Xã hội phát triển cuộc sống ảnh hưởng
Ở các thành phố lớn hiện nay, lối sống tây phương dường như đã du nhập vào các gia đình, nhiều người đã quen với các dịch vụ “phục vụ tận nơi” nên nếp sống gia đình truyền thồng đang ngày dần bị lu mờ.
Ở Hà Nội, người ta đi làm công sở thì hầu hết người ta phải thuê ôsin, vì bọn em làm từ 8 giờ sáng đến 6 giờ tối. Nếu không có ôsin, không có người giúp việc thì mình không thể làm được gì cả.
Chị Hường tiếp tân khách sạn
Phải chăng vào thời công nghiệp hoá, quan niệm về gia đình ngày nay cũng thay đổi theo? Kỳ này, Phương Anh xin đề cập đến vấn đề này và mời quý vị cùng các bạn đóng góp thêm ý kiến.
Thưa quý vị, cách đây vài năm, một gia đình có thuê ôsin giúp việc, cơm nước, dọn dẹp thì đã được coi là “hạng sang”. Nhưng nay thì hầu như với đa số gia đình cả hai vợ chồng đi làm từ sáng sớm đến chiều tối mới về thì việc thuê mướn ôsin quả là thuận tiện. Chị Hường, nhân viên tiếp tân khách sạnh Meloni ở Hà Nội cho hay:
Ở Hà Nội, người ta đi làm công sở thì hầu hết người ta phải thuê ôsin, vì bọn em làm từ 8 giờ sáng đến 6 giờ tối. Nếu không có ôsin, không có người giúp việc thì mình không thể làm được gì cả. Bây giờ ở Hà Nội, người ta thường thuê ôsin theo thời vụ, mỗi ngày khoảng 3 tiếng, và cuối tuần thì người ta dành cho gia đình.
Nhưng, thực ra, việc thuê ôsin cũng lắm khi làm cho chủ nhân băn khoăn vì nhiều khi phải để ý, canh chừng, nên không phải ai cũng chấp nhận giải pháp này. Điển hình là chị Hường:
Đối với em thì em không thuê người giúp việc, bởi vì em không thích có người lạ trong gia đình.
Nhiều chị em khi đi làm về, chỉ cần ghé qua tiệm bán đồ ăn nấu sẵn hay chỉ "a lô" một tiếng là sẽ có ngay lập tức. Ấy vậy mà nhiều khi bữa cơm gia đình cũng chẳng còn giữ được mỗi ngày. <br/>
Vai trò người phụ nữ bị xáo trộn
Vì để đáp ứng nhu cầu kinh tế gia đình, phụ nữ ngày nay cũng phải bươn chải ra ngoài kiếm sống, thế nên, chuyện quán xuyến việc nhà, lo bữa cơm cho gia đình cũng không còn là ưu tiên.
Nhiều chị em khi đi làm về, chỉ cần ghé qua tiệm bán đồ ăn nấu sẵn hay chỉ “a lô” một tiếng là sẽ có ngay lập tức. Ấy vậy mà nhiều khi bữa cơm gia đình cũng chẳng còn giữ được mỗi ngày.
Chị Tố Lan, lái xe taxi ở Sàigòn than thở:
Nói chung, cuộc sống bây giờ tất bật quá, đâm ra bữa cơm gia đình hiếm hơn ngày xưa…Ngày xưa, phụ nữ mình ở nhà cơm nước, còn bây giờ thì phụ nữ cũng phải bon chen ra ngoài đi làm, lần lần xu hướng không còn như ngày xưa như ông bà nữa.
Chị Tố Lan, lái xe taxi
Mỗi gia đình có những điểm khác nhau. Đàn bà mình thì phải có trách nhiệm lo cho con, nhiều người thì lo chaỵ theo đồng tiền, bỏ bê con, con cần bao nhiêu tiền, thì đưa bấy nhiêu, không quan tâm đến con cái học hành ở đâu…
Nói chung, cuộc sống bây giờ tất bật quá, đâm ra bữa cơm gia đình hiếm hơn ngày xưa…Ngày xưa, phụ nữ mình ở nhà cơm nước, còn bây giờ thì phụ nữ cũng phải bon chen ra ngoài đi làm, lần lần xu hướng không còn như ngày xưa như ông bà nữa.
Vì cuộc sống tất bật nên đâm ra, mạnh ai nấy sống, hiếm có bữa cơm hàng ngày mà thân mật đoàn tụ đâu, hiếm lắm! Bản thân em đi làm, con ăn cơm ở trường, chồng cũng tự chồng ăn, cũng phải tự lo thôi, làm sao mà mình lo quán xuyến như ngày xưa được.
