“Vì Sự Phát Triển Của Phụ Nữ Trong Khoa Học.”
Để tìm hiểu thêm về việc này, Phương Anh đã có cuộc trao đổi với chị Nguyễn Ngọc Tuyết Trinh, Giám Đốc Truyền Thông và Đối Ngoại của công ty L’Oreal tại Việt Nam.
Đã có 52 phụ nữ thuộc 35 quốc gia được giải này. Mỗi năm, L'Oreal và UNESCO sẽ chọn ra 5 phụ nữ đại diện cho 5 châu để nhận giải thưởng trị giá 100.000 dollars. Tại Việt Nam, mãi cho đến đầu năm 2008 thì công ty L'Oreal mới có mặt.<br/>
Trước hết, chị Tuyết Trinh cho biết rằng từ năm 1988 cho đến nay, hàng năm, công ty L’Oreal và tổ chức UNESCO đã kết hợp trao giải thưởng cho các phụ nữ ở khắp nơi trên thế giới, có công trình nghiên cứu hữu ích trong lãnh vực khoa học. Cho đến nay, đã có 52 phụ nữ thuộc 35 quốc gia được giải này. Mỗi năm, L’Oreal và UNESCO sẽ chọn ra 5 phụ nữ đại diện cho 5 châu để nhận giải thưởng trị giá 100.000 dollars. Tại Việt Nam, mãi cho đến đầu năm 2008 thì công ty L’Oreal mới có mặt. Chị Tuyết Trinh cho hay:
Chương trình hợp tác giữa L’Oreal và UNESCO vào năm 1998, được 12 năm. Vì L’Oreal chưa có đại diện chính thức tại Việt Nam nên chưa được triển khai. Đến đầu tháng giêng năm 2008, L’Oreal có mặt tại VN và các chương trình của tập đoàn L’Oreal cũng được đưa vào. Một trong những chương trình phục vụ cộng đồng mà em tạm gọi là “Vì Sự Phát Triển Của Phụ Nữ Trong Khoa Học.”, tiếng Anh vẫn gọi là “ Awards for Women in Science”.
Chương trình có hai cấp: quốc tế và tại cấp quốc gia
Được biết, chương trình hỗ trợ này được chia làm hai cấp: quốc tế và tại cấp quốc gia, chị Trinh nói tiếp:
Chương trình có hai cấp độ, quốc tế thì có giải thưởng cao nhất gọi là L’Oreal- UNESCO. Đây là giải thưởng cho những phụ nữ làm công tác nghiên cứu khoa học, có những đóng góp của họ mang lại nhiều lợi ích cho công đồng và có giá trị khoa học.
Ở Việt Nam thì năm nay bắt đầu có chương trình ở mức độ quốc gia, của L”Oreal cùng hợp tác với UNESCO Việt Nam. Chương trình này sẽ hỗ trợ cho các đề án nghiên cứu khoa học của các chị. Mức hỗ trợ là 100 triệu cho một đề án nghiên cứu.
Chị Tuyết Trinh, Giám Đốc TT. và Đối Ngoại của L'Oreal tại Việt Nam
Những công trình như thế sẽ được Hội Đồng Khoa Học Thế Giới, gồm các nhà khoa học đoạt giải Nobel công nhận thành tựu này và những phụ nữ như thế sẽ được 100.000 dollars.

Cũng ở mức độ quốc tế thì có chương trình fellowship, dành cho các phụ nữ trẻ, được một phòng lab, hay một viện nghiên cứu hay trường đại học ở nước ngoài, chấp thuận, người này sẽ đến để làm nghiên cứu khoa học của mình. Trong trường hợp đó, các chị sẽ nộp đơn để xin fellowship khoảng 40.000 dollars.
Ở Việt Nam thì năm nay bắt đầu có chương trình ở mức độ quốc gia, của L”Oreal cùng hợp tác với UNESCO Việt Nam. Chương trình này sẽ hỗ trợ cho các đề án nghiên cứu khoa học của các chị. Mức hỗ trợ là 100 triệu cho một đề án nghiên cứu.
