Bà Benazir Bhutto: sinh ra để lãnh đạo

Trong tạp chí phụ nữ kỳ này, Khánh An xin giới thiệu gương mặt thứ 3 nổi tiếng trong lĩnh vực họat động dân chủ, nhân quyền – cố thủ tướng Benazir Bhutto của Pakistan.

0:00 / 0:00

Nghiệp chính trị

Cuộc đời chính trị của cố thủ tướng Benazir Bhutto giống như một định mệnh, nhiều người bảo rằng bà sinh ra là để lãnh đạo. Lúc nhỏ, bà không nghĩ mình sẽ làm chính trị mặc dù bà tin rằng nếu muốn, bà rất có khả năng làm thủ tướng. Là con gái của cựu thủ tướng Zulfikar Ali Bhutto, tuổi thơ của Benazir Bhutto đã chứng kiến rất nhiều vụ ám sát cha mà không thành, rồi những mối nguy hiểm khác bao quanh một chính trị gia, nên bà không muốn làm chính trị. Bà không muốn phải mang những nỗi lo lắng và sợ hãi. Nhưng rồi cái chết của người cha đã tạo nên bước ngoặt trong cuộc đời bà.

Là con gái của cựu thủ tướng Zulfikar Ali Bhutto, tuổi thơ của Benazir Bhutto đã chứng kiến rất nhiều vụ ám sát cha mà không thành, rồi những mối nguy hiểm khác bao quanh một chính trị gia, nên bà không muốn làm chính trị. <br/>

Ông Ali Bhutto là thủ tướng Pakistan trong những năm 70. Ông bị đảng quân đội truất phế, buộc tội sát hại đối thủ và xử án treo cổ vào năm 1979. Khi đó, Benazir Bhutto vừa hoàn tất việc học tại trường đại học Harvard của Hoa Kỳ và Oxford của Anh. Bà trở về Pakistan trong thời gian cha bị giam giữ. Cái chết của cha đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời bà. Bà kể:

Một trong những khoảnh khắc đó là cái chết của cha tôi. Trong lần gặp mặt cuối cùng với cha trong tù, ông nói với tôi rằng: “Con đã chịu nhiều đau khổ. Con còn quá trẻ. Con chỉ mới vừa tốt nghiệp đại học thôi. Con về đây và thấy tất cả những nỗi kinh hoàng mà gia đình ta trải qua rồi đấy. Ta cho con hoàn toàn tự do. Tại sao không trở lại London, Paris, Thụy Sỹ hay Washington để sống, con sẽ được chăm sóc chu đáo và hạnh phúc vì con đã đau khổ nhiều rồi”. Nhưng tôi đã với tay vào song sắt, nắm lấy tay cha và bảo: “Không, cha ơi, con sẽ tiếp tục tranh đấu cho nền dân chủ mà cha đã khởi đầu”.

Benazir Bhutto vừa hoàn tất việc học tại trường đại học Harvard của Hoa Kỳ và Oxford của Anh. Bà trở về Pakistan trong thời gian cha bị giam giữ. Cái chết của cha đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời bà. <br/>

Nhưng cho đến lúc đó, Benazir Bhutto cũng không nghĩ rằng mình sẽ làm thủ tướng. Bà chỉ nỗ lực hết mình để hỗ trợ mẹ lên làm thủ tướng mà thôi. Tuy nhiên, sức khỏe mẹ bà đột nhiên sa sút vì bị ung thư phổi, cộng thêm chứng Alzheimer. Sau khi mẹ mất, Benazir Bhutto nhận thấy Đảng Nhân Dân sẽ hoàn toàn sụp đổ nếu bà không tiếp tục sự nghiệp của mẹ. Bà bắt đầu sự nghiệp chính trị từ đó với chủ trương xây dựng nền dân chủ.

Năm 1988, trong cuộc bầu cử đầu tiên, Đảng Nhân Dân Pakistan của bà thắng lớn, trở thành chính đảng với đa số ghế trong Quốc Hội. Benazir Bhutto nhậm chức thủ tướng ở tuổi 35. Bà trở thành nữ chính khách trẻ tuổi nhất và là nữ thủ tướng đầu tiên ở một quốc gia Hồi giáo.

Lý tưởng

Lý tưởng đầu tiên của bà Benazir Bhutto là vì dân chủ, điều mà bà hứa sẽ kế nghiệp cha. Kế đó là những vấn đề an sinh xã hội, chương trình giáo dục và các dịch vụ sức khỏe. Tiếp theo là việc nâng cao vị trí người phụ nữ trong xã hội Hồi giáo. Đây là điều đã khiến cho bà Bhutto bị những phần tử quá khích trong thế giới Hồi giáo chống đối. Ngay khi đắc cử lần đầu, bà đã bị những người này phản đối và nói rằng: “Bà ấy đã chiếm đoạt vị trí của đàn ông. Phải giết bà ấy! Phải ám sát bà! Bà ta là một kẻ dị giáo!”

