Thành công của những nữ tu người dân tộc
Những nữ tu này hiện đang coi sóc hai cơ sở nuôi các em mồ côi thuộc dân tộc thiểu số. Đó là Mái Ấm Vinh Sơn 1 và Mái Ấm Vinh Sơn 2. Được biết, các sơ đã từng cứu sống hàng trăm em khỏi bị chôn sống theo mẹ, theo tập tục của một số dân tộc thiểu số khi người mẹ sanh con mà bị chết. Kỳ này, Phương Anh xin mời quí vị nghe một số chi tiết về các vị nữ

tu người dân tộc và hai cơ sở nuôi dưỡng trẻ mồ côi dân tộc thiểu số.
Được biết, các sơ đã từng cứu sống hàng trăm em khỏi bị chôn sống theo mẹ, theo tập tục của một số dân tộc thiểu số khi người mẹ sanh con mà bị chết.<br/>
Khởi đầu chỉ là một cái chòi nhỏ
Theo lời của Sơ Imeda, năm nay 64 tuổi, hiện đang phụ trách cơ sở Mái Ấm Vinh Sơn 1 cho biết, thì dòng Ảnh Phép Lạ Đức Bà đã có mặt ở Komtum từ lâu. Vào những năm 40, 50, một số nữ tu thuộc dòng Nữ Tử Bác Ái đã thành lập trại nuôi các em mồ côi trong thời chiến tranh. Cho đến biến cố 30 tháng 4 năm 1975 thì hoàn cảnh thay đổi hoàn toàn. Sơ Imeda, người dân tộc Xê Đăng, cho biết:
Năm 1947, các nữ tu người Kinh của dòng Nữ tử Bác Ái, với những người Pháp, nuôi các em mồ côi. Đến năm 1975, mấy Sơ đó rút về thành phố, còn mấy em đó người ta không dẫn đi được…. Ngày xưa toàn là rừng nuý, cây cối, các sơ làm một cái chòi nhỏ, từ từ tới bây giờ thành cơ sở như thế.
Trong những ngày đầu hoang sơ, Sơ Y Đeo, năm nay đã ngoài 80, đã làm một cái chòi, đằng sau ngôi nhà thờ gỗ Komtum để nuôi các em mồ côi mà các nữ tu dòng Nữ Tử Bác Ái vì hoàn cảnh, không được phép đem theo. Cùng với công tác truyền đạo, các Sơ dòng Ảnh Phép Lạ Đức Bà đã tìm cách cứu sống các em sơ sinh, sắp bị chôn sống theo mẹ, khi người mẹ sanh và qua đời. Sơ Imeda cho hay:
Trong các làng, người mẹ chết thì có khi người ta kẹp con nhỏ vào háng, hay chỗ nách chôn đi theo mẹ. Các làng bên biết thì họ đến xin, bế em nhỏ cho các sơ, họ cho phép thì mình làm. Các em này là số may mắn, được người ta cứu kịp thì đem cho các sơ nuôi. Em nào không may mắn trong làng vùng sâu, vùng xa, thì đi theo mẹ luôn.
Trong những ngày đầu hoang sơ, Sơ Y Đeo, năm nay đã ngoài 80, đã làm một cái chòi, đằng sau ngôi nhà thờ gỗ Komtum để nuôi các em mồ côi mà các nữ tu dòng Nữ Tử Bác Ái vì hoàn cảnh, không được phép đem theo.
Hơn 400 trẻ em mồ côi
Suốt 33 năm qua, từ một cái chòi nhỏ, cùng với thời gian, nay đã phát triển thành hai cơ sở Vinh Sơn 1 và Vinh Sơn 2. Hiện nay, các sơ đang nuôi dưỡng hơn 400 em trẻ mồ côi, hoặc các em có hoàn cảnh khó khăn như mẹ chết, cha bị tâm thần, không nơi nương tựa. Sơ Imêđa cho hay:
Các em ở đây như trong một gia đình. Các em thuộc đủ thành phần người dân tộc Ba Na, Gia Rai, Gie Triêng, Xê Đăng, khắp vùng Komtum và Gia Lai. Các em đến tuổi mầm non thì đi học ở ngoài, còn các em từ lớp một đến lớp 12 thì đi học trường ngoài hết, nói tiếng Kinh hết. Mai mốt, khi các em lớn lên, có đứa thì còn học tiếp tục, có đưá có số may mắn, con gái có ai ưng, thì lập gia đình, mẹ già Y Đeo và các sơ cũng tạo điều kiện và cưới hỏi cho nó.
Nếu mồ côi hoàn toàn thì các sơ mua đất, cất nhà cho nó, khoảng 1 sào, rồi hai vợ chồng ở riêng…Còn các em khác, cô nhi mà cưới được người trong làng thì theo chồng, hay theo vợ. Có em học ra trường rồi, ra dược sĩ, nhưng xin việc làm thì cũng phải có tiền đút lót.
Theo lời Sơ Imêđa cho hay, ở Vinh Sơn 1, có 4 sơ trông coi các em, cao tuổi nhất là sơ Y Đeo, đã ngoài 80, trẻ nhất là sơ Y Lok, năm nay cũng đã 55 tuổi. Riêng tại Vinh Sơn 2, sơ Y Gông cho biết:
Có 4 sơ người dân tộc đều từ các làng khác nhau, một sơ người Ba Na, còn 3 sơ kia là dân tộc Xê Đăng.