Chỉ có ngày Chủ Nhật là có bữa cơm chính thức của gia đình thôi, vì cuộc sống như vậy thì mình phải theo. Một mình chồng đi làm thì không đủ, nên phải đi làm để nuôi con ăn học, nếu không con bị thất học…Cuộc sống như thế thì mình đành phải chấp nhận thôi.
Chỉ có ngày Chủ Nhật là có bữa cơm chính thức của gia đình thôi, vì cuộc sống như vậy thì mình phải theo. Một mình chồng đi làm thì không đủ, nên phải đi làm để nuôi con ăn học, nếu không con bị thất học…Cuộc sống như thế thì mình đành phải chấp nhận thôi.
Chị Tố Lan, lái xe taxi
Còn đâu bữa cơm tối gia đình
Nhân đề cập đến bữa cơm gia đình, tiến sĩ tâm lý Võ Văn Nam, giảng viên trường Đại Học Sư Phạm TPHCM cho rằng: vì cuộc sống, nhu cầu kinh tế, nên đành phải chấp nhận chuyện không còn cảnh xum họp các thành viên gia đình trong bữa cơm tối thân mật.
Thế nhưng, nếu tiếp diễn như thế thì truyền thống gia đình sẽ bị mai mốt. Vì vậy, cần phải cố gắng tạo điều kiện, ít nhất là một tuần một lần, ông nói:
Vì cuộc sống nên cũng khó duy trì bữa ăn gia đình như ngày xưa. Xu thế tất yếu, không riêng gì ở Việt Nam mà các nước trong khu vực cũng thế. Có điều trong tình hình đó thì muốn duy trì nề nếp truyền thống thì cần phải tổ chức ít nhất mỗi tuần một bữa ăn chung của các thành viên trong nhà.
Vì cuộc sống nên cũng khó duy trì bữa ăn gia đình như ngày xưa. Xu thế tất yếu, không riêng gì ở Việt Nam mà các nước trong khu vực cũng thế. Có điều trong tình hình đó thì muốn duy trì nề nếp truyền thống thì cần phải tổ chức ít nhất mỗi tuần một bữa ăn chung của các thành viên trong nhà.
TS.Võ Văn Nam
Điều này Singapore họ đã thực hiện, có một chính sách là cấm không cho tổ chức tiệc tùng ở cơ quan vào chiều thứ sáu, để trở về đoàn tụ với gia đình, ăn bữa cơm chung với gia đình và đó là cơ hội để giữ truyền thống gia đình của ông cha. Tôi nghĩ Việt Nam cũng có thể làm được điều đó.
Cũng theo ý kiến của tiến sĩ Võ Văn Nam, một khi điều cơ bản nhất của truyền thống gia đình Việt Nam là “bữa cơm gia đình” mà không thực hiện được, thì tất nhiên mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái cũng lơi lỏng theo. Nhất là ngày nay, các thanh thiếu niên hầu như đều có trào lưu theo lối sống tây phương, không chịu ảnh hưởng của cha mẹ nữa, ông nói tiếp:
Tôi nghĩ là xu thế tất yếu nó phải thế, chúng ta không thể tránh và cưỡng lại được.
Ngày xưa giá trị là ở gia đình, gia đình là giá trị thiêng liêng nhất, quyền cha mẹ là quyền tối hậu, nhất định, còn ngày nay con cái không đặt gia đình ở vị trí thiêng liêng nhất mà bây giờ là thuộc cộng đồng, thuộc xã hội, quyền cha mẹ không còn là quyền tối hậu quyết định nữa.
Ngày xưa giá trị là ở gia đình, gia đình là giá trị thiêng liêng nhất, quyền cha mẹ là quyền tối hậu, nhất định, còn ngày nay con cái không đặt gia đình ở vị trí thiêng liêng nhất mà bây giờ là thuộc cộng đồng, thuộc xã hội, quyền cha mẹ không còn là quyền tối hậu quyết định nữa.
TS.Võ Văn Nam
Cha mẹ có tuyên bố từ con thì con cũng không sợ như ngày xưa, con vẫn bình thản. Nhưng khi bạn bè nó nghỉ chơi thì nó sợ. Cho nên bây giờ là giá trị cộng đồng, giá trị bạn bè.
Thưa quí vị, nhân đây, Phương Anh cũng tìm hiểu về xu hướng này liệu có thay đổi ở nông thôn hay không? Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Văn Tiêm, đã về hưu, hiện là thành viên điều hành Ủy Ban Người Cao Tuổi Việt Nam cho biết:
Ở nông thôn, con cái trưởng thành rồi, có sức lao động thì nó đi tìm việc ở thành phố để tăng thu nhập vì chỉ trông vào mấy sào ruộng thì không ổn.
