Nguồn nước ở Việt Nam đang kêu cứu

Hiện trạng của nguồn nước sạch tại Việt Nam qua những đánh giá mới nhất ra sao? Và các biện pháp cứu vãn cần được triển khai thế nào?
Gia Minh, phóng viên RFA
2010.01.25
Nhiều gia đình vẫn sống lệ thuộc vào nguồn nước sông, rạch. Nhiều gia đình vẫn sống lệ thuộc vào nguồn nước sông, rạch.
Photo: RFA

Nước sạch được xem là một trong những nguồn sống chính của con người trên hành tinh trái đất. Giới khoa học thế giới cũng đang cố gắng qua những cuộc thám hiểm xem ở các hành tinh khác ngoài trái đất có nước không; bởi họ cho rằng nơi nào có nước thì tại đó có mầm mống sự sống.

Tuy vậy, nguồn mạch sự sống quí giá đó trên trái đất nói chung, và tại Việt Nam nói riêng, đang ngày càng suy thoái, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của bao người.

Ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng

Mới hôm ngày 19 tháng giêng vừa qua, Viện Phát triển Công nghệ, Truyền thông và Hỗ trợ Cộng đồng ( IMC) tổ chức cuộc hội thảo tại Hà Nội với chủ đề ‘Tài nguyên nước và sự phát triển bền vững’. Hội thảo có sự tham dự của chính ông phó thủ tướng Hoàng Trung Hải và đại diện Bộ Tài nguyên- Môi trường Việt Nam, cho thấy mức độ quan trọng của chủ đề được đưa ra tại hội thảo.

Truyền thông trong nước tham gia đã có những bài trình bày lại các đánh giá tình hình nguồn tài nguyên nước ở Việt Nam. Viện trưởng đơn vị tổ chức hội thảo, tiến sĩ Nguyễn Duy Ngọc, có đánh giá tình hình chung nói rõ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam trong thời gian qua dẫn đến những vấn đề như ô nhiễm môi trường, ô nhiễm dòng chảy sông hồ, cạn kiệt nguồn nước. Dĩ nhiên tình trạng đó đang gây tác động tiêu cực đến cuộc sống của người dân.

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam trong thời gian qua dẫn đến những vấn đề như ô nhiễm môi trường, ô nhiễm dòng chảy sông hồ, cạn kiệt nguồn nước. Dĩ nhiên tình trạng đó đang gây tác động tiêu cực đến cuộc sống của người dân.
TS.Nguyễn Duy Ngọc

Đại diện Bộ Tài Nguyên- Môi trường Việt Nam, ông thứ trưởng Nguyễn Thái Lai, thừa nhận những vấn đề bức xúc trong công tác quản lý tài nguyên nước hiện nay ở Việt Nam là chuyện khai thác nước thiếu qui hoạch, lãng phí, cũng như việc làm ô nhiễm nguồn nước…

Tình trạng nguồn nước ô nhiễm gây hại cho người sử dụng được một chuyên gia về vấn đề bảo tồn và phát triển loại tài nguyên này, bà Ngụy Thị Khanh, phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Tài nguyên nước, Warecod, tại Hà Nội trình bày:

Vừa qua chúng tôi có làm nghiên cứu về nước sông ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh kế. Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy tại vùng tiến hành nghiên cứu nơi nước sông có liên thông với nguồn nước ngầm mà bị ô nhiễm, cho thấy tỷ lệ mắc những bệnh liên quan đến nguồn nước xuất hiện ở cường độ gia tăng, người mắc nhiều trong những đợt khai thác khoáng sản có ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước. Nhiều vấn đề về sức khỏe nảy sinh như tỷ lệ người dân mắc bệnh về mắt không thể nào kể được. Họ bị dài kỳ và lặp lại. Rồi bệnh ngoài da. Đây là hai loại bệnh

Hồ Hoà Bình gần như bị cạn kiệt trong những ngày khô hạn. AFP PHOTO
Hồ Hoà Bình gần như bị cạn kiệt trong những ngày khô hạn. AFP PHOTO
AFP PHOTO
biểu hiện chính, cũng như bệnh về đường tiêu hóa rất nhiều…

Chúng tôi thấy những điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người dân, và góp ý cho chính quyền địa phương trong vấn đề khai thác, quản lý để có biện pháp xử lý nguồn nước cho người dân trong khu vực nghiên cứu của chúng tôi.

Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy tại vùng tiến hành nghiên cứu nơi nước sông có liên thông với nguồn nước ngầm mà bị ô nhiễm, cho thấy tỷ lệ mắc những bệnh liên quan đến nguồn nước xuất hiện ở cường độ gia tăng, người mắc nhiều trong những đợt khai thác khoáng sản có ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước.
Bà Ngụy Thị Khanh

Phương pháp cứu vãn

Tại hội thảo Tài nguyên Nước và Sự Phát triển Bền vững ngày 19 tháng giêng, ông phó thủ tướng Hoàng Trung Hải phát biểu là chính phủ Hà Nội sẽ bỏ ra ba ngàn tỷ đồng nhằm góp phần giải quyết những vấn đề mà các nhà khoa học, và cơ quan chức năng nêu ra.

Giáo sư Ngô Đình Tuấn, chủ tịch Hội Đồng Khoa học Viện Tài nguyên Nước và Môi trường trình bày những công tác cần phải thực hiện từ lúc này để có thể ngăn chặn tình trạng gây suy thoái nguồn nước:

Những biện pháp đã có trong chương trình mục tiêu biến đổi khí hậu của chính phủ Việt Nam. Nay thì các tỉnh đang làm chương trình hành động để ứng phó với biến đổi khí hậu. Tỉnh nào cũng đang thực hiện. Đơn cử những vùng hoang mạc hóa như Ninh Thuận, Bình Thuận, cần phải có biện pháp giữ nước mưa không để thoát hết ra biển. Ở khu vực miền Trung phải rà soát lại hệ thống kế hoạch thủy điện, thực hiện lồng ghép giữa thủy điện và thủy lợi. Hoạt động này nhằm bảo đảm dung tích nước cấp cho dải đất miền Trung, bảo đảm dòng chảy tối thiểu vào mùa hè, chống lũ vào mùa mưa…

Nước ngầm chỉ ưu tiên cho sinh hoạt, từ đó chỉ cho khai thác một mức nhất định. Nước mặt được bảo vệ bằng biện pháp không cho các cơ sở công nghiệp (nhà máy, bệnh viện, làng nghề) xả thải thẳng ra sông..Một công tác nữa là bảo vệ rừng nguyên thủy, trồng rừng với một mức độ giúp không để vào mùa cạn trở thành trơ- khô nước…

Nước ngầm chỉ ưu tiên cho sinh hoạt, từ đó chỉ cho khai thác một mức nhất định. Nước mặt được bảo vệ bằng biện pháp không cho các cơ sở công nghiệp (nhà máy, bệnh viện, làng nghề) xả thải thẳng ra sông..Một công tác nữa là bảo vệ rừng nguyên thủy, trồng rừng với một mức độ giúp không để vào mùa cạn trở thành trơ- khô nước…
Giáo sư Ngô Đình Tuấn

Một chuyên gia trong lĩnh vực quản lý nguồn nước là ông Nguyễn Nhân Quảng, người từng làm việc trong Ủy hội Sông Mê Kông Việt Nam, nay tham gia công tác cố vấn về quản lý nguồn nước, trình bày những biện pháp mà Việt Nam cần thực hiện:

Quản lý tài nguyên nước có hai mặt. Thứ nhất là hệ thống văn bản pháp luật phải hoàn thiện để tránh tình trạng luật ban hành mà nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành không đưa ra ngay.  Hai là phối kết hợp giữa các bộ, ngành còn chồng chéo phải điều chỉnh.

Có những ủy ban lưu vực sông được thành lập nhưng không phải trong bộ máy quản lý nhà nước nên quyền hạn về mặt quản lý vẫn hạn chế, nay cần phải điều chỉnh để những ủy ban này có thể thực hiện tốt chức năng của họ.

Đưa công nghệ vào hoạt động quản lý tài nguyên nước.

Nhà nước Việt Nam tỏ ra kiên quyết, và coi trọng tiếng nói của người dân và các tổ chức xã hội dân sự để ngăn ngừa tình trạng gây ô nhiễm nguồn nước. Việc bảo tồn và khôi phục nguồn nước sông bị ô nhiễm được đẩy mạnh với sự tham gia của cộng đồng.

Dân gian Việt Nam có câu ‘lấy nước làm sạch’, và có phản biện nếu ‘nước bẩn rồi thì lấy gì làm sạch đây’. Khả năng tự lắng bẩn của nước được xem là một ưu điểm của loại chất lỏng này. Tuy vậy với mức độ ô nhiễm như hiện nay thì nước khó có thể tự lắng đọng lượng chất bẩn để người dùng có thể sử dụng phần trong trẻo bên trên.

Mục Khoa học- Môi trường tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự do.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
29/12/2011 23:28

phó thủ tương là phó thủ tướng,tại sao lại thêm cữ ông.