Phản đối việc xây đập thủy điện trên thượng nguồn Mêkong

Sông Cửu Long là đoạn cuối của dòng Mê Kông xuất phát từ cao nguyên Tây Tạng. Lâu nay, những can thiệp của con người vào dòng chảy của dòng sông gây nên nhiều thay đổi có thể nhận thấy cho phiá hạ lưu, nhất là đoạn cuối chảy qua điạ phận Việt Nam.
Gia Minh, biên tập viên
2011.02.28
Thác Khone của sông Mekong trên địa phận Lào. RFA
Photo: RFA

Và một trong những can thiệp đó là việc xây dựng những công trình thuỷ điện trên phần thượng nguồn sông Mê kông, nhất là tại Trung Quốc. Nay một số quốc gia khác, do thiếu nguồn điện năng cũng có kế hoạch xây dựng đập thuỷ điện trên sông Mê Kông đi qua điạ phận nước họ.
Gần đây dư luận lại quan tâm nhiều đến kế hoạch xây đập Xayaburi của Lào.
Trong chuyên mục Khoa học. Môi trường kỳ này, mời quí thính giả cùng theo dõi một số động thái của phiá Việt Nam trước kế hoạch vừa nói.

Hiện tượng thiếu nước tại ĐBSCL

Vào mùa lũ năm ngoái, ghi nhận cho thấy tại khu vực đồng bằng Sông Cửu Long ở cuối nguồn dòng Mê Kông xuất hiện lũ thấp, lũ muộn và thậm chí có nơi nói không có lũ. Tình trạng này gây xáo trộn cho sản xuất cũng như nguồn sinh kế của nhiều người dân điạ phương lâu nay đã có trong mùa nước nổi.
Hiện tượng thiếu nước như thế được giới chuyên môn lý giải phần lớn do việc xây dựng các đập thuỷ điện lớn ở thượng nguồn Sông Mê Kông, đặc biệt ở Trung Quốc.
Và đến 22 tháng 4 tới đây Ủy Ban Sông Mê Kông sẽ có phán quyết về một đập thuỷ điện mới trên đất Lào, đó là đập thuỷ điện Xayaburi. Theo thống nhất thì sáu tháng qua kể từ tháng 10 năm ngoái cho đến tháng tư năm nay, là thời gian tham vấn các nước thành viên ủy hội về dự án đó.
khu vực đồng bằng Sông Cửu Long ở cuối nguồn dòng Mê Kông xuất hiện lũ thấp, lũ muộn và thậm chí có nơi nói không có lũ. Tình trạng này gây xáo trộn cho sản xuất cũng như nguồn sinh kế của nhiều người dân điạ phương lâu nay đã có trong mùa nước nổi.
Vào ngày 22 vừa rồi, giới chuyên gia môi trường tại Việt Nam đã họp ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh để họp bàn trước thời hạn kết thúc tham vấn các nước trong Ủy hội Sông Mê Kông về việc xây dựng đập thủy điện Xayaburi trên sông Mê Kông thuộc phạm vi lãnh thổ Lào.
Ông Nguyễn Nhân Quảng, một trong những người tham dự cuộc họp với tư cách là giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Quản lý Tổng hợp tài nguyên nước ở Việt Nam cho biết một số thông tin về cuộc họp đó:
Ý kiến của những người tham gia cuộc họp tại Hạ Long nói rằng thông tin đánh giá tác động môi trường của dự án xây dựng
Đập Nam-Theun cua Lào trên sông Mekong. RFA
Đập Nam-Theun của Lào trên sông Mekong. RFA
RFA
đập Xayaburi chưa rõ, chưa đủ. Như vậy cần có thêm thông tin và thời gian để đánh giá. Sau đó mới có thể đưa ra ý kiến nhất trí hay không nhất trí với dự án đó.
Do số liệu chưa sẵn có nên đề nghị theo thủ tục của Ủy hội Sông Mê Kông là cần cung cấp thêm số liệu.
Hầu hết các ý kiến đều cho rằng nếu dự án đập thủy điện Xayaburi được thực hiện, và như thế sau đó hằng chục thuỷ điện mới trên dòng chính của hạ nguồn Sông Mê Kông ra đời, sẽ là thảm hoạ cho dòng sông. Ông Nguyễn Anh Thư, phó giám đốc Sở Tài nguyên- Môi trường tỉnh An Giang, đưa ra ý kiến về điều này:
các ý kiến đều cho rằng nếu dự án đập thủy điện Xayaburi được thực hiện, và như thế sau đó hằng chục thuỷ điện mới trên dòng chính của hạ nguồn Sông Mê Kông ra đời, sẽ là thảm hoạ cho dòng sông.
Kết quả của đánh giá do một nhóm chuyên gia Hà Lan giúp Ủy ban Sông Mê Kông thực hiện, cũng như kết quả nghiên cứu do người Mỹ thực hiện cho thấy rằng nếu phát triển hết các đập thuỷ điện theo dự kiến thì sẽ đẩy dòng sông Mê Kông vào chỗ chết: không những chết về mặt tài nguyên thiên nhiên ( thuỷ sản, phù sa…), mà sẽ chết dòng chảy sinh thái. Ngoài ra cộng với tình trạng biến đổi khí hậu thì nguy cơ sẽ tăng lên gấp bội lần.

