Khó khăn trong bài toán thiếu đất và việc giữ rừng

Xu thế tất yếu của tình trạng công nghiệp hoá và đô thị hoá khi dân số gia tăng theo tốc độ phát triển đang khiến cho đất rừng bị thu hẹp lại.
Gia Minh, biên tập viên
2011.05.16
Việc khai thác gỗ ở vùng biên giới không kiểm soát được, voi được sử dụng đề kéo gỗ ở vùng biên giới Lào. Việc khai thác gỗ ở vùng biên giới không kiểm soát được, voi được sử dụng đề kéo gỗ ở vùng biên giới Lào.
AFP

Trước tình trạng đó, chính phủ Việt Nam đang có những công tác thế nào để hài hoà giữa hai mặt dường như mâu thuẫn đó.
Trong chuyên mục Khoa học- Môi trường kỳ này, mời quí thính giả nghe trình bày của một chuyên gia về bảo tồn rừng và đồng thời là đại biểu quốc hội khoá 12 của Việt Nam; đó là ông Nguyễn Đình Xuân.

Thiếu đất lẫn thiếu rừng

Gia Minh: Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá khiến rừng bị thu hẹp. Có ý kiến cho rằng đó là tất yếu; nhưng cũng có ý kiến nói công nghiệp hoá làm thu hẹp rừng sẽ có hại. Ông thấy thế nào?
Nguyễn Đình Xuân: Theo tôi cả hai luồng ý kiến đó đều đúng. Môt mặt trong quá trình phát triển của đất nước, chúng tôi cần có đất đai để làm các đô thị, đường giao thông, các hồ đập thủy điện, thuỷ lợi, thuỷ nông…Chúng tôi cũng cần thêm đất cho bà con nông dân sản xuất nông nghiệp, đất cho các doanh nghiệp để sản xuất; rồi để sản xuất các loại cây công nghiệp nữa như nguyên liệu gỗ, cà phê; Việt Nam là nước xuất khẩu hàng nông sản. Cho nên chúng tôi có nhu cầu lớn về đất đai. Tuy nhiên đất không sinh ra; chúng tôi luôn có cảm giác thiếu đất. Vậy thiếu đất lấy đâu ra đất? Nơi có thể lấy đất dễ dàng nhất là những khu rừng.
Các điạ phương trong quá trình qui hoạch, để giải bài toán thiếu đất, họ thường có xu hướng điều chỉnh diện tích rừng khiến cho rừng càng ngày càng hẹp lại. Như vậy trong thực tế vừa là nhu cầu của đất nước, nhưng cũng vừa là hành động gây hại.
Các điạ phương trong quá trình qui hoạch, để giải bài toán thiếu đất, họ thường có xu hướng điều chỉnh diện tích rừng khiến cho rừng càng ngày càng hẹp lại. Như vậy trong thực tế vừa là nhu cầu của đất nước, nhưng cũng vừa là hành động gây hại. Khi từng điạ phương làm việc đó họ không đánh giá được chi phí lợi ích, tác động xã hội- môi trường của những dự án đó; dẫn đến tình trạng ‘manh mún’. Từng dự án có thể không lớn
Đất dành cho nông nghiệp lúc nào cũng thiếu. AFP
Đất dành cho nông nghiệp lúc nào cũng thiếu. AFP
AFP
(ví dụ một dự án lấy đi 1000- 2000 héc ta rừng); nhưng cùng một lúc diễn ra hàng chục, vài chục dự án như vậy trở thành một vấn đề lớn. Đó là điều khiến cho nhiều người lo ngại.
Gia Minh: Tình trạng đó đả xảy ra lâu nay, vậy chính phủ có những biện pháp như thế nào để hài hoà giữa yêu cầu thực tế và việc giữ rừng?
Nguyễn Đình Xuân: Việc này đã được phát hiện cách đây ít nhất 20 năm, khi bắt đầu chương trình ‘Phủ xanh đất trống, đồi trọc’. Điều đó có nghiã bản thân đất từ lúc lập điạ đến nay không phải là đất trống, đồi không phải trọc; nhưng do quá trình canh tác- lúc đó chủ yếu là nông nghiệp; chúng ta đã biến những khu rừng trở thành ‘đất trống, đồi trọc’. Chính phủ Việt Nam rất nổ lực, đưa ra Chương trình 327, tức là chương trình dành nhiều kinh phí, nhân lực để phục hồi lại rừng.
