Công việc của người đàn ông
Việc điều trị và bồi thường cho các nạn nhân chắc sẽ được cơ quan chủ quản lo liệu. Nhưng điều đáng nói ở đây là ngày càng có thêm nhiều chị em phụ nữ chọn công việc vô cùng nặng nhọc và vất vả mà đáng lý ra chỉ dành cho phái nam mà thôi.
Thấp thoáng trong các công trình xây dựng ở thành phố HCM, người ta luôn thấy cảnh các phụ nữ vác từng bao xi măng, xô cát, xô nước, trộn hồ hay đứng trên các giàn giáo đưa từng viên gạch để cho người thợ xây tường hoặc tô tường.
Thấp thoáng trong các công trình xây dựng ở thành phố HCM, người ta luôn thấy cảnh các phụ nữ vác từng bao xi măng, xô cát, xô nước, trộn hồ hay đứng trên các giàn giáo
Được biết, hầu hết tất cả chị em phụ nữ làm nghề phụ hồ này đều ở dưới quê lên, hay từ ngoài Bắc vào. Trang Phụ Nữ kỳ này xin mời quí vị nghe một số lời tâm sự của những chị em bất đắc dĩ phải chọn nghề phụ hồ để kiếm lấy miếng cơm manh áo qua ngày.
Theo lời cô giáo Oanh, người phụ trách lớp học Tình Thương ở ngay khu Phú Mỹ Hưng, quận 7, TPHCM thì đa số cha mẹ của học sinh lớp cô là làm nghề phụ hồ. Điều này không có gì ngạc nhiên cả, vì họ đều không có chuyên môn hay trình độ văn hoá, nhất là các chị em phụ nữ, đa phần ở dưới quê chỉ biết đọc biết viết. Cô cho hay:
Không có chuyên môn gì về nghề nghiệp, không có trình độ văn hoá, thường chỉ học lớp 5 là cao. Họ không được ký hợp đồng gì cả. Có việc thì làm. Ngày nào đổ " bê tông" bằng máy thì nghỉ việc, không có tiền. Bịnh nghỉ cũng không có tiền, không có một hợp đồng gì hết.
Công việc bấp bênh không một quyền lợi
Vì cần liên hệ với phụ huynh, đôi khi chính bản thân cô giáo Oanh cũng phải lặn lội đi tìm cha mẹ của các em ngay tại các công trình xây dựng. Chính vì thế, cô đã chứng kiến tận mắt công việc của những người nữ phụ hồ:
Công việc chính là trộn ximăng, dọn dẹp công trình, thí dụ như họ xây chung cư, thì phụ nữ làm “chà ron”, tức là họ lát nền gạch xong, những cái kẽ xung quanh ô gạch thì lem luốc ra ngoài xi măng trắng thì người ta ngồi chà, chà phồng tay luôn, rồi lau cửa kính, tháo dỡ bê tông, sắp xếp lại công trình cho gọn…lương tối đa chỉ là 50 ngàn.
<i>Một tuần ít nhất họ không có lương thứ bảy và chủ nhật, rồi đôi khi bịnh tật của phụ nữ nữa…nghỉ làm ngày nào mất tiền ngày đó. Không ai làm đủ 30 ngày đâu, nhiều lắm là 20 ngày có tiền thôi. </i> <i> </i>
Còn phụ hồ, khiêng cát, làm nặng thì mới được 55 ngàn. Những năm trước thì được, năm nay thì rẻ, tùy theo công đoạn, trộn hồ, xi măng, khiêng cát…thì được khoảng 55000, mà làm nặng lắm, có sức khoẻ mới làm nổi. Không đủ sống đâu, đâu phải ngày nào cũng có việc.
Một tuần ít nhất họ không có lương thứ bảy và chủ nhật, rồi đôi khi bịnh tật của phụ nữ nữa…nghỉ làm ngày nào mất tiền ngày đó. Không ai làm đủ 30 ngày đâu, nhiều lắm là 20 ngày có tiền thôi.
Với người nông dân, cuộc đời gắn liền với ruộng đất, chẳng ai muốn bỏ quê cha đất tổ mà đi tha phương cầu thực, nhưng theo lời cô cho hay, những chị em phụ nữ này ở dưới quê thì không có đất để trồng cấy, không công ăn việc làm, nên họ đành phải dắt díu vợ chồng con cái lên thành phố kiếm sống. Cô cho hay:
Họ đi lên đây là vì không có mảnh đất cắm dùi ở dưới quê nữa, không làm gì được ở dưới quê nữa, đất đai cầm cố, anh chị gia đình tranh chấp, họ khổ quá, vợ chồng con cái lên thành phố, vì dưới quê không còn miếng đất nào hết.