Năm 1988, trong cuộc bầu cử đầu tiên, Đảng Nhân Dân Pakistan của bà thắng lớn, trở thành chính đảng với đa số ghế trong Quốc Hội. Benazir Bhutto nhậm chức thủ tướng ở tuổi 35. Bà trở thành nữ chính khách trẻ tuổi nhất và là nữ thủ tướng đầu tiên ở một quốc gia Hồi giáo<br/>

Tất cả những tư tưởng tiến bộ mà Benazir Bhutto có được là do ảnh hưởng của người cha và những năm tháng học hành tại Harvard. Bà kể, lúc còn nhỏ, khi bà đến nhà bạn và thấy trong bữa ăn, những đứa con gái phải chờ cho đến khi anh em trai của chúng ăn xong, phần còn dư lại mới đến lượt đám con gái. Điều này không bao giờ xảy ra trong gia đình bà. Cha bà lúc nào cũng dành cho bà vị trí đầu bàn vì là con trưởng. Ông đã chứng minh cho bà thấy rằng phụ nữ cần phải được tôn trọng. Họ không phải là một tạo vật kém cỏi hơn đàn ông.

Bởi vậy, việc đắc cử của Benazir Bhutto được xem là một bước ngoặt trong việc đấu tranh chống lại vấn đề kỳ thị phụ nữ. Bà nói:

Đó là một chiến thắng cho phụ nữ khắp nơi. Khi tôi đắc cử, tôi đã nhận được rất nhiều thư từ các phụ nữ Hồi giáo. Vào thời của tôi, người ta quan niệm rằng phụ nữ đi làm việc bên ngoài là những người không đứng đắn. Đây quả là điều kỳ lạ khi phụ nữ là những người tự do. Nhiều người sau đó nói rằng: “Thủ tướng là phụ nữ, vậy tại sao tôi không thể đi làm?”. Tôi còn nhớ câu chuyện của một phụ nữ muốn trở thành phi công. Khi cô ấy đi phỏng vấn, ông sếp là một quân nhân đã cười to và bảo: “Hãy trở lại đây khi nào mà chúng ta có nữ thủ tướng ấy!”. Và cô ấy đã trở lại và nhận được công việc. Bây giờ thì chúng ta có nhiều nữ phi công rồi.

Tất cả những tư tưởng tiến bộ mà Benazir Bhutto có được là do ảnh hưởng của người cha và những năm tháng học hành tại Harvard. Bà kể, lúc còn nhỏ, khi bà đến nhà bạn và thấy trong bữa ăn, những đứa con gái phải chờ cho đến khi anh em trai của chúng ăn xong, phần còn dư lại mới đến lượt đám con gái.<br/>

Một trong những điều mà bà đã làm được đó là thu hồi Luật Zina, một đạo luật quy định những trừng phạt nghiêm khắc đối với tội ngoại tình.

Ngoài ra, các vấn đề thực phẩm và sức khỏe cho người nghèo, mang điện về nông thôn, xây dựng trường học luôn là những quan tâm hàng đầu của bà Benazir Bhutto. Tuy nhiên, do còn non trẻ và thiếu kinh nghiệm chính trường, bà đã bị bãi nhiệm vì những cáo buộc tham nhũng từ phía phe đối lập.

Năm 1993, bà tái đắc cử lần thứ hai nhưng lại bị bãi nhiệm năm 1996 với những cáo buộc tương tự và phải sống lưu vong cho đến tận năm 2007. Bà trở về Pakistan để vận động tranh cử. Tuy nhiên, bà bị ám sát vài tuần trước khi cuộc bầu cử diễn ra. Sự ra đi của bà là một mất mát to lớn cho quốc gia Pakistan và cho nền dân chủ tại đây.

Các ảnh hưởng và quan niệm sống

Hai người có ảnh hưởng lớn nhất trên cuộc đời của Benazir Bhutto là cha của bà và nữ tu Eugene, người thầy của bà ở trường dòng Jesus và Mary.

Ông Ali Bhutto là một luật sư giàu có và là một điền chủ trước khi đến với sự nghiệp chính trị. Ông rất chú trọng trong việc giáo dục con cái. Bà Benazir Bhutto kể, có lần ông dắt chị em bà ra ngoài đồng ruộng và bảo: “Các con hãy nhìn những công nhân đang đổ mồ hôi dưới cái nắng gay gắt, đó là vì chúng ta. Những giọt mồ hôi của họ là để cho các con có cơ hội học hành. Chính vì thế, các con mắc nợ họ. Các con phải trở về và trả món nợ phục vụ cho nhân dân”.