Cái hỗ trợ này là bước đầu tiên khuyến khích. Khi các chị nộp đơn xin, chương trình này sẽ hỗ trợ cho các chị là tạo điều kiện cho các chị chứng minh rằng đề án khoa học của các chị rất có triển vọng và rất có tiềm năng, để các chị có thể nghiên cứu tiếp đề án mình ở nước ngoài, hoặc tìm những nguồn khác nhiều hơn để các chị có thể thực hiện và biến nó thành một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc.
Theo lời chị Tuyết Trinh cho hay, việc công ty L’Oreal hỗ trợ như thế mang lại rất nhiều hiệu quả vì hiện nay, có khá nhiều chị em phụ nữ đang công tác trong ngành khoa học, tại các viện nghiên cứu hay trong các trường đại học, tuy có dự án nhưng lại không có ai hỗ trợ, và nếu được nhà nước chu cấp thì kinh phí hạn hẹp và lại rất nhiêu khê, chị nói:
Việt Nam, muốn thực sự thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học thì phải xin ngân sách của nhà nước mà việc xin ngân sách nhà nước thì không dễ dàng. Đặc biệt, phần lớn, trong các hội đồng khoa học, phụ nữ chiếm rất ít, đại diện cho bộ mặt khoa học vẫn là nam giới
Chị Tuyết Trinh, Giám Đốc TT. và Đối Ngoại của L'Oreal tại Việt Nam
Ở Việt Nam mình, có công trình nghiên cứu của chị Vân ở Viện Pasteur, về H5N1, và tìm hiểu về Virus H5N1 để chế ra một số loại vacxin…Mấy chị ở Trung Quốc cũng làm một đề tài nghiên cứu, vô tình hai quốc gia làm đề tài nghiên cứu giống nhau, nhưng mà ở Trung Quốc, họ biết chương trình L’Oreal này và họ thực hiện lâu rồi, nên mấy chị đó có nhiều điều kiện hơn, họ được hỗ trợ nhiều hơn để làm nghiên cứu ở nước ngoài, trở thành công trình nghiên cứu khoa học thực sự và được quyền công bố trên thế giới. Theo như em biết, ở Việt Nam, muốn thực sự thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học thì phải xin ngân sách của nhà nước mà việc xin ngân sách nhà nước thì không dễ dàng. Đặc biệt, phần lớn, trong các hội đồng khoa học, phụ nữ chiếm rất ít, đại diện cho bộ mặt khoa học vẫn là nam giới. Nữ giới chỉ đóng vai trò phụ và hầu như là không được quyết định…
Mọi người, mọi công trình nghiên cứu đều được tham dự
Được hỏi về tiêu chuẩn để được đăng ký vào chương trình này, chị Tuyết Trinh cho hay:
Không giới hạn và tất cả mọi người, miễn là có một đề án khoa học và có tính triển vọng cao…Tức là từ đề án đó có thể làm nghiên cứu chuyên môn, trở thành những công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc, các chị đều có thể nộp đơn. Năm đầu tiên và mới bắt đầu nên cũng chưa đưa ra được nhiều fellowship, chỉ có trao 3 fellowship thôi. Hiện tại, để phù hợp chung với tiêu chuẩn của thế giới, các chị tham gia chương trình này phải đạt học vị tiến sĩ, hoặc là post-dotorate, và phải dưới 45 tuổi. Và những công trình, đề án các chị chuẩn bị làm phải thực hiện trong hai ngành: khoa học đời sống và khoa học vật liệu. Khoa học đời sống ví dụ như dược, y, những công trình nghiên cứu gen, công nghệ sinh học, môi trường… Khoa học vật liệu thì thuộc những lãnh vực về vật lý, plastic, thuộc về tính lý hoá nhiều hơn…
Ngoài ra, để xét duyệt các đề án, một Hội Đồng Khoa Học được thành lập do chính công ty L’Oreal và tổ chức UNESCO tuyển chọn, chị Tuyết Trinh cho biết:
Không giới hạn và tất cả mọi người, miễn là có một đề án khoa học và có tính triển vọng cao…Tức là từ đề án đó có thể làm nghiên cứu chuyên môn, trở thành những công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc, các chị đều có thể nộp đơn.