Cách đây 6 năm, anh Lộc, năm nay 47 tuổi, quê ở Bến Tre, cả nhà 4 miệng ăn, hai vợ chồng và hai con tuổi 14, 15, chỉ trông vào miếng đất khoảng 1000 mét…Đó là chưa kể những ngày mất muà, cả gia đình phải nhịn đói.Túng quá, anh cầm miếng đất lấy ít tiền đưa vợ con lên thành phố kiếm sống. Cả hai vợ chồng đi làm nghề phụ hồ. Con cái đành thất học đi lượm ve chai.
Cũng may, gần đây, có lớp học tình thương gần nhà trọ mở ra, con anh được cắp sách đến trường. Đó là niềm an ủi duy nhất trong những ngày này. Nhưng, vợ anh, sau một thời gian làm nghề phụ hồ, nay đổ bệnh, không còn đi làm được nữa. Anh kể:
<i>Chắc 5, 10 năm nữa mới về, kiếm một số vốn rồi mới về quê, về thì nhà cửa đâu mà về…muốn về thì phải cất nhà lại, chắc phải 5,10 năm nữa</i>
Hoàn cảnh khổ quá nên phải tha phương kiếm sống. Người ta giầu có thí dụ một hai mẫu, mình nghèo chỉ có một hai công, khoảng 1000 mét. Bây giờ khổ quá thì cũng phải làm thôi, chứ lấy gì mà sống.
Khổ quá mới cầm đất cho người ta rồi mới dẫn vợ con lên đây, làm rồi mới kiếm được chút ít về chuộc lại…Chắc 5, 10 năm nữa mới về, kiếm một số vốn rồi mới về quê, về thì nhà cửa đâu mà về…muốn về thì phải cất nhà lại, chắc phải 5,10 năm nữa…Vợ tôi bây giờ bệnh rồi, chỉ ở nhà làm bậy bạ gì đó…qua ngày. Cuộc sống cực quá cô ơi!
Những ước mơ khiêm nhường
Một phụ nữ khác, tên Vân, năm nay 46 tuổi, hiện nay vẫn ráng theo nghề phụ hồ để phụ chồng nuôi các con. Chị tâm sự:
Đi phụ hồ cực lắm, ngày nào cũng làm nặng hết, làm riết rồi nhức cẳng…mình trộn hồ, bỏ nước vào, um gạch cho thợ xây, tô…xây thì đỡ, chứ tô thì cực lắm. Một ngày trộn 6, 7 bao xi măng…Bây giờ đa số phụ nữ đi phụ hồ nhiều lắm, chứ đâu làm cái gì được. Ở quê không có đất, không có việc làm, khổ, ai cũng lên đây hết trơn, việc gì cũng làm, chứ dưới quê thì đâu có việc gì làm.
Đã 6 muà Xuân trôi qua, lòng chị lúc nào cũng day dứt nhớ tới cha mẹ già và bà con ruột thịt nơi quê nhà ở Đồng Tháp. Mỗi lần Tết đến là một lần ngậm ngùi cho số phận của kẻ tha phương như chị:
Tết thì không về, vì dưới quê không có nhà, tiền bạc thì không có nên tết nào cũng ở lại đây hết. Lên đây 6, 7 năm rồi…nhớ quê chứ, Tết, người ta về quê mà mình không về thì cũng buồn chứ…
Một điều đáng buồn là không phải ai cũng may mắn có đủ vợ chồng. Vì thực tế, khi sống ở thành phố, có nhiều mâu thuẫn xung đột xảy ra, và kết thúc là cuộc ra đi của một trong hai người. Chị Nguyễn thị Dung, quê ở ngoài Nam Định, vào thành phố được 7 năm qua.
Cuộc sống quá khó khăn, chồng chị nản chí, sinh tật nhậu nhẹt và đánh đập chị, cuối cùng, chị dẫn hai con đến quận 7 tá túc và trở thành phụ hồ cho các công trình xây dựng ở khu Phú Mỹ Hưng. Chị kể:
<i>Làm được 7 năm rồi, cũng cực khổ lắm, chỉ lây lất sống thôi, bị bệnh mà cũng không dám mua thuốc uống nữa. Bệnh thì không dám đi khám vì mất một ngày làm.</i>
Bây giờ phụ hồ đại đa số là phụ nữ, bọn chị làm hết. Vì cuộc sống quá khó khăn nên mình phải bươn chải vậy thôi. Đất ruộng thì không có, phải lưu bạt lên thành phố thôi. Làm được 7 năm rồi, cũng cực khổ lắm, chỉ lây lất sống thôi, bị bệnh mà cũng không dám mua thuốc uống nữa.
