Phụ Nữ, Dân Số và Khí Hậu

Báo cáo về Tình Trạng Dân Số Thế Giới 2009 do Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam và Bộ Tài Nguyên và Môi Trường hôm 19/11 vừa qua đã đề cập đến chủ đề “Phụ Nữ, Dân Số và Khí Hậu”, theo đó, phụ nữ ở các nước nghèo được cho là đối tượng chịu ảnh hưởng đầu tiên và nặng nề nhất của những tác động do biến đổi khí hậu gây ra.

0:00 / 0:00

Tuy nhiên, chính phụ nữ lại là một tác nhân quan trọng trong cuộc chiến giúp giảm bớt nguy cơ và hậu quả của biến đổi khí hậu.

Tạp Chí Phụ Nữ kỳ này mời quý vị cùng tìm hiểu những tác động này trên cuộc sống của một số phụ nữ tại Việt Nam.

Thiên tai và phụ nữ

Dạ, nhà coi như nhà sau bị sập. Nhà trước thì chưa bị sập chứ nhà sau thì sập. Coi như mọi thứ gì đều sập hết. Đấy là cái nhà chính, còn cái nhà phụ thì ở chỗ cao.

TP.HCM thì hầu như lúc nào cũng có lụt hết, tại vì chỉ cần mưa một đợt là có lụt rồi. Khi mà đi đâu cũng lấy mất của mình khoảng chừng một tiếng đến hai tiếng đồng hồ, đôi khi kéo theo cái kẹt xe nữa đó chị.

<i>Nó (mùa màng) cũng bất thường lắm chị ơi. Nhiều khi nó thuận mùa, nhiều khi nó không thuận thì nó biến chứng, cũng như là lúa gần cắt thì nó lại bị mò (do lúa bị ngập sâu trong nước). Nếu mình hay kịp mình sục thì nó hết. Nó vậy đó.</i> <br/>

Nó (mùa màng) cũng bất thường lắm chị ơi. Nhiều khi nó thuận mùa, nhiều khi nó không thuận thì nó biến chứng, cũng như là lúa gần cắt thì nó lại bị mò (do lúa bị ngập sâu trong nước). Nếu mình hay kịp mình sục thì nó hết. Nó vậy đó.

Quý vị vừa nghe chia sẻ của một số phụ nữ từ các tỉnh thành khác nhau của Việt Nam về những khó khăn họ đang gặp phải do tác động của tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay.

Theo báo cáo mới đây của Liên Hiệp Quốc, tình trạng biến đổi khí hậu không những đe dọa kinh tế, vấn đề mưu sinh của con người, mà còn gia tăng sự bất bình đẳng giới. Các chuyên gia về biến đổi khí hậu cho rằng, những người “thấp cổ bé miệng” nhất thuộc các nước nghèo trên thế giới sẽ là những đối tượng đầu tiên chịu hậu quả nặng nề nhất của tình trạng biến đổi khí hậu. Trong thành phần “thấp cổ bé miệng” ấy, tất nhiên phải kể đến phụ nữ. Bởi vì khi xảy ra lũ lụt, hạn hán, thiên tai, họ chính là những người sẽ phải gánh những gánh nặng cho gia đình, phải làm việc vất vả hơn và mất nhiều cơ hội học hành và phát triển hơn so với nam giới.

Các chuyên gia về biến đổi khí hậu cho rằng, những người "thấp cổ bé miệng" nhất thuộc các nước nghèo trên thế giới sẽ là những đối tượng đầu tiên chịu hậu quả nặng nề nhất của tình trạng biến đổi khí hậu. Trong thành phần "thấp cổ bé miệng" ấy, tất nhiên phải kể đến phụ nữ.<br/>

Việt Nam là một trong các quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất của tình trạng biến đổi khí hậu. Các trận bão lũ, sạt lở đất, hạn hán… ngày càng có chiều hướng gia tăng với hậu quả nặng nề những năm gần đây. GS-TSKH Nguyễn Ngọc Trân, nguyên phó chủ tịch Ủy Ban Đối Ngoại Quốc Hội khóa 11 - hiện đang tham gia Dự Án Biến Đổi Khí Hậu của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, đã trao đổi với phóng viên Mặc Lâm về vấn đề này:

Thế giới thì họ xếp Đồng Bằng Sông Cửu Long là một trong 5 đồng bằng bị uy hiếp nặng nhất thế giới, còn Đồng Bằng Sông Hồng thì một bước ít hơn, nhẹ hơn, nhưng mà cũng bị uy hiếp, nhưng mà họ lại xếp cái rẻo mà dọc bờ biển Việt Nam vào những cái loại bờ biển mà bị uy hiếp nghiêm trọng nhất bởi mực nước biển dâng, bởi sao? Bởi vì một là nó trực tiếp tới một cái vùng mà mực nước biển dâng rất rõ, thứ hai nữa là dân số ở chỗ này rất nhiều.

Cũng theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện là nơi cư trú của 18 triệu người, chiếm 22% dân số Việt Nam. Khu vực này chiếm đến 40% đất canh tác của cả nước và đóng góp đến ¼ GDP. 90% sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đến từ “vựa lúa” này.