Thủa nhỏ, bà Benazir Bhutto được gửi tới học trường dòng Jesus và Mary. Bà nhớ nhất là những bài giảng văn học của mẹ Eugene. Mẹ Eugene lúc nào cũng khơi gợi những ước mơ và khả năng vươn lên của học trò bằng những bài giảng thú vị về việc con người chinh phục mặt trăng và các hành tinh. Bà bảo tất cả chỉ là ý chí vươn lên.

Benazir Bhutto cũng là một người rất nhạy cảm. Ngay từ nhỏ, bà đã là người luôn chống lại những hành động bạo lực. Có một lần, cha của bà dạy cho người anh cách bắn chim. Khi nhìn thấy con chim rơi xuống bê bết máu, đã khiến bà không thể chịu đựng được cảnh bắn giết, máu chảy mãi về sau này.

Năm 1993, bà tái đắc cử lần thứ hai nhưng lại bị bãi nhiệm năm 1996 với những cáo buộc tương tự và phải sống lưu vong cho đến tận năm 2007. Bà trở về Pakistan để vận động tranh cử. Tuy nhiên, bà bị ám sát vài tuần trước khi cuộc bầu cử diễn ra. Sự ra đi của bà là một mất mát to lớn cho quốc gia Pakistan và cho nền dân chủ tại đây.<br/>

Tôi cực lực chống chiến tranh và xung đột, giết chóc. Tôi nghĩ từ việc nhìn thấy con chim nhỏ xinh đẹp đang hót trên cây bỗng nhiên bị bắn chết đã là một dấu ấn sâu đậm trong tôi. Nghe có vẻ ngu xuẩn vì tôi có ấn tượng quá mạnh chỉ vì một con chim chết, nhưng tôi nhớ rõ cha tôi đã nói với tôi khi ông đối diện với cái chết rằng: “Cha nhớ cảnh cô con gái nhỏ đã khóc rất nhiều vì một con chim chết. Cha hiểu cảm giác cô ấy như thế nào”. Đối với tôi, cuộc sống con người rất thiêng liêng.

Những năm tháng Benazir Bhutto theo học tại trường đại học Harvard cũng là thời gian phong trào chống chiến tranh Việt Nam đang rất mạnh. Khi nhìn thấy bạn bè biểu tình chống chiến tranh, bà hiểu ra rằng nếu không đồng ý điều gì thì phải làm một hành động nào đó. Thế hệ của bà được giáo dục với những tư tưởng phải cứu thế giới bởi vì cuộc sống này là những vấn đề vĩ mô mà mỗi người đều đóng một vai trò trong đó.

Tuy nhiên, quãng thời gian khó khăn nhất trong cuộc đời Benazir Bhutto là cái chết của cha, những người thân, và những năm tháng bị cầm tù. Nhiều người nể phục bà vì những bi kịch trong gia đình và trong sự nghiệp dường như quá sức chịu đựng của một người phụ nữ như bà. Một trong những động lực giúp Benazir Bhutto vượt qua những thử thách là niềm tin vào Thượng Đế. Bà tin rằng Thượng Đế không bao giờ để con người phải gánh một gánh nặng quá sức. Một động lực khác là tình yêu của dân chúng đã đem lại sức mạnh và nuôi dưỡng ý chí trong bà. Bà tâm sự:

Tôi còn nhớ khi bị truất phế vào năm 1997. Mọi thứ thật tệ hại trên mặt báo. Họ gọi chúng tôi bằng đủ loại biệt danh. Ngoài ra, bạn biết là khi làm thủ tướng, bạn có phi cơ riêng và không phải đi qua cổng an ninh, nhưng khi không còn làm nữa, tôi mới thực sự đối diện với thế giới thực. Tôi còn nhớ một tiếp viên lúc đó đã nhận ra tôi. Cô ta ôm chầm lấy tôi và bảo rằng trong thời gian tôi cầm quyền, anh trai cô đã tìm được việc và thay đổi cuộc sống gia đình. Rồi khi trở về Karachi, cả gia đình đã đón nhận tôi và tung hoa lên người tôi. Tôi chợt nhận ra rằng mình không cô đơn, ngay cả khi báo chí, chính quyền, mọi thứ đang đuổi sau tôi.

Khi được hỏi có lời khuyên gì cho những người trẻ muốn làm chính trị như bà, Benazir Bhutto trả lời: “Nếu bạn tin vào điều gì, hãy làm điều đó nhưng phải biết cái giá phải trả cho nó. Hãy sẵn sàng để trả giá và bạn có thể tạo ra một chính sách an sinh tốt cho xã hội. Lúc đó, xã hội sẽ nhận biết và trân trọng bạn. Hãy làm đi và đừng sợ!”