Mời các bạn tìm hiểu cội nguồn sông Mekong qua video "Nhật ký sông MêKông (phần 1): Cội Nguồn", do RFA thực hiện.

Các cuộc họp về Sông Mêkông đều không kết quả

Trong thực tế công tác nghiên cứu cụ thể những tác động một khi một con đập như Xayaburi ra đời sẽ có đối với phần Sông Mê Kông dươí đập đang được thực hiện ra sao? Ông Nguyễn Nhân Quảng cho biết về động thái này từ phiá các đơn vị khoa học Việt Nam:
Một số cơ quan có những nghiên cứu khác nhau để có số liệu, tuy nhiên có những cơ quan chưa có. Tại hội thảo có ý kiến từ đại biểu của cơ quan thực hiện thuỷ điện Luang Prabang, nằm trên dự án thuỷ điện Xayaburi cho rằng phiá Việt Nam, trừ Uỷ ban Sông Mê kông, chưa có phân công chính thức cơ quan nào làm đầu mối về khoa học để có kết luận rõ ràng, chịu trách nhiệm về kết luận đó.
Tại hội thảo có ý kiến từ đại biểu của cơ quan thực hiện thuỷ điện Luang Prabang, nằm trên dự án thuỷ điện Xayaburi cho rằng phiá Việt Nam, trừ Uỷ ban Sông Mê kông, chưa có phân công chính thức cơ quan nào làm đầu mối về khoa học để có kết luận rõ ràng, chịu trách nhiệm về kết luận đó.

