Hãy cứu lấy rừng
2010.06.28
Số liệu được nêu ra mấy năm trước cho thấy rõ từ năm 1943 đến năm 1995, diện tích rừng của Việt Nam bị suy giảm từ 43% xuống còn 28,2%. Đến năm 2005, tỷ lệ này được cho biết tăng lên 37%. Tuy vậy tỷ lệ rừng nguyên sinh chỉ còn 8%; trong khi đó các nước khác trong khu vực được nói là 50%.
Trước tình hình đó, chính phủ Việt Nam đề ra nhiều biện pháp để có thể phủ xanh lại những khu rừng bị hủy hoại.
Vậy đó là những việc làm gì?
Bảo vệ và phát triển
Mời quí thính giả cùng theo dõi trong chuyên mục Khoa học- Môi trường kỳ này.
Mới hôm tháng tư vừa qua, Việt Nam tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến Ban chỉ đạo Dự án trồng mới năm triệu héc ta rừng với sự tham dự của đủ các ban ngành liên quan tại Việt Nam.
Tại hội nghị giao ban vừa nói, phó thủ tướng thường trực chính phủ Việt Nam yêu cầu các địa phương phải nổ lực hoàn thành các chỉ tiêu bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng, nhất là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Sang năm 2011, dự án trồng mới 5 triệu héc ta rừng phải hoàn thành.
Các địa phương phải nổ lực hoàn thành các chỉ tiêu bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng, nhất là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Sang năm 2011, dự án trồng mới 5 triệu héc ta rừng phải hoàn thành.
Ông Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn, Cao Đức Phát, cho rằng năm nay là năm quyết định thực hiện các chỉ tiêu được đề ra theo nghị quyết 73 của quốc hội Việt Nam về Dự án trồng mới năm triệu hécta rừng, một dự án được đưa ra từ năm 1997.
Trước đó vào tháng giêng năm nay, ông Nông Đức Mạnh, tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và thù tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đều đi kinh lý tại khu vực các tỉnh Tây Bắc và nhắc nhở mục tiêu chiến lược tại những tỉnh đó là khôi phục rừng.
Vào tháng ba, Ủy ban Liên minh Châu Âu, EC, phối hợp với Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn Việt Nam tổ chức hội thảo kiểm soát gỗ nguyên liệu và cho ra mắt Nhóm công tác về tăng cường thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản tại Việt Nam.
Ủy ban Liên minh Châu Âu, EC, phối hợp với Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn Việt Nam tổ chức hội thảo kiểm soát gỗ nguyên liệu và cho ra mắt Nhóm công tác về tăng cường thực thi Luật Lâm nghiệp
Từ nay đến năm 2012, EC sẽ hổ trợ cho Việt Nam trong việc triển khai các hoạt động vừa nói. Theo đó sẽ giúp đào tạo kỹ năng cho các doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc thu mua lâm sản có trách nhiệm, các thủ tục xin cấp chứng chỉ của Hội đồng Quản lý rừng Quốc tế, viết tắt là FSC. Ngoài ra EC còn giúp xây dựng hệ thống giám sát thương mại gỗ và lâm sản.
Quốc tế hỗ trợ
Bên cạnh những cơ quan chính phủ như EC, nhiều tổ chức phi chính phủ khác cũng đang tham gia giúp Việt Nam bảo vệ, khôi phục và phát triển thảm rừng tại quốc gia nhiệt đới gió mùa này.
Tổ chức Tropenpos International là một trong những số đó.
Ông Trần Hữu Nghị, giám đốc văn phòng Tropenbos Việt Nam, cho biết những hổ trợ của tổ chức này cho Việt Nam:
Hiện chúng tôi cũng như một số tổ chức phi chính phủ và tổ chức quốc tế khác đang hổ trợ ngành lâm nghiệp Việt Nam một số chiến lược, giải pháp. Chúng tôi giúp trong chiến lược bảo tồn rừng nhiệt đới. Chúng tôi thiên về nghiên cứu tăng cường nhân lực. Chúng tôi giúp đỡ các trường đại học, các viện nghiên cứu thực hiện các dự án nghiên cứu tìm ra các giải pháp nhằm thực hiện việc bảo tồn rừng nhiệt đới.
Hiện chúng tôi cũng như một số tổ chức phi chính phủ và tổ chức quốc tế khác đang hổ trợ ngành lâm nghiệp Việt Nam một số chiến lược, giải pháp.
Tổ chức Tropenpos International
Chúng tôi hợp tác khá nhiều với Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn, Viện Điều tra Quy hoạch rừng, Viện Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Huế, Trường Đại học Lâm nghiệp Xuân Mai, và một số đại học quốc tế…
Hiện có một số sinh viên thực tập nước ngoài đến làm việc tại chỗ chúng tôi.