Đặc biệt là rất ít khi con cái ở chung với bố mẹ như ngày xưa… Chúng nó muốn bảo đảm cuộc sống của vợ chồng con cái chúng. Còn ông bà, bố mẹ thì tự lo lấy.
Nếu còn cả hai ông bà ở chung thì còn đỡ, chứ còn chỉ một mình ông hay một mình bà thì vất vả lắm, rất khổ. Phần lớn như vậy. Còn thành phố thì tình trạnh cũng tương tự như thế. Con cái cũng ở riêng và bố mẹ cũng thích ở riêng, vì sinh hoạt khác nhau, khẩu phần ăn uống cũng khác nhau.
Trong lúc để giới trẻ hướng tới giá trị ngoài gia đình thì chúng ta phải duy trì giá trị gia đình. Bên cạnh giá trị bạn bè, giá trị cộng đồng thì vẫn còn phải có song song giá trị gia đình, như nề nếp của văn hoá dân tộc. Phải có biện pháp duy trì.
TS.Võ Văn Nam
Ủng hộ sự phát triển nhưng đừng quên truyền thống
Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Tiêm, phần đông, các cụ già đều phải đành chấp nhận nếp sống thay đổi, truyền thống gia đình không còn được tôn trọng. Thế nhưng, họ vẫn mong sao giá trị truyền thống được duy trì và bền vững, cụ nói tiếp:
Không hẳn buồn vì do đặc điểm như thế, tình hình hiện nay, thanh niên còn sức lao động thì phải lo làm ăn, kiếm thu nhập…còn đối xử với ông bà, cha mẹ thì cũng không đến nỗi tệ lắm. Nhưng cũng có một số trường hợp gây bức xúc trong xã hội, quá tệ hại với ông bà, cha mẹ, nhưng số đó ít thôi…Cá nhân tôi thì tôi cho là truyền thống gia đình cần được không phục lại càng được nhiều càng tốt, tất nhiên không được như ngày xưa.
Một người không thể quan hệ tốt đẹp với một người khác nếu trước đó anh ta hay chị ta chưa hề quan hệ tốt với cha mẹ của mình. Chỉ có những đứa con chí hiếu mới đối xử với người khác thật lòng và lâu bền. Đó là qui luật của xã hội.
TS.Võ Văn Nam
Riêng với tiến sĩ tâm lý Võ Văn Nam, thì điều quan trọng hơn cả là phải làm sao cùng với sự phát triển của xã hội, thì vẫn phải duy trì truyền thống gia đình. Ông cho rằng:
Trong lúc để giới trẻ hướng tới giá trị ngoài gia đình thì chúng ta phải duy trì giá trị gia đình. Bên cạnh giá trị bạn bè, giá trị cộng đồng thì vẫn còn phải có song song giá trị gia đình, như nề nếp của văn hoá dân tộc. Phải có biện pháp duy trì.
Con người lớn lên trong hai môi trường: gia đình và cộng đồng, xã hội. Cái quan hệ đầu đời của mỗi con người là với cha mẹ, mà nếu cắt đứt đi thì các quan hệ còn lại cũng sẽ không tốt đẹp. Quan hệ với cha mẹ là mối quan hệ mở màn cho các mối quan hệ sau, còn lại.
Nếu mở màn mà không suông sẻ thì sẽ gặp khúc mắc về sau. Những người con bất hiếu với cha mẹ thì đến trường sẽ khó thành học trò ngoan. Nêu còn nhỏ mà không hiếu thảo thì lớn lên, khó trở thành một công dân hữu ích cho cộng đồng và xã hội.
Một người không thể quan hệ tốt đẹp với một người khác nếu trước đó anh ta hay chị ta chưa hề quan hệ tốt với cha mẹ của mình. Chỉ có những đứa con chí hiếu mới đối xử với người khác thật lòng và lâu bền. Đó là qui luật của xã hội..
Thưa quí vị và các bạn, quả thực, trong bối cảnh kinh tế xã hội phát triển hiện nay, truyền thống gia đình đã bị lu mờ dần, những giá trị truyền thống không còn được tôn trọng.
Dẫu sao, gia đình cũng là nơi các thành viên gắn bó với nhau, và cũng chính là nơi phát triển hạt nhân trong xã hội như lời tiến sĩ tâm lý Võ Văn Nam phát biểu:
Duy trì giá trị gia đình rất cần thiết, trong khi chúng ta ủng hộ sự phát triển quan hệ xã hội.