Các điạ phương trong quá trình qui hoạch, để giải bài toán thiếu đất, họ thường có xu hướng điều chỉnh diện tích rừng khiến cho rừng càng ngày càng hẹp lại. Như vậy trong thực tế vừa là nhu cầu của đất nước, nhưng cũng vừa là hành động gây hại.
Tiếp theo sau đó Quốc hội có ‘Chương trình 5 triệu hécta rừng’, sau này được cụ thể hoá bằng Quyết định 661 của Thủ tướng. Đây cũng là một kế hoạch đưa ra từ đầu làm sao phục hồi được 5 triệu hécta rừng, trong số diện tích đất còn lại ở Việt Nam. Tuy nhiên cả hai chương trình này cho đến nay vẫn không đạt được mục tiêu ban đầu. Tức diện tích trồng và bảo vệ thấp hơn so với mục tiêu. Rồi một số diện tích rừng tự nhiên cũng bị chuyển đổi dươí hình thức này hoặc hình thức khác. Tình trạng này gây nên quan ngại cho các cơ quan Việt Nam, trong đó có cả quốc hội. Quốc hội đã lên tiếng về vấn đề đó và yêu cầu dành ngân sách tốt hơn để chương trình đạt được kết quả tốt nhất. Trong các văn bản quốc hội kể cả Luật Bảo vệ Rừng, kể cả những nghị quyết của Quốc hội, kêu gọi phải giữ được càng nhiều càng tốt rừng xanh. Đó là vốn rất quí của đất nước. Ngoài ra trồng thêm những cánh rừng khác.
Rừng trồng thật ra là một giải pháp bất khả kháng khi không còn rừng nữa, chứ giữ được rừng tự nhiên bao giờ giá trị cũng tốt hơn. Ông bà ta nói ‘rừng vàng, biển bạc’; thực chất đó là rừng tự nhiên trong đó có rất nhiều cây thuốc nam, các loại động vật quí hiến, cả các loại cây cho gỗ. Đồng thời rừng tự nhiên cũng có những tác dụng khác nhu chống xoí mòn rất cao, chống bão lũ rất tốt.

Trồng rừng, giữ rừng mục tiêu không đạt

Gia Minh: Vậy điều gì ngăn trở không đạt được mục tiêu đề ra?
Nguyễn Đình Xuân: Có nhiều lý do, nhưng một lý do mà tôi thấy là mục tiêu đề ra và đầu tư chưa tương xứng; đặc biệt vấn đề tài chính. Trong nhiều năm, vấn đề tài chính tức tiền giải ngân cho chương trình 5
Rừng đước Cà Mau. RFA
Rừng đước Cà Mau. RFA
RFA
triệu hécta rừng không đủ, không đạt yêu cầu. Về phiá những người cung cấp vốn thì cho rằng năng lực ‘hấp thu’, thực hiện vốn vẫn còn nhiều hạn chế.
Trong nhiều năm, vấn đề tài chính tức tiền giải ngân cho chương trình 5 triệu hécta rừng không đủ, không đạt yêu cầu. Về phiá những người cung cấp vốn thì cho rằng năng lực ‘hấp thu’, thực hiện vốn vẫn còn nhiều hạn chế.
Chương trình này còn bị thiếu thực tế. Lý do, chúng ta trồng rừng ở tại rất nhiều điạ hình, vùng miền khác nhau. Trong khi đó mỗi vùng miền, mỗi điạ hình đòi hỏi kinh phí, kỹ thuật khác nhau. Chương trình dường như ‘cào bằng’ giữa các vùng, miền nên chỗ nào dễ người ta làm, chỗ nào khó người ta bỏ. Có những nơi phức tạp hơn cần bỏ ra nhiều tiền để bảo vệ, giữ gìn nhưng cũng được kinh phí như nơi khác; ví dụ 100 ngàn đồng cho một hécta rừng ở miền xuôi cũng như miền ngược … Sau này có điều chỉnh, những cơ bản là ‘cào bằng’.
Năng lực của người thực thi, trong đó có cả cán bộ các cấp ở điạ phương; rồi hiểu biết của người dân điạ phương trong việc bảo vệ rừng cũng còn nhiều hạn chế. Tình trạng nghèo khổ của người dân ở trong và chung quanh khu rừng cũng là một trở ngại, khi họ vẫn phải sống phụ thuộc vào rừng cách này hay cách khác. Họ phải vào rừng để lấy ra những sản phẩm từ rừng.