Tuy nhiên từ thực tế nghiên cứu đến áp dụng là khoảng cách không phải ngắn, cần phải có thời gian.
Những năm vừa qua chúng tôi có giúp Bộ Nông nghiệp xây dựng một chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp đến năm 2020, và đã được Chính phủ và Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn phê duyệt và triển khai. Từ những chính sách đó nghiên cứu một số loài có nguy cơ tuyệt chủng, vấn đề khai thác, sử dụng, bảo tồn như thế nào. Từ đó xây dựng nên những hướng dẫn tham mưu cho các cơ quan chức năng như Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn, Cục Kiểm Lâm, các cơ quan bảo tồn như Vườn Quốc gia …
Viện Sinh học Nhiệt Đới tại thành phố Hồ Chí Minh cũng tham gia trong công tác bảo vệ rừng với kế hoạch như trình bày của tiến sĩ Vũ Ngọc Long, phó viện trưởng sau đây:
Hiện chúng tôi có chương trình trồng rừng, đưa cây rừng bản địa vào trồng lại tại các địa phương. Trước kia người ta thường chỉ trồng keo, tràm, nay đưa cây họ dầu vào để đa dạng hóa.
Hiện chúng tôi có chương trình trồng rừng, đưa cây rừng bản địa vào trồng lại tại các địa phương. Trước kia
người ta thường chỉ trồng keo, tràm, nay đưa cây họ dầu vào để đa dạng hóa. Ngoài ra còn đưa mô hình cây ca cao vào để giúp cho tán rừng rậm hơn, rồi cây bời lời, các loại cây cho gỗ… Mô hình này được thực hiện tại các khu vực núi cao, đặc biệt ở Lâm Đồng.
Hiện chúng tôi cũng tập trung vào mô hình quản lý: giao rừng cho người dân để người ta tham gia nhiều hơn. Đây là cơ chế đồng quản lý.
Một trong những hoạt động được đề cao lâu nay là đưa cộng đồng dân chúng sống tại các khu vực rừng cùng tham gia công tác bảo vệ và trồng rừng. Mục tiêu được nêu ra là chỉ có thể thực hiện được các chỉ tiêu bảo vệ và phát triển rừng một khi có được sự tham gia của cộng đồng. Vậy người dân tại địa phương Lâm Đồng, nơi có dự án mà tiến sĩ Vũ Ngọc Long vừa nêu, nói sao về sự tham gia của cộng đồng?
Một công nhân lâm trường ở huyện Dahuoi cho biết:
Tôi chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ chứ không được giao đất rừng.
Theo trình bày của đại diện tổ chức International Tropenbos và phó viện trưởng Viện Sinh học Nhiệt đới, thì hầu như mọi công tác đều đang trong giai đoạn thăm dò, thử nghiệm.
Một người dân khác ở Dahoui nói rõ thêm:
Chủ yếu giao đất cho người dân tộc trồng rừng. Người Kinh đi kinh tế mới đến phải mua lại đất do người khác bán. Các loại cây trồng là keo, cao su. Người tham gia trồng được cung cấp tiền và cho phép khai thác khi cây lớn để giúp họ ổn định kinh tế.
Như chỉ thị của chính phủ và các cơ quan chức năng, hoạt động bảo tồn, khôi phục rừng, cũng như phủ xanh đất trống- đồi núi trọc là một công tác hết sức khẩn trương. Tuy nhiên theo trình bày của đại diện tổ chức International Tropenbos và phó viện trưởng Viện Sinh học Nhiệt đới, thì hầu như mọi công tác đều đang trong giai đoạn thăm dò, thử nghiệm. Rồi sự tham gia của người dân ở những nơi có dự án dường như cũng chưa mấy rộng sâu.
Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.
Gia Minh chào tạm biệt.
Theo dòng thời sự:
- Báo động tình trạng phá rừng tại Việt Nam
- Bị tố cáo phá rừng Indonesia mất hợp đồng với Nestle
- Tham nhũng: nhiều rừng ở Indonesia có nguy cơ bị phá hủy
- Tệ nạn “loạn khai thác khoáng sản”
- Đại biểu lo lắng về dự án sử dựng đất rừng
- Tác động của biến đổi khí hậu với rừng ngập mặn
- Hổ Đông Dương có nguy cơ tuyệt chủng
- Tình trạng phá rừng và săn bắt thú quý tại Việt Nam
- Quản lý và bảo tồn Vườn Quốc Gia