Vấn đề nước toàn cầu trong thế kỷ thứ 21

Khủng hoảng kinh tế đang là vấn đề hàng đầu mà các quốc gia đang tập trung ra sức giải quyết. Tuy nhiên, trong tuần qua, đại biểu của nhiều quốc gia khắp năm châu cũng gặp nhau tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ để bàn về một cuộc khủng hoảng khác đó là tình trạng thiếu nước trên hành tinh trái đất.

0:00 / 0:00

Hơn một tỷ người thiếu nguồn nước uống an toàn

Vấn đề không đủ nước sử dụng vì những nguyên nhân khác nhau cũng là một vấn nạn tại Việt Nam.

Trong chuyên mục Khoa học- Môi trường kỳ này, mời quí thính giả cùng theo dõi một số thông tin liên quan về vấn đề vừa nêu.

Liên hiệp quốc đưa ra một báo cáo thứ hai về nguồn nước thế giới nêu rõ là khoảng một phần năm dân số thế giới, tức chừng một tỷ mốt người, không được tiếp cận nguồn nước uống an toàn và 40% không được sử dụng các điều kiện vệ sinh cơ bản<br/>

Liên hiệp quốc đưa ra một báo cáo thứ hai về nguồn nước thế giới nêu rõ là khoảng một phần năm dân số thế giới, tức chừng một tỷ mốt người, không được tiếp cận nguồn nước uống an toàn và 40% không được sử dụng các điều kiện vệ sinh cơ bản do hậu quả của việc phân phối không công bằng, quản lý không tốt và đầu tư không phù hợp cho cơ sở hạ tầng. Những cảnh báo vừa nêu có thể nói rất phù hợp với tình hình tại Việt Nam, dù rằng thọat nhìn người ta không thể nói rằng đất nước nhiệt đới, nhiều sông ngòi, kênh rạch như Việt Nam là có vấn đề lớn về nguồn nước.

Nước uống ở Việt Nam chưa đạt tiêu chuẩn an toàn

Giáo sư Lê Văn Cát, chuyên gia Viện Hóa học chuyên về kỹ thuật làm sạch nước và vệ sinh môi trường, khẳng định về vấn đề nước sạch, hay nước hợp vệ sinh tại Việt Nam:

TP. HCM người dân phải xếp hàng để mua nước sạch
Ngay tại TP. HCM người dân phải xếp hàng cả tiếng đồng để mua nước sạch. Photo courtesy Vietnamnet

'Nguồn nước Việt Nam dồi dào nhưng nước sạch thì không có, tức là nếu đủ tiêu chuẩn an toàn thì chưa có. Chỉ khi nào kinh tế phát triển và bỏ ra một lượng tiền nhất định thì mới có thể khắc phục được chứ bây giờ thì chưa'.

'Nguồn nước Việt Nam dồi dào nhưng nước sạch thì không có, tức là nếu đủ tiêu chuẩn an toàn thì chưa có. Chỉ khi nào kinh tế phát triển và bỏ ra một lượng tiền nhất định thì mới có thể khắc phục được chứ bây giờ thì chưa'

Giáo sư Lê Văn Cát.

Chủ tịch Trung ương Hội, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, ông Hồ Ngọc Hải, cũng đưa ra những đánh giá về các nguồn nước cấp tại Việt Nam, nguyên nhân dẫn đến tình trạng khan hiếm không đủ nước sử dụng cho sinh họat người dân cũng như cho các họat động trong nông nghiệp, công nghiệp…

Nước mặt ô nhiễm nặng, mà nước mặt ô nhiễm thì nước ngầm cũng bị ô nhiễm.

Ở thành phố Hồ Chí Minh thì nước ngầm cũng hạn chế nên phải lấy nước mặt từ các dòng sông; nhưng rồi họat động công nghiệp gây ô nhiễm cho sông.

Thiếu nước thì các vùng núi phía Bắc bị nhiều, dân ở lưng chừng núi thì không có dụng cụ trữ nước. Ngoài ra thiếu nước là do không giữ được rừng, phá rừng đi mà không khôi phục được. Rừng ở phía Tây Việt Nam, trên dải Trường Sơn lâu nay không giữ được…Bên cạnh đó còn có yếu tố biến đổi khí hậu…

Thiếu nước thì các vùng núi phía Bắc bị nhiều, dân ở lưng chừng núi thì không có dụng cụ trữ nước. Ngoài ra thiếu nước là do không giữ được rừng, phá rừng đi mà không khôi phục được. Rừng ở phía Tây Việt Nam, trên dải Trường Sơn lâu nay không giữ được…Bên cạnh đó còn có yếu tố biến đổi khí hậu…

Chủ tịch Trung ương Hội Nước sạch và Môi trường

Khủng hoảng nước trên thế giới?