Tóm lại có nhiều nguyên nhân. Tôi nghĩ đó là những điều làm cho không thể phát triển được rừng theo đúng mục tiêu đề ra ban đầu.
Còn có những nguyên nhân chủ quan, ví dụ như nạn tham nhũng trong một số những người có chức trách trong việc quản lý, bảo vệ rừng …
Năng lực của người thực thi, trong đó có cả cán bộ các cấp ở điạ phương; rồi hiểu biết của người dân điạ phương trong việc bảo vệ rừng cũng còn nhiều hạn chế. Tình trạng nghèo khổ của người dân ở trong và chung quanh khu rừng cũng là một trở ngại
Gia Minh: Có ý kiến cho rằng chính những người bảo vệ rừng lại đi phá rừng; rồi không thể nào chặn đứng lâm tặc. Vậy vấn đề có quá khó như thế không?
Nguyễn Đình Xuân: Đó là một vấn đề khó. Khó ở điểm này: cái được gọi ‘lâm tặc’ là những người dân điạ phương. Tất nhiên có những người làm ăn lương thiện, nhưng có những người lười biếng, có những người vì nghèo khổ. ‘Lâm tặc’ thực ra khá đa dạng; số chống trả, hay có hành vi manh động đối với lực lượng bảo vệ thực ra ít thôi, không nhiều. Nếu những lực lượng bảo vệ rừng thực sự làm tốt công việc bảo vệ rừng của họ thì không thể hình thành những đường dây lâm tặc. Cụ thể nếu chúng ta triệt được những đường dây mua bán gỗ lậu, kinh doanh khá lộ liễu đó thì lâm tặc bán gỗ cho ai? Điều đó sẽ làm giảm nguy cơ đối với rừng.
Hay chúng ta quản lý đất đai cho chặt chẽ, khu nào đã là đất rừng nếu có cố ý phá đi vẫn không thể được trồng trọt, vì quá trình trồng trọt diễn ra khá lâu; rồi trồng xong có thu hoạch được hay không, nếu như chính quyền mạnh tay. Kinh nghiệm như chúng tôi đang làm tại Vườn Quốc gia Lò Gò- Xamát thì không có nạn lâm tặc và nạn phá rừng làm rẫy. Tất nhiên không phải nơi nào ý thức người dân cũng cao như ở chỗ chúng tôi; thế nhưng để diễn ra tình trạng phá rừng, trách nhiệm của người quản lý rất lớn.
Gia Minh: Đó là công tác bảo vệ rừng, còn việc nghiên nghiên cứu khoa học như ‘giống cây trồng đặc chủng’ cho từng khu vực thì ra sao?
những cây gỗ quí có thời gian sinh trưởng rất dài, nếu vận động dân trồng họ không thấy tương lai có thể thu hoạch được gỗ đó nên họ không mặn mà lắm. Họ thích trồng những cây nhanh lớn, giá trị không cao nhưng bù lại số lượng và tốc độ tăng trưởng cao.
Nguyễn Đình Xuân: Chúng tôi hiện đang có những nghiên cứu và thực hành làm sao để những giống cây quí hiếm, số cây còn ít trong tự nhiên có thể phát triển trở lại với một số lượng nhất định. Tuy nhiên vấn đề này
Khai thác gỗ, phá rừng ở huyện miền núi Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi hồi năm 2008. Photo courtesy of vfej.vn
Khai thác gỗ, phá rừng ở huyện miền núi Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi hồi năm 2008. Photo courtesy of vfej.vn
Source vfej.vn
vẫn chưa được quan tâm đúng mức; vì những cây gỗ quí có thời gian sinh trưởng rất dài, nếu vận động dân trồng họ không thấy tương lai có thể thu hoạch được gỗ đó nên họ không mặn mà lắm. Họ thích trồng những cây nhanh lớn, giá trị không cao nhưng bù lại số lượng và tốc độ tăng trưởng cao. Điển hình là cây bạch đàn, cây keo tai tuợng…Đây không phải là cây bản địa nhưng dân rất thích trồng. Ngược lại những cây quí như giáng hương, trắc, gõ, lim thì người ta trồng ít hơn. Theo tôi nghĩ, vấn đề náy phải có bàn tay của nhà nước, đầu tư thoả đáng hơn nhất là ở những khu vườn quốc gia, khu bảo tồn.