Để có đủ kinh phí nuôi dưỡng và chăm sóc các em, lo cho các em học hành tới nơi tới chốn, các Sơ đi xin đất và tổ chức lao động sản xuất tại các bản làng cách đó nhiều cây số. Sơ Imêđa kể:
Mấy người ân nhân cũng cho các sơ, cho các em đất để các em làm, trồng mì, vì theo vùng cao nguyên, người ta sống bằng nghề nông thì mấy sơ cũng xin người ta giúp đất. Hiện tại, các em có 2 hecta rưỡi trồng mì, 3 hecta trồng chuối, sào ruộng thì ít thôi. Các em cũng làm…trong nhà thì có vườn rau, nuôi heo, nuôi bò…Nhưng cũng không làm sao sống nổi, thì các em phải sống nhờ hoàn toàn vào quý ân nhân khắp đó đây.
Còn Sơ Y Gông bên cơ sở Vinh Sơn 2 thì cho biết thêm:
Một hội của Pháp đỡ đầu cho 40 em. 4 quí trong một năm thì giúp mấy em khoảng 1000 Eurô. Cái số đó nhất định không thay đổi nên tùy theo giá “Ơ rô” lên xuống. Các em lớn cũng phải đi làm, các sơ cũng phải làm ruộng, làm rẫy, cũng phải trồng mì, trồng bắp, nuôi heo…Các em ăn uống, nếu nói đủ dinh dưỡng thì không đủ lắm, nhưng cũng cố gắng cho các em có một ít thịt, cá.
Không được sự trợ giúp của chính phủ
Hàng ngày, các Sơ phải dậy từ 3, 4 giờ sáng để lo cho các em bữa ăn sáng để các em còn kịp đến trường. Với hơn 400 em, mỗi ngày bình quân phải chi trên 700.000 đồng cho việc ăn uống. Bên cạnh đó, khi các em đau yếu, các Sơ phải chạy đôn chạy đáo. Đó là chưa kể tiền học hành, sách vở. Sơ Y Gông băn khoăn nói:
Đi học trường ngoài, nhưng phải đóng tiền, nói là giảm chi phí cho người dân tộc, nhưng mà quỹ Hội Phụ Huynh, các quỹ trong năm, đều phải nộp hết.
Đ<i>i học trường ngoài, nhưng phải đóng tiền, nói là giảm chi phí cho người dân tộc, nhưng mà quỹ Hội Phụ Huynh, các quỹ trong năm, đều phải nộp hết.</i>
Hỏi thăm về sự trợ giúp của các bản làng, thì được Sơ Y Gông cho hay rằng: hiện tại, cuộc sống của người dân tộc thiểu số vẫn còn muôn vàn khó khăn. Sơ Y Gông cho hay:
Đất bằng phẳng của người dân làng ngày xưa, bây giờ tất cả đất bằng phẳng đều trồng cao su của nhà nước. Đất bằng phảng để họ trồng cái này cái kia thì trồng cao su hết rồi, người dân tộc phải lên nuý, thì lên nuý làm sao mà đủ đất để làm. Người dân tộc nghèo thì lúc nào cũng nghèo, không thể vươn lên được.
Còn về phía chính quyền điạ phương, thì:
Ở đây, hầu hết ngày Trung Thu và Năm Mới thì bên chính quyền, Hội Bảo Trợ Trẻ Em đến phát quà, bánh kẹo và quay phim, vậy thôi!
Rất ham học
Trở lại với mái ấm Vinh Sơn 2, em Y Phiên, năm nay 16 tuổi cho biết:
Em là người dân tộc Xê Đăng, em học lớp 12. Ở trong đây thấy mọi sự tốt và vui. Cuộc sống ở đây vui lắm. Nếu có điều kiện thì em sẽ đi học đại học. Em thích nhất là vô đại học, ngành Y. Ngành Y có thể giúp bản thân em, giúp các em ở trại tổ ấm này, và bà con ở làng xa.
<i>Đất bằng phẳng của người dân làng ngày xưa, bây giờ tất cả đất bằng phẳng đều trồng cao su của nhà nước. Đất bằng phảng để họ trồng cái này cái kia thì trồng cao su hết rồi, người dân tộc phải lên nuý, thì lên nuý làm sao mà đủ đất để làm. Người dân tộc nghèo thì lúc nào cũng nghèo, không thể vươn lên được. <br/> </i>
Được hỏi vì sao Y Phiên lại muốn trở thành bác sĩ, em cho hay rằng, hiện nay, các bản làng không hề có bác sĩ, mà y tá thì cũng rất hiếm. Trung bình, mỗi bản làng có khoảng từ 3 đến 400 người. Thế nên, hễ có người nào đau yếu, bệnh hoạn cần chữa trị thì khổ vô cùng. Em kể:
Chỉ có y tá thôi, không có bác sĩ, phải xuống Komtum, hay Đắc Tô. Từ nhà xuống Đắc Tô cũng xa, khoảng 45 cây số, không có xe thì phải đi xe đạp Trong làng của em không có ai là y tá, chỉ ở làng bên thì có hai anh chị học về y tá.
Trên đây là một số thông tin về các nữ tu người dân tộc thuộc Dòng Ảnh Phép Lạ Đức Bà, đã và đang cứu mang các em dân tộc thiểu số mồ côi ở tỉnh Komtum. Nhiều em nay đã trưởng thành và đang theo học tại một số trường đại học, cao đẳng. Nhờ bàn tay nhân ái của các sơ, một số em được cứu sống, được nuôi dưỡng, trưởng thành và ra đời, trở thành giáo viên, dược sĩ…Trang Phụ Nữ xin ngừng nơi đây.