Lê Thị Trang Đài - phụ nữ Việt đầu tiên tranh cử dân biểu ở Úc
2008.10.28
Đây là lần đầu tiên, một phụ nữ người Việt trẻ đã mạnh dạn ra tranh chức dân biểu với vị thị trưởng thành phố đầy kinh nghiệm chính trị. Tuy không thành công, nhưng cô đã mở đường cho lớp người trẻ người Úc gốc Việt tham gia vào hoạt động chính trị của nước Úc. Trang Phụ Nữ kỳ này xin gửi đến quí vị và các bạn một số thông tin lý thú về người phụ nữ này.
Một người phụ nữ năng động
Cô ấy là niềm hãnh diện của cộng đồng người Việt, và đồng thời của thế hệ trẻ, mà bây giờ đã bắt đầu hội nhập vào dòng chính trị của Úc. Tôi nghĩ rằng đó là một điều tốt và thúc đẩy người trẻ sau này thấy cô ấy là một tấm gương tốt, để mà người ta theo.
Bà Kim
Thưa quí vị, được biết cô Lê Thị
Trang Đài, rời Việt Nam với mẹ và hai em gái vào tháng 4 năm 1975. Cả 4 mẹ con
chờ đợi người cha của họ trong một căn cứ ở Phi Luật Tân suốt 4 năm trời, nhưng
ông đã không bao giờ đến được bến bờ.
Lúc bấy giờ, nghe đồn rằng, không đủ tiêu
chuẩn định cư, thế là mẹ cô một lần nữa, đem cô và hai em gái xuống thuyền vượt
biên lần thứ nhì cùng với 30 người khác.
Sau 10 ngày lênh đênh trên biển, họ được
tàu Hongkong vớt và cuối cùng định cư tại Wollongong, và sau này chuyển về
Cabramanta.
Lúc đó, cô vừa tròn 11 tuổi. Sau khi tốt nghiệp trung học, cô học
luật tại trường Đại Học Sydney nhưng sau này, cô quyết định chuyển sang ngành
truyền thông và báo chí. Được nhận làm trong truyền hình và radio của ABC, một
hãng truyền thông lớn của Úc, Lê Thị Trang Đài là ký giả người Việt duy nhất của
chuyên ban tài liệu lịch sử và xã hội quốc gia.
Năm 1999, cô được giải thưởng của
Human Right Watch về cuốn phim tài liệu nói đến các thanh thiếu niên Việt Nam bị
mắc vào đường dây buôn bán ma túy của mafia ở Cabramatta.
Là một phóng viên xuất
sắc, kiêm đạo diễn các phim tài liệu, cô đã thực hiện nhiều cuốn phim rất có
giá trị liên quan đến cộng đồng người Việt như “Taking Change of Cabramatta”
“Starting From Zero”, “Operation Lift”.
Đặc biệt, với cuốn phim tài liệu “In Limbo” nói về người Việt tị nạn còn sót lại ở Philippines, đã giúp cho hàng trăm gia đình người Việt được tái định cư tại Úc và Hoa Kỳ. Được hỏi lý do nào cô đã quyết định tham gia vào hoạt động chính trị, cô nói:
“Cộng đồng vùng Cabramatta
rất đông người Việt tị nạn của mình, và cũng có những người tị nạn từ những nước
khác…Em ở đó thì thấy rằng cộng đồng ở đó không có tiếng nói, mười mấy năm trời,
không có ai xây dựng cộng đồng, làm đẹp hay cho cộng đồng có bộ mặt trong xã hội
của nước Úc này. Em thấy chỗ nào cũng tiến lên, nhưng chỗ đó thì không tiến
lên, không có ai chăm sóc cho dân ở đó.
Thời gian trước, em có làm mấy câu chuyện về cộng đồng của mình. Em thấy trong cộng đồng của mình có khả năng nhiều lắm, mấy người trẻ lớn lên, và 30 năm rồi, cộng đồng vẫn cố gắng làm mà không ngửng đầu lên được. Em đã làm báo chí, truyền hình, phát thanh, em biết cộng đồng mình có nhiều chuyện lắm…Chính vì thế, 3 tuần trước, em đã quyết định ra tranh cử.”