Có đề nghị Uỷ Ban Sông Mê Kông, cụ thể Bộ Tài nguyên- Môi trường phải có sự phân công cụ thể như thế.
An Giang là tỉnh đầu nguồn Cửu Long, nơi dòng Mê Kông đi vào điạ phận Việt Nam. Tỉnh này trong thời gian một năm rưỡi qua tham gia tổ chức Save The Mekong như là một sinh hoạt chủ động ứng phó với những thay đổi của dòng sông.
Ông Nguyễn Anh Thư, phó giám đốc Sở Tài nguyên- Môi trường tỉnh An Giang, trình bày những hoạt động đạt đuợc trong thời gian qua nhằm có
Đập thủy điện Manwan của Trung Quốc
Đập thủy điện Manwan của Trung Quốc
Source Vietnamnet
thể giúp cân bằng giữa yêu cầu của các nước trong việc xây đập thuỷ điện và phản đối từ các nước khác:
Lúc đầu chương trình này mang tính cách cộng đồng. Việc tham gia để bảo vệ dòng sông. Ban đầu chưa mang tầm lớn hơn nhưng sau đó mỡ rộng ra với sự tham gia của các nhà khoa học. Đã có những cuộc hội thảo qui tụ được các chuyên gia từ Mỹ, Châu Âu, Úc… Hiện nay đã nâng tầm lên: nếu có các dự án nào như dự án Xaraburi ở Lào và các dự án thuỷ điện khác trên Sông Mê Kông đều phải có tham vấn của cộng đồng. Điều này nay đã trở thành qui định như bắt buộc của Ủy hội Sông Mê Kông. Chương trình tiếp tục rộng mở và đang thu hút các tổ chức trong và ngoài nước.
Là một viên chức chính phủ cấp tỉnh ông Trần Anh Thư cũng khẳng định lập trường của Việt Nam trước việc các nước khác trên thượng nguồn Mê Kông xây đập thuỷ điện:
Hiện nay, các hội nghị cũng như các ý kiến thống nhất với nhau quan điểm ‘nguồn nước sông Mê Kông là tài nguyên nước cần phải được chia xẻ: các nước thượng lưu được sử dụng bao nhiêu phần trăm. Có quyền sử dụng nhưng phải bảo đảm dòng chảy sạch
Chính phủ Việt Nam thể hiện rõ chính kíến không đồng ý cho bất kỳ đập thuỷ điện nào trên Sông Mê Kông được làm từ nay cho đến 10 năm tới. Thời gian 10 năm đó nhằm đánh giá môi trường chiến lược và tác động. Sau thời gian 10 năm đó, sẽ có chương trình thoả thuận giữa các nước trong lưu vực Sông Mê Kông: khi lập một dự án xây dựng đập thuỷ điện nào đó đều phải có đánh giá tác động môi trường xuyên biên giơí, tổ chức tham vấn cộng đồng, tổ chức các hội nghị của những nhà khoa học. Từ đó nếu có sự đồng thuận mới bắt đầu làm. Rồi khi làm cũng phải như thế nào. Hiện nay, các hội nghị cũng như các ý kiến thống nhất với nhau quan điểm ‘nguồn nước sông Mê Kông là tài nguyên nước cần phải được chia xẻ: các nước thượng lưu được sử dụng bao nhiêu phần trăm. Có quyền sử dụng nhưng phải bảo đảm dòng chảy sạch; cứ như thế chia xẻ, bảo đảm dòng chảy Mê Kông là dòng chảy sinh thái’.
Lâu nay mỗi quốc gia đều vì quyền lợi của họ khiến cho các cuộc họp về Sông Mê kông hầu như không đi đến được kết quả gì. Ông Trần Anh Thư cho hay ông từng tham gia một số cuộc họp giữa các nước tiểu vùng Mê kông, và vì không thống nhất
Sông Mekong trên địa phận Trung Quốc, bến phà Lancang bên trái phía phải sông là tỉnh Guanlei, Miến Điện.
Sông Mekong trên địa phận Trung Quốc, bến phà Lancang bên trái phía phải sông là tỉnh Guanlei, Miến Điện. AFP
AFP
nên đến họp rồi về không, và tình hình thì mỗi lúc một cấp thiết. Ông có ý kiến:
Lâu nay mỗi quốc gia đều vì quyền lợi của họ khiến cho các cuộc họp về Sông Mê kông hầu như không đi đến được kết quả gì.
Cũng không công bằng nếu như các nước ở dươí hạ nguồn như Việt Nam, Kampuchia đòi hỏi các nước phiá trên không được xây đập thủy điện để phiá dưới nuôi thuỷ sản.
Trong vòng 10 năm tới không xây dựng đập thuỷ điện sẽ có sự hổ trợ từ USAID của Hoa Kỳ, Úc, châu Âu. Đặc biệt phiá Mỹ họ sẽ giúp nghiên cứu để làm sao các nước thuộc tiểu vùng Mê Kông có thể phát triển được những đập thuỷ điện nhỏ hoặc ở mức độ nào đó mà vẫn có thể duy trì đuợc dòng chảy sinh thái của dòng Mê Kông, cũng như không ảnh hưởng đến phát triển sinh kế của các nước hạ lưu.  
Tin tức cho biết theo kế hoạch dự án đập Xyaburi trên đất Lào cách Đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam  1930 kilômét.  Bề mặt hồ chứa diện tích rộng 49 kilômét vuông, đập có chiều dài 820 mét, độ cao đỉnh đập 280 mét, công suất lắp máy là 1285  MW, khả năng xả lũ thiết kế là 47500 mét khối/giây.
Nếu được triển khai, đập Xarabyri sẽ hoàn tất vào năm 2019.
Mục  Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả trong chương trình kỳ tới.

Theo dòng thời sự:

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.