cái tốc độ đó nó ra sao?
GS Phạm Ngọc Đăng : Hiện nay theo tôi dự đoán thì không đạt được cái mong muốn vì đã đầu năm 2009 rồi. Cái đó phụ thuộc vào cả tổ chức lực lượng, cả vấn đê đầu tư kinh phí, trang thiết bị. Rồi hai nữa là nó phải nâng cao nhận thức của nhân dân lên.
Gia Minh : Còn lượng xe máy cũ mà người ta vẫn phải sử dụng thì sao?
GS Phạm Ngọc Đăng : Thị trường hiện nay họ nói thì tự người dân họ biết cái luật đó mà. Các xe cũ thì người ta chuyển về nông thôn.
Gia Minh : Đó cũng là một cái nghịch lý về ô nhiễm.
GS Phạm Ngọc Đăng : Nhưng mà nói chung về nông thôn thì số lượng xe còn ít nên chả có ảnh hưởng gì đáng kể.
Gia Minh : Nó do tình trạng kinh tế mà không có thể giải quyết được là phải chấm dứt sử dụng các loại xe phát thải nhiều hơn.
GS Phạm Ngọc Đăng : Đúng rồi. Cả nước không chấm dứt được. Chỉ có các thành phố lớn thôi. Khả năng chấm dứt họat động xe cũ cũng khó; như vừa qua ở Hà Nội, TP.HCM nói mãi việc chấm dứt các loại xe ba bánh đấy thì cũng hõan đi hõan lại mấy lần thì bây giờ TP.HCM mới thực hiện được đấy.
Đó là các loại xe gây ô nhiễm nhất đấy mà, vậy mà phải hai lần đưa ra quyết định và lần này TP.HCM may ra mới thực hiện nổi, tại vì việc chuyển số người lao động đó sang làm công việc gì khác để họ bảo đảm đời sống cũng không phải đơn giản, dễ dàng.
Gia Minh : Còn đối với các khu công nghiệp mà phát ra các khí thải thì sao?
GS Phạm Ngọc Đăng : Nói chung các khu công nghiệp mới thì hiện
nay cũng chưa có khu nào gây ô nhiễm môi trường ghê gớm cả, nhờ vào việc đánh
giá tác động môi trường và kiểm soát ô nhiễm khi lập dự án làm tốt.
A, chính vì của nhà nước nó mới là vấn đề khó. Chính nhà nước quản lý và nhà nước gây ô nhiễm đó mà. Nếu là tư nhân thì nhà nước còn trị được, chứ của nhà nước thì không trị nổi. Chính nhà nước không tư nhân hoá hết nên vấn đề thi hành luật môi trường rất khó khăn.
GS Phạm Ngọc Đăng
Chủ yếu là
công nghiệp cũ hiện nay vẫn chưa thay đổi công nghệ được. Công nghệ cũ ấy thì
mới gây ra ô nhiễm; thí dụ như là một số nhà máy điện xây dựng từ
những năm 60, nhà máy xúp pe- phốt phát, nhà máy phân lân – phân đạm, nhà
máy hóa chất, đó là phần lớn những nhà máy xây dựng truớc thời kỳ những năm 90,
đặc biệt thời kỳ còn có chủ nghĩa xã hội đấy thì đến nay rất lạc hậu rồi.
Hiện nay phần lớn những cái đó là các công ty nhà nước, chưa tư nhân hóa được hết nên việc cải tạo và nâng cấp hiện đại hoá thì hiên nay trong quá trình tương đối chậm.
Gia Minh : Của nhà nước thì chắc là chuyển đổi dễ hơn chứ, thưa Giáo Sư?
GS Phạm Ngọc Đăng : A, chính vì của nhà nước nó mới là vấn đề khó.
Chính nhà nước quản lý và nhà nước gây ô nhiễm đó mà. Nếu là tư nhân thì nhà nước
còn trị được, chứ của nhà nước thì không trị nổi. Chính nhà nước không tư nhân
hoá hết nên vấn đề thi hành luật môi trường rất khó khăn.
Tư nhân hoá thì ít nhất người ta có thêm vốn để người ta cải tạo. Thứ hai là nhà nước có thể kiểm soát được. Cón chính những anh giám đốc của các công ty nhà nước đó họ lấy cớ vì cái này vì cái kia như là công nhân không giải quyết đời sống được, cho nên cái quá trình giải quyết ô nhiễm này thì là quá trình Việt Nam phải tư nhân hoá.
Gia Minh : Trong cái luật ô nhiễm thì có vấn đề bồi thường cho xã hội...
GS Phạm Ngọc Đăng : Có. Bồi thường có, nhưng mà luật thì có song
cái hướng dẫn thực hiện thì hiện nay chưa ra đời được nên việc xác định
thiệt hại thì Việt Nam hiện nay đang lúng túng lắm. Bây giờ vẫn là bằng cách gọi
là thoả thuận giữa các người gây ô nhiễm với người bị ô nhiễm thôi. Nhà nước
thì vẫn trung gian.
Luật thì có ghi như thế nhưng mà bây giờ muốn thực hiện nó
thì phải có hướng dẫn cụ thể, tính toán như thế nào, xác định như thế nào, thì
cái đó chưa có và cho đến nay vẫn đang còn là đề tài nghiên cứu. Tất cả những
cái nhà máy gây ô nhiễm, công ty, cơ sở gây ô nhiễm do người dân kiện cáo thì
phần lớn giải quyết bằng cách họp lại với nhau rồi anh này đưa ra yêu cầu anh
kia, rồi dàn xếp thoả thuận với nhau một sự đền bù.
Thực hiện quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế của Việt Nam hiện nay thì mới là phần thuế má, thì nói chung là thực hiện tương đối bắt dầu, chứ còn cái đền bù là còn thiếu các cơ chế pháp lý lắm.
Mục Khoa Học- Môi Trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quý thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.