Theo lời cô cho biết, sau khi nộp đơn ra tranh cử và được Đảng Tự Do chấp nhận, cô chỉ có hơn 2 tuần để chuẩn bị mọi chuyện cho cuộc vận động tranh cử. Chính vì thế, nhiều người đã cho rằng cô quá dại dột khi ứng cử vào thời điểm chẳng mấy thuận lợi này, cô kể lại:
“Nhiều người nói rằng em sẽ không làm được cái gì đâu, vì cái ghế đó là ghế an toàn nhất của Đảng Lao Động. Nhưng trong lòng em nghĩ rằng cộng đồng mình cũng biết rồi, Đảng Lao Động cầm quyền 13, 14 năm nhưng không có gì thay đổi hết. Em cũng có niềm tin rằng nếu không thắng, em cũng làm cho số phiếu Đảng Lao Động rớt thật nhiều. Em tin rằng cộng đồng mình không im lặng nữa.”
Niềm hãnh diện của người Việt ở Úc
Nhân đây, cô cũng cho biết rằng,
mặc dù là một phóng viên của hãng truyền thông ABC và phụ trách về lịch sử và
xã hội của nước Úc, nhưng cũng nhờ thế, mọi chuyện liên quan đến tình hình nhân
quyền ở Việt Nam cô nắm khá chính xác. Với cô, khi nhắc đến Việt Nam, nhân quyền
và tự do tôn giáo là điều quan tâm nhất của cô.
Thưa quí vị và các bạn, theo lời của một số cư dân hiện cư ngụ ở Sydney, chuyện nữ phóng viên Đài Lê ra tranh cử vừa qua đã gây nhiều ngạc nhiên và thích thú. Bà Kim, 55 tuổi, một cư dân ở Cabramatta cho biết:
Cô Lê Thị Trang Đài là một người trẻ, đã hoạt động truyền thông chính mạch của nước Úc, chúng tôi gọi đây là thế hệ “một rưỡi”, những người đã sinh ra ở Việt Nam và định cư ở Úc khi còn nhỏ, đã gắn bó với nguồn gốc của mình. Cô ấy được coi như một người mở đường, tiên phong của những người trẻ ở Úc vào chính trường, ở cấp Quốc Hội Liên Bang.
Ông Lưu Dân
“Đối với tụi tôi, là những
người phụ nữ lớn tuổi, thì cô ấy là niềm hãnh diện của cộng đồng người Việt, và
đồng thời của thế hệ trẻ, mà bây giờ đã bắt đầu hội nhập vào dòng chính trị của
Úc.
Tôi nghĩ rằng đó là một điều tốt và thúc đẩy người trẻ sau này thấy cô ấy
là một tấm gương tốt, để mà người ta theo.
Thực sự, khi cô ấy ra tranh cử, tụi
tôi không thấy chắc chắn lắm đâu. Nhưng nhờ cô ấy ra như thế, chính phủ mới thấy
rằng cũng có một người của một đảng phái khác được dân chúng ủng hộ.
Cô thua người thắng cử không bao nhiêu phiếu hết. Điều đó chứng tỏ rằng, nếu lần sau cô ấy ra và chuẩn bị kỹ hơn thì cô ấy sẽ thắng.”
Cô Xuân Trang, 29 tuổi, thì cho rằng mặc dù nữ phóng viên Lê thị Trang Đài không đắc cử, nhưng:
“Em cảm thấy rất vui và rất
hãnh diện, đầy lý thú. Vì chị Đài Lê là một người Việt, lại là một phụ nữ, khi
được một chính đảng của Úc đề cử vào ghế ở trong Viện của tiểu bang.
Dù sao đi nữa thì đây là lần đầu tiên người Việt ra tranh cử như vậy, chị đã mở ra một bước đi đầu tiên… vì cộng đồng người Việt ở đây đã 30 năm rồi. Chị Đài đã mở ra bước đi đầu. Đó là một tấm gương cho những người bạn trẻ sau này, sẽ có nhiều tự tin hơn.”