Bệnh thì không dám đi khám vì mất một ngày làm. Hiện nay, chị đang bị một chứng bệnh mà đi cầu ra máu liên tục y như người ta cắt tiết gà vậy mà không dám đi khám bệnh, vì sợ mất 60000 một ngày công. Phụ hồ cực lắm, cũng y như đàn ông luôn. 7 giờ rưỡi làm thì 7 giờ mình tới nơi, trộn hồ cho thợ, mình về thì phải dọn. Phụ hồ thì đi sớm và về trễ hơn thợ. Lương một ngày chỉ có 60 ngàn thôi.
Quyết định đáng khâm phục
Điều đáng cảm phục hơn cả là trong số những người phụ nữ làm nghề phụ hồ ấy, có những cô thiếu nữ chỉ mười tám đôi mươi, thà cực khổ trăm chiều, nhưng nhất quyết không theo nghề bán thân nuôi miệng. Điển hình là chị Dung, có cô con gái 18 tuồi, nhan sắc mặn mà, nhưng cũng theo mẹ đi làm phụ hồ. Chị nói:
Bây giờ ở Việt Nam, có nhiều trường hợp đi làm gái, bán bar, bán cà phê cũng vì cuộc sống nên người ta sinh ra như vậy. Nhưng trường hợp chị thì cực khổ cỡ mấy chị cũng ráng lo cho cháu, không thể đưa con vào con đường như thế, đem vào con đường đó là không có đâu…
Em Thuỳ Dương, năm nay 18 tuồi, quê ở Hà Nam, cho hay rằng sau khi từ Bắc vào Đồng Tháp lập nghiệp, cuộc sống cũng không khả quan gì hơn, cha mẹ tối ngày cãi nhau, cuối cùng, cha bỏ đi, mẹ em dẫn em và người em trai lên 8 vào thành phố HCM. Em cho biết:
<i>Bây giờ ở Việt Nam, có nhiều trường hợp đi làm gái, bán bar, bán cà phê cũng vì cuộc sống nên người ta sinh ra như vậy. Nhưng trường hợp chị thì cực khổ cỡ mấy chị cũng ráng lo cho cháu, không thể đưa con vào con đường như thế, đem vào con đường đó là không có đâu… </i>
Ruộng đất thì nhiều nhưng nhà em chỉ thuê đất để trồng luá thôi. Buổi sáng thì em đi học, chiều đi làm cườm, tối đi làm thêm. Em đi quét dọn, nhà họ xây xong giao cho chủ, thì cần người quét dọn sạch sẽ, lau kính, để giao cho chủ.
Một ngày em làm được 80 ngàn, nhà thiếu trước hụt sau, tiền nhà cứ phải chạy đi mượn người ta…tiền nhà một tháng tính cả điện nước là 750 ngàn.
Theo lời em cho hay, hiện nay, cả 3 mẹ con sống trong nhà trọ ở khu Phú Mỹ Hưng, với chiều ngang 2 mét và dài 5 mét.
Bên trong nhà, duy nhất chỉ có cái phòng tắm mà thôi và một cái bóng đèn trên trần. Nước thì mặn vì bơm từ giếng lên. Hôm đi làm, chứng kiến các chị em phụ hồ bị thương, em chia xẻ:
Sợ chứ, nhưng công việc mỗi ngày thì mình vẫn phải làm để sống thôi, chứ biết làm sao!
Được hỏi, Tết đến, em mơ ước điều gì, em nói:
Em ráng hoàn thành lớp 12 thôi, vì lên đại học thì phải chuẩn bị một số tiền lớn thì làm sao em có nổi. Em không dám đòi hỏi nữa. Em ước mơ nhà em có một căn nhà, không phải ở nhà thuê, thiếu trước hụt sau, đỡ lo…Em chỉ ước mơ học xong lớp 12 thì có việc làm, vì tiền nhà thiếu lâu quá, họ tới, họ đòi, nhắc hoài thì mình thấy kỳ lắm.
Quý vị và các bạn vừa nghe tâm sự của một số chị em làm nghề phụ hồ là nghề nặng nhọc nhất nhưng thu nhập ít nhất trong ngành xây dựng. Phương Anh xin dừng nơi đây.Hẹn gặp quý vị và các bạn vào kỳ sau.