Thủy điện DakMil Quảng Nam gây thiếu nước nghiêm trọng

Quan ngại lớn hiện nay đối với vùng Đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam ở cuối dòng Mê Kông là các đập thủy điện trên thượng nguồn sẽ gây ra những tác động bất lợi về nguồn nước và sinh thái trong thời gian tới đây.
Gia Minh, phóng viên RFA
2009.06.15

Trong khi đó thì ngay trong nước việc xây dựng đập thủy điện DakMil tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam cũng tạo ra nguy cơ gây thiếu nước nghiêm trọng cho hằng chục ngàn người dân ở vùng hạ lưu.

Trong chuyên mục Khoa học- Môi trường kỳ này, Gia Minh mời quí thính giả cùng theo dõi về tình hình đó.

Bộ Công Thương Việt Nam chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, và địa phương liên quan để tìm biện pháp giải quyết nguy cơ gây thiếu nước nghiêm trọng được đưa ra khi tiến hành xây dựng Nhà máy Thủy điện DakMil.

Nguy cơ thiếu nước và nhiễm mặn

Trong tuần rồi, Bộ Công Thương Việt Nam chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, và địa phương liên quan để tìm biện pháp giải quyết nguy cơ gây thiếu nước nghiêm trọng được đưa ra khi tiến hành xây dựng Nhà máy Thủy điện DakMil.

Cuộc họp được tổ chức sau khi thành phố Đà Nẵng trong suốt hơn nửa năm qua sau khi có ba văn bản gửi cho Bộ Công thương bất thành, phải kêu đến tận thủ tướng chính phủ

Theo báo chí trong nước trích lời ông Huỳnh Vạn Thắng, phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thành phố Đà Nẵng thì vụ việc liên quan đến các đơn vị thủy lợi, thuộc Bộ Công Thương, về nguy cơ gây thiếu nước do xây dựng Nhà máy Thủy Điện DakMil 4 là vụ tranh chấp nước đầu tiên tại Việt Nam. 

Ông Huỳng Vạn Thắng đưa ra giải thích :

Nguồn nước Vu Gia hiện nay đáp ứng được sự phát triển kinh tế xã hội cho khu vục Đại Lộc, Điện Bàn và thành phố Đà Nẵng. Sông Vu Gia cao hơn Sông Thu Bồn và có khả năng chuyển nước vào Sông Thu Bồn, hiện tượng này đã xảy ra hồi năm 2001. Bộ Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn đã đầu tư những công trình để chỉnh trị không cho nước sông Vu Gia chuyển về Sông Thu Bồn mà để cho chảy về phía Bắc Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng.

Nước ròng, thủy triều xuống thì mực nước ở Dòng sông Cẩu Đỏ này giảm nhiều so với trước. Giờ dòng sông cạn hơn, do nguồn nước ngọat từ thuợng nguồn về ít quá, năm nay thì giảm nhiều và tình trạng sẽ khiến nhiễm mặn. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của thủy điện DakMil 4…

                              GĐ. Xí nghiệp Sản xuất nước sạch,ĐN

Thực tế về việc thiếu nước đã xuất hiện tại khu vực hạ lưu Sông Vu Gia, theo như trình bày của Giám đốc Xí nghiệp Sản xuất nước sạch, thuộc Nhà Máy nước Cầu Đỏ, thành phố Đà Nẵng sau đây:

Nước ròng, thủy triều xuống thì mực nước ở Dòng sông Cẩu Đỏ này giảm nhiều so với trước. Giờ dòng sông cạn hơn, do nguồn nước ngọat từ thuợng nguồn về ít quá, năm nay thì giảm nhiều và tình trạng sẽ khiến nhiễm mặn. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của thủy điện DakMil 4…

Lo lợi ích phát điện mà quên dân

Mạng ViệtNamNet  trích nguyên văn lời ông Huỳnh Vạn Thắng " Theo tính toán cân bằng nước ( đã tính đến nguồn nước nội thủy của Đà Nẵng), do chuyển nước ra khỏi lưu vực nên khia Nhà máy Thủy Điện DakMil 4 đi vào họat động thi tình hình thiếu nước ở hạ lưu sông Vu Gia sẽ rất nghiêm trọng.