Có vẻ nhiều người nghị rằng động vật dễ bị tuyệt chủng hơn thực vật; tuy nhiên xét về mặt đa dạng sinh học, thì thực vật cũng cần có một quần thể, đa dạng nhất định chứ không phải từ một cây mẹ có thể nhân mãi ra những cây con và xem như loài đó còn tồn tại. Điều đó chưa hoàn toàn đúng về mặt sinh học. Chúng tôi biết các viện nghiên cứu cũng nhân giống thành công một cố cây quí hiếm như cây thông đỏ. Thông tin mới nhất cho biết có thể tái sinh được loại này. Đó là tin vui và cấn tiếp tục với những loài cây quí hiếm khác.
Gia Minh: Lâu nay có những tổ chức quốc tế khác đến hỗ trợ cho Việt Nam, thì phiá Việt Nam tận dụng thế naò trong công tác bảo tồn và phát triển rừng?
Nguyễn Đình Xuân: Hiện chúng tôi cũng có tiếp nhận. Vuờn quốc gia Lò Gò- xa Mát có những quan hệ với các tổ chức quốc tế giúp đỡ Việt Nam trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học nói chung. Nỗ lực của những tổ chức này với phiá Việt Nam đang tốt: ví dụ như WWF, Bird Life International, rồi vài tổ chức như World Bank, Liên minh Châu Âu đã tài trợ cho Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn Việt Nam qua chương trình ‘Quỹ Bảo vệ- Phát triển rừng của Việt Nam’ đạt thành quả nhất định. Tôi nghĩ việc hợp tác quốc tế cần thúc đẩy trong thời gian tới. Một trong những trở ngại là thủ tục hành chính, cách tiếp cận của hai bên còn hơi khác nhau từ đó gây trở ngại cho chương trình.
WWF, Bird Life International, rồi vài tổ chức như World Bank, Liên minh Châu Âu đã tài trợ cho Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn Việt Nam qua chương trình ‘Quỹ Bảo vệ- Phát triển rừng của Việt Nam’ đạt thành quả nhất định. Tôi nghĩ việc hợp tác quốc tế cần thúc đẩy trong thời gian tới.
Còn hợp tác với các nước lân cận như như Lào, Kampuchia là những nước có chung đường biên giới với Việt Nam, rồi Trung Quốc, các nuớc ASEAN; bản thân Việt nam là nước xuất khẩu khổ đồng thời cũng là nước nhập khẩu gổ nguyên liệu làm ra những đồ gỗ xuất đi các nước khác. Có thông tin cho rằng ở Việt Nam có nhiều gỗ mà nguồn gốc không rõ ràng được đưa vào chế biến. Theo tôi tình hình có được cải thiện vì vưà rồi chính phủ Việt Nam có triển khai một chương trình cấp chứng chỉ rừng cho các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế trong vấn đề này.
Tôi nghĩ vấn đề bảo vệ rừng không phải rừng Việt Nam là của Việt Nam, rừng Lào, Kampuchia là của riêng họ mà đó là một chuỗi trong hệ thống trái đất của chúng ta, chúng có liên quan với nhau hết sức chặt chẽ, đặc biệt với chu chuyển cácbon, phòng chống bão lũ … Như vậy Việt Nam phải có tiếng nói và hành động thiết thực cụ thể trong việc bảo vệ rừng cũng như bảo vệ trái đất của chúng ta.
Gia Minh: Cám ơn ông.
Năm 2010 kết thúc chương trình quốc gia trồng mới 5 triệu hécta rừng, và như ông Nguyễn Đình Xuân vừa cho biết, cũng như báo chí Việt Nam loan tải thì kế hoạch đó không đạt được yêu cầu đề ra. Tại kỳ họp quốc hội Khoá 12 vào tháng 11 năm ngoái, kết luận được đưa ra tại diễn đàn quốc hội về chương trình 5 triệu héc ta rừng là cả chất lượng và tiến độ thực hiện dự án đều thấp.
Đến nay kế hoạch cụ thể cho thời gian sắp tới vẫn chưa được cơ quan chức năng Việt Nam thông báo chính thức.
Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây, hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.