Năm nay nói nào ngay lúa thì nó có giá nhưng năng suất lúa bị thất, nó không có trúng. Ở đây mần (làm) bây giờ cũng khó khăn lắm chị ơi. Cái dư thì nó không dư, còn cái thiếu hụt thì nó vẫn cứ đi tới hoài. <br/>

Chị Mỹ Hạnh, An Giang<br/>

Thế nhưng những năm gần đây, bão lũ, thiên tai đã làm cho mùa màng của khu vực này không còn ổn định như trước. Vì vậy nên mặc dù giá lúa tăng nhanh, nhưng sự thất thóat về năng suất đã không đủ để người nông dân bù đắp các khỏan chi phí trong gia đình.

Chị Mỹ Hạnh, một nông dân ở tỉnh An Giang, chia sẻ:

Năm nay nói nào ngay lúa thì nó có giá nhưng năng suất lúa bị thất, nó không có trúng. Ở đây mần (làm) bây giờ cũng khó khăn lắm chị ơi. Cái dư thì nó không dư, còn cái thiếu hụt thì nó vẫn cứ đi tới hoài.

Những ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu có thể nhận thấy rõ ràng trong cuộc sống của những người phụ nữ sau thiên tai. Các tỉnh Miền Trung Việt Nam vừa trải qua nhiều cơn bão lũ dồn dập, khiến cho hàng lọat gia đình mất nhà cửa, mùa màng, rơi vào cảnh trắng tay. Chị Võ Thị Lan, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, cho biết tình cảnh của chị sau cơn bão số 11:

Ôi thôi, năng suất cũng mất mà mùa màng cũng mất, coi như các đồ nó bàu nó trôi hết. Còn đồ đạc trong nhà cũng trôi chớ, trong nhà nó trôi hết, còn lúa thì mình dự trữ để ăn đó thì nó cũng ướt hết, coi như nó thành bủn hết, mình xay ra thành cám cho gà nó ăn chớ mình ăn đâu có được nữa.

Thiệt thòi nhiều nhất

Trong những tình cảnh khó khăn như vậy, người phải cáng đáng, xoay sở, đáp ứng những nhu cầu cần thiết cho gia đình không ai khác hơn là người phụ nữ.

Chị Lan cho biết thêm:

Nói chung, cái hộ chị nó khổ từ hồi giờ. Chị cũng có mở ra một cửa hàng ở chỗ cao ráo để chị mua bán. Tại cái chỗ đây bây giờ nó không có bị ngập, mà cái diện khổ thì nó cũng hoàn khổ thôi tại vì khổ từ hồi giờ rồi. Chị mới tạo được một gánh hàng cũng nho nhỏ chị buôn bán.

Chính những “gánh hàng nho nhỏ”, hay nói khác hơn, khả năng tháo vát của người phụ nữ trong những tình huống khó khăn lại là một tố chất cần thiết mà các chuyên gia lưu tâm đến trong công cuộc chống lại những hậu quả nặng nề của biến đổi khí hậu.

Ôi thôi, năng suất cũng mất mà mùa màng cũng mất, coi như các đồ nó bàu nó trôi hết. Còn đồ đạc trong nhà cũng trôi chớ, trong nhà nó trôi hết, còn lúa thì mình dự trữ để ăn đó thì nó cũng ướt hết, coi như nó thành bủn hết, mình xay ra thành cám cho gà nó ăn chớ mình ăn đâu có được nữa.

Chị Võ Thị Lan, Phú Yên

Ông Bruce Campbell, trưởng đại diện Quỹ Dân Số Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam cho rằng: "Các chính sách về khí hậu nếu không tính đến yếu tố con người, đặc biệt là phụ nữ, thì sẽ chẳng bao giờ giải quyết được một cách triệt để vấn đề biến đổi khí hậu cũng như không thể bảo vệ con người tránh khỏi những tác động tồi tệ do biến đổi khí hậu gây ra".

Mặc dù phụ nữ là những người “có lỗi” ít nhất trong việc làm thay đổi khí hậu tòan cầu nhưng họ lại là thành phần đóng vai trò quan trọng để cải thiện tình trạng tồi tệ của biến đổi khí hậu. Trước hết, họ là những người nhạy cảm với thiên nhiên.

Chị Nguyễn Thị Thu Lan, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, tâm sự:

Hậu quả của những trận lụt lội và biến đổi biến thiên của khí hậu địa cầu, theo chị thấy cũng do bàn tay con người đóng góp rất lớn đó, em ạ. Chị ở trên núi chị biết phá rừng dữ dội cưng ơi. Phá rừng, phá núi, đại khái tàn sát thiên nhiên, ôi! chị thấy chị xót ruột thật sự.

Trong khi đó, các chuyên gia Liên Hiệp Quốc cho rằng nếu người phụ nữ được tiếp cận một cách bình đẳng với giáo dục, việc làm, các dịch vụ kế họach hóa gia đình, các dịch vụ chăm sóc y tế, thì họ sẽ giúp giảm nhẹ hậu quả, đồng thời giúp gia đình và cộng đồng ứng phó tốt hơn với những tác động của tình trạng biến đổi khí hậu.

Khánh An xin chào tạm biệt quý vị. Mong gặp lại quý vị trong chương trình Tạp Chí Phụ Nữ kỳ sau.