Cụ thể tính toán cân bằng nước đến năm 2020 với các tần suất thiết kế 75%, 90% và 95% đều cho ra kết quả là tất cả 9 tháng mùa khô đều bị thiếu nước nghiêm trọng. Rõ ràng khi chuyển nước sông Vu Gia về Sông Thu Bồn thì thảm họa môi trường và bất ổn xã hội sẽ xảy ra.".

Ông Huỳnh Vạn Thắng nói  thêm:

Vấn đề này là cả hệ thống, trên thượng nguồn Vu Gia có xây nhiều nhà máy thủy điện, mà chỉ có mỗi Nhà máy DakMil  4 là chuyển nước ra khỏi lưu vực sông Vu Gia. Còn những dự án thủy điện khác có hồ chức nước lớn mà không đưa nước ra khỏi lưu vực Vu Gia thì góp phần phát triển tài nguyên nước sông Vu Gia tốt hơn. Tính toán là nếu đưa ra thì những hồ khác có bù được không.

Kết quả là tất cả 9 tháng mùa khô đều bị thiếu nước nghiêm trọng. Rõ ràng khi chuyển nước sông Vu Gia về Sông Thu Bồn thì thảm họa môi trường và bất ổn xã hội sẽ xảy ra

                                                       Ông Huỳnh Vạn Thắng

Ông này cho biết về kết quả của cuộc họp hôm ngày 11 tháng 6vừa qua:

Kết luận của Bộ Công thương là phải xả nước lại cho sông Vu Gia, không làm tình hình xấu thêm; thứ hai là lập một tổ chuyên gia giúp Bộ Công thương tính toán lượng nước, thứ ba là trong thời gian tới sẽ có đề xuất chính phủ giao cho Bộ NN-PTNT làm những hồ chức mà chỉ để cấp nước thôi.

Những vấn đề mà phía Đà Nẵng đưa ra được trả lời thế nào?

Tinh thần chỉ là lãnh đạo chính trị thôi, chứ phía chuyên môn thì chỉ giao hồ sơ đến thôi mà không họp.

Tinh thần thì các phái tư vấn, Bộ Tài nguyên Môi trường đều cho rằng là thiếu nước, và kết luận của cuộc họp là theo hướng đó.

Tổ chuyên gia thì phải hoàn thành công tác càng sớm càng tốt.

Nguồn nước phải được khai thác tổng hợp vừa phục vụ sinh họat, cấp nước cho nông nghiệp, phát điện. khả năng cắt giảm lũ, cải thiện dòng chảy môi trường…

Sông Vu Gia là một trong những dòng sông liên tỉnh lớn tại Việt Nam. Sông phát nguồn từ tỉnh Komtum, chảy qua tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng đổ ra biển tại Vịnh Đà Nẵng.
Vấn đề đang được nêu ra là Nhá máy Thủy điện DakMil 4 không theo nguyên tắc trả nước về sông cũ như sáu nhà máy thủy điện khác cũng được xây dựng tại thượng nguồn Sông Vu Gia, mà lại chuyển nước ra khỏi lưu vực Sông Vu Gia về Sông Thu Bồn.
Lưu vực Sông Vu Gia cũng thuộc danh mục lưu vực sông lớn tại Việt Nam theo Nghị định số 120/CP của chính phủ Việt Nam.

Sông DakMil mà trên đó có dự án xây dựng nhà máy thủy điện do Tổng Công ty Đầu tư Phát triển  Đô thị và Khu Công nghiệp Việt Nam, IDICO, là một trong ba nhánh của Sông Vu Gia và là nhánh chính.

Vấn đề đang được nêu ra là Nhá máy Thủy điện DakMil 4 không theo nguyên tắc trả nước về sông cũ như sáu nhà máy thủy điện khác cũng được xây dựng tại thượng nguồn Sông Vu Gia, mà lại chuyển nước ra khỏi lưu vực Sông Vu Gia về Sông Thu Bồn.

Vấn đề này được phía Đà Nẵng cho là vị lợi ích phát điện của chủ đầu tư mà không hề quan tâm đến lợi ích của người dân.

Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây.Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.