Diễn Đàn Nước Thế giới, World Water Forum, lần thứ năm diễn ra suốt tuần qua tại Istanbul Thổ Nhĩ Kỳ có chủ đề ' Hàn gắn những bất đồng về vấn đề nước'. Diễn đàn lần này được nói là lớn nhất từ trước đến nay.

Hai mươi lăm nguyên thủ quốc gia, chừng 180 vị bộ trưởng và khoảng 30 ngàn đại biểu đã gặp gỡ, bàn bạc, đối thọai nhằm tìm ra giải pháp lâu dài cho tình hình được cho là khủng hoảng về nước trên thế giới.

Thông tin trên trang chủ của Diễn đàn Nước Thế giới lần thứ năm nêu rõ sinh họat này được tổ chức ba năm một lần do Hội đồng Nước Thế giới phối hợp với nước chủ nhà đăng cai diễn đàn là nằm bốn mục tiêu cơ bản.

Trước hết là nâng tầm quan trọng của vấn đề nước trong chương trình nghị sự chính trị; thứ hai là hổ trợ cho kế họach tập trung sâu thêm thảo luận các biện pháp giải quyết những vấn đề nước toàn cầu trong thế kỷ thứ 21 này.

Mục tiêu cơ bản thứ ba là hình thành những đề nghị cụ thể và kêu gọi thế giới phải chú ý đến tầm quan trọng của những đề nghị đó; mục tiêu cuối cùng là đưa đến được những cam kết chính trị cho các vấn nạn về nguồn nước trên thế giới.

Hai mươi lăm nguyên thủ quốc gia, chừng 180 vị bộ trưởng và khoảng 30 ngàn đại biểu đã gặp gỡ, bàn bạc, đối thọai nhằm tìm ra giải pháp lâu dài cho tình hình được cho là khủng hoảng về nước trên thế giới.

Tóm lại, những diễn đàn liên tiếp trong những năm qua là những cơ sở tiến đến hợp tác toàn cầu về các vấn đề về nước. Khi tham gia diễn đàn, các cơ quan chức năng cũng như những nhà họach định chính sách trên khắp thế giới có cơ hội đưa ra những đề xuất nhằm bảo đảm an toan nguồn nước ở các khu vực khác nhau trên thế giới.

Kế hoạch vệ sinh môi trường của Việt Nam

Tại Việt Nam, trước tình trạng mà giáo sư Lê Văn Cát đánh giá là chưa có nước hợp vệ sinh và nước sạch như vừa nêu, thì nhà nước đã có những biện pháp gì?

Ông Hồ Ngọc Hải, chủ tịch Trung ương Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam cho biết:

<i>Mục tiêu là làm sao đến năm 2010 có 85% dân chúng ở nông thôn có nước sinh họat hợp vệ sinh, và trong đó có 50% nước đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế năm 2005. </i> <br/>

Ở nông thôn thì có nhiều vấn đề lớn, để khắc phục thì chính phủ Việt Nam có chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn với hai pha: thứ nhất 2000- 2005, và pha thứ hai là 2005- 2010. Mục tiêu là làm sao đến năm 2010 có 85% dân chúng ở nông thôn có nước sinh họat hợp vệ sinh, và trong đó có 50% nước đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế năm 2005.

Chất lượng nước hợp vệ sinh thì còn nhiều vấn đề.

Nhà nước cũng có quan tâm với chương trình mục tiêu là có cố gắng nhưng không biết chỉ tiêu 85% có đạt được hay không.Riêng vùng sâu vùng xa, và vùng Tây Nguyên thì cũng khó nhất là trong vấn đề kinh phí.

Xin phép được nhắc lại, Diễn Đàn Nước Thế giới lần thứ nhất được tổ chức hồi năm 1997 tại Marrakech của Morocco. Diễn đàn lần hai vào năm 2000 tại The Hague, Hoà Lan. Lần thứ ba diễn đàn được tổ chức ở Kyoto, Nhật Bản vào năm 2003, và lần gần nhất là năm 2006 tại Mexico City.

Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.