Còn ông Lưu Dân, cũng cư ngụ tại vùng Cabramatta thì phát biểu:
“Cô Lê Thị Trang Đài là một người trẻ, đã hoạt động truyền thông chính mạch của nước Úc, chúng tôi gọi đây là thế hệ “một rưỡi”, những người đã sinh ra ở Việt Nam và định cư ở Úc khi còn nhỏ, đã gắn bó với nguồn gốc của mình. Cô ấy được coi như một người mở đường, tiên phong của những người trẻ ở Úc vào chính trường, ở cấp Quốc Hội Liên Bang.”
Ngoài ra, theo ông, việc cô Lê Thị Trang Đài không thắng cử trong kỳ bầu cử vừa qua cũng không quan trọng, vì:
“Cô Đài Lê ra tranh cử
không phải với tính cách của người Việt Nam, mà với tính cách của Đảng Tự Do.
Do đó, nó tạo ra một sự phấn khởi không phải trong cộng đồng người Việt, mà còn
người Úc nữa. Ở đơn vị Cabramatta, từ trước đến nay, Đảng Lao Động vẫn chiếm giữ
ghế này từ hồi thành lập liên bang đến bây giờ, hơn 100 năm rồi. Và luôn giữ tỉ
lệ phiếu rất cao.
Trong kỳ bầu cử vừa rồi, tuy là cô ấy không đắc cử, nhưng đã dành được hơn 22% tỉ lệ kiểm phiếu, và điều này cho thấy lần bầu cử tới nó sẽ sôi nổi hơn, tích cực hơn và tạo ra sự tranh đua trong chính trị của Úc, giữa hai Đảng Lao Động và Tự Do. Điều đó, tạo cho cộng đồng người Việt, một sự hứng khởi. B
ởi vì đây là lần đầu tiên, Cabramatta, không được coi là chiếc ghế an toàn của Đảng Lao Động nữa, và sẽ được chính phủ lưu ý nhiều hơn và quyền lợi của cư dân điạ phương sẽ được lắng nghe hơn.”
Sẵn sàng ra ứng cử 1 lần nữa
Em học được bài học là mình phải cố gắng gần gũi nữa với cộng đồng, em phải tìm hiểu thêm nữa. Trong hai tuần lễ đó, em rất hãnh diện vì họ đã cho em một dịp ra ứng cử, là tiếng nói cho cộng đồng…Hai năm nữa, họ sẽ bầu cử lại và em sẽ sẵn sàng ra ứng cử một lần nữa.
Cô Lê Thị Trang Đài
Trở lại với cô Lê Thị Trang
Đài, hiện nay, cô đã quay về làm việc cho hãng truyền thông ABC. Ngoài giờ làm
việc, cô dành thời gian tìm hiểu và tham gia sinh hoạt vào cộng đồng nhiều hơn.
Được hỏi, cô học được bài học gì trong kỳ bầu cử vừa qua, cô tâm sự:
“Em học được bài học là
mình phải cố gắng gần gũi nữa với cộng đồng, em phải tìm hiểu thêm nữa. Em nghĩ
rằng nếu em có thêm thời gian, vì em chỉ có hai tuần rưỡi thôi, và em mới trong
con đường chính trị này, và cũng mới trong cộng đồng của mình ở Cabramatta.
Nhưng trong hai tuần lễ đó, em rất hãnh diện vì họ đã cho em một dịp ra ứng cử, là tiếng nói cho cộng đồng… Hai năm nữa, họ sẽ bầu cử lại và em sẽ sẵn sàng ra ứng cử một lần nữa.”
Vừa rồi là một số thông tin
lý thú về cô Đài Lê, phụ nữ Việt đầu tiên ra tranh cử chức vụ dân biểu ở
Cabramatta, Sydney.
Tuy không đắc cử, nhưng cô đã để lại nhiều thiện cảm và niềm hy vọng cho hầu hết cư dân Việt Nam ở đây, như lời ông Lưu Dân phát biểu”
“Đây là một dấu hiệu rất phấn khởi vì đây cũng là sự hội nhập về mặt chính trị, nó sẽ tạo ra một sinh khí mới, một sự tham gia tích cực hơn của thế hệ thứ hai vào trong sinh hoạt của Úc, nói chung.”
Trang Phụ Nữ xin ngừng nơi đây. Phương Anh tạm biệt và hẹn gặp lại quí vị vào kỳ sau.