Chị Tuyết Trinh, Giám Đốc TT. và Đối Ngoại của L'Oreal tại Việt Nam
Hội đồng Khoa Học thì đang mời các nhà khoa học kỳ cựu hàng đầu của Việt Nam. Chủ tịch danh dự của Hội Đồng thì có giáo sư tiến sĩ Hoàng Tuỵ, là người đạt nhiều giải thưởng của thế giới. Người thứ hai là giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Hiệu, cũng là một trong những nhà khoa học hàng đầu của Việt Nam, đặc biệt trong ngành vật lý hạt nhân, ông cũng là người đạt được nhiều giải thưởng. Chủ tịch của Hội Đồng Khoa Học là anh Châu Văn Minh, là chủ tịch của Viện Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam. Thành viên của Hội Đồng Khoa Học này là giáo sư tiến sĩ Phạm thị Trân Châu, cô là người từng đoạt giải thưởng của Mỹ, ngoài ra có giáo sư tiến sĩ viện sĩ Nguyễn Hữu Níu là giáo sư của đại học Bách Khoa TPHCM. Ông cũng đoạt một số giải thưởng khoa học của nhà nước Việt Nam. Và một người nữa là tiến sĩ Lê Đình Tiếng là thứ trưởng Bộ Khoa Học Công Nghệ VN.
Mỗi năm, các chị cũng đều được yêu cầu là phải làm những nghiên cứu, và nhà nước chỉ tài trợ cho khoảng 25-30 triệu thôi, nên số tiền của L’Oreal là một hỗ trợ rất lớn cho các chị.
Chị Tuyết Trinh, Giám Đốc TT. và Đối Ngoại của L'Oreal tại Việt Nam
Cũng theo lời chị Tuyết Trinh, khi hay tin công ty mỹ phẩm L’Oreal thông báo về chương trình này, các phụ nữ đang làm việc trong ngành khoa học đều rất phấn khởi, chị kể lại:
Với cá nhân em thì em gặp rất nhiều những chị làm công tác nghiên cứu khoa học thì em được biết rằng các chị cũng rất mong có chương trình như của L’Oreal. Khi em làm seminar ở các nơi, từ Bắc, cho đến Nam, các chị làm trong công tác nghiên cứu khoa học và các giáo sư trong các trường đại học, thì đều rất quan tâm. Mỗi năm, các chị cũng đều được yêu cầu là phải làm những nghiên cứu, và nhà nước chỉ tài trợ cho khoảng 25-30 triệu thôi, nên số tiền của L’Oreal là một hỗ trợ rất lớn cho các chị. Một điểm cũng khác biệt của L’Oreal là về mặt sở hữu trí tuệ, có nghĩa là sở hữu đề án đó là của người nghiên cứu chứ không phải của L’ Oreal.
Em cũng ước ao một ngày nào đó, tên Việt Nam sẽ được xướng danh lên tại Paris, trong lễ trao giải quốc tế dành cho phụ nữ đã có đóng góp cho nghiên cứu khoa học hay sự tiến bộ cho khoa học.
Chị Tuyết Trinh, Giám Đốc TT. và Đối Ngoại của L'Oreal tại Việt Nam
Thưa qúi vị và các bạn, được biết, hạn chót để gửi đề án dự thi là 17 tháng 3 năm 2009. Việc L’Oreal cùng tổ chức UNESCO hỗ trợ để khuyến khích các phụ nữ trẻ Việt Nam đang công tác trong lãnh vực khoa học rất có ý nghĩa như lời chị Tuyết Trinh phát biểu:
Đây cũng là một chương trình rất có tiềm năng cho các phụ nữ trẻ mà đang ao ước là cống hiến cuộc đời cũng như sự nghiệp của mình cho khoa học. Đây là bước đi đầu tiên, bước hỗ trợ đầu tiên để mình có thể thực hiện tham vọng đó. Em cũng ước ao một ngày nào đó, tên Việt Nam sẽ được xướng danh lên tại Paris, trong lễ trao giải quốc tế dành cho phụ nữ đã có đóng góp cho nghiên cứu khoa học hay sự tiến bộ cho khoa học.
Vừa rồi là một số thông tin về chương trình “Vì sự phát triển của phụ nữ trong khoa học” của công ty mỹ phẩm L’Oreal và UNESCO Việt Nam. Trang Phụ Nữ xin chấm dứt nơi đây. Phương Anh xin hẹn gặp quí vị vào kỳ sau.