Nghị định thư không bắt buộc về quyền của trẻ em
2011.12.27

Lần đầu tiên cho phép trẻ em có thể trực tiếp đệ nộp các đơn khiếu nại về vi phạm quyền cơ bản của trẻ em lên Ủy ban quyền trẻ em của Liên Hiệp Quốc.
Nhân dịp này, tạp chí phụ nữ có bài phỏng vấn bà Yanghee Lee, Phó Chủ tịch Ủy ban quyền trẻ em của Liên Hiệp Quốc, người đã tham gia rất tích cực vào việc soạn thảo nghị định thư này.
Điểm hạn chế của nghị định thư
Việt Hà: Xin chào bà, trước hết xin bà có thể giới thiệu đôi nét về nghị định thư mới này về quyền trẻ em của Liên Hiệp quốc và bằng cách nào nghị định thư này có thể giúp cho công ước về quyền của trẻ em được thực hiện tốt hơn trên thế giới?
Vice Chairman Yanghee Lee: 20 năm về trước, 1989 khi Công ước về quyền của trẻ em được thông qua bởi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, thì đây là công ước đầy đủ đầu tiên về quyền của trẻ em trên thế giới bảo vệ các quyền về kinh tế, dân sự, chính trị và văn hóa của trẻ em.
Tuy nhiên có một phần đã bị bỏ ra ngòai trong quá trình soạn thảo công ước này và ngay cả trong quá trình đàm phán về công ước này đó là quyền được tham gia của cá nhân trẻ em vào việc đệ nạp các khiếu nại lên Liên Hiệp Quốc, tức là trẻ em hay người đại diện của các em có thể đệ nạp các đơn khiếu nại trực tiếp lên cơ quan đại diện của Liên Hiệp Quốc nếu như các cơ chế bảo vệ của quốc gia không thể bảo vệ được cho các em hoặc không có cơ chế cấp quốc gia để bảo vệ các em, vì nguyên nhân là cơ chế không hiệu quả hay có thể là không đền bù đủ cho trẻ.
Mặc dù công ước thừa nhận quyền của trẻ em nhưng lại không cho trẻ quyền đầy đủ để có thể tham gia trực tiếp trong quá trình bảo vệ quyền lợi của mình. Nghị định thư không bắt buộc thứ ba này của công ước liên quan đến các thủ tục thông tin cho các em khả năng có thể nộp đơn trực tiếp lên cơ quan của Liên Hiệp Quốc về sự vi phạm nhân quyền mà các em phải gánh chịu.
Việt Hà: Xin bà có thể giải thích cách thức hay thủ tục để cho trẻ có thể nộp đơn lên cơ quan Liên Hiệp Quốc về những vụ vi phạm quyền trẻ em?
Vice Chairman Yanghee Lee: Trước hết, lấy ví dụ Việt Nam, nếu Việt Nam thông qua nghị định thư này thì nghị định thư này mới có hiệu lực thi hành tại nước đó. Trước hết trẻ hoặc người đại diện trẻ phải đi qua hệ thống bảo vệ quyền của trẻ ở trong nước, nếu như trẻ hay người đại diện cho trẻ cảm thấy là họ chưa nhận được đền bù thỏa đáng hoặc không có đền bù thì họ có thể đệ nạp đơn lên ủy ban quyền của trẻ em của Liên Hiệp Quốc.
Những điều tra hay đề nghị của ủy ban không có ý nghĩa bắt buộc về pháp lý đối với nước tham gia nghị định thư. Tóm lại là chúng tôi không thể áp đặt cấm vận với bất kỳ trường hợp nào.
Vice Chairman Yanghee Lee
Sau đó chúng tôi sẽ đi qua một quá trình xem xét dựa trên các tiêu chuẩn ví dụ như trẻ đã đi qua cơ chế bảo vệ quyền trong nước chưa, hay trường hợp này có thuộc phạm vi của một công ước quốc tế nào khác không, và nếu sau khi xem xét tất cả các yếu tố này và thấy là tất cả các cơ chế, hệ thống mà trẻ đã đi qua đều không đáp ứng đủ đền bù xứng đáng cho trẻ, thì chúng tôi sẽ thông báo cho chính phủ của nước đó và sẽ tiếp tục theo dõi các bước điều tra tiếp theo.
Việt Hà: Nếu như Ủy ban thấy có vi phạm rõ ràng và cơ chế ở cấp quốc gia không đáp ứng được quyền của trẻ, tức là đã vi phạm công ước, nghị định thư, thì Ủy ban có những hình thức hay biện pháp áp dụng nào để khiến chính phủ nước đó thực thi đầy đủ quyền của trẻ hay không?
Vice Chairman Yanghee Lee: Rất tiếc là ủy ban quyền của trẻ em hay bất cứ ủy ban nào về quyền con người của Liên Hiệp Quốc cũng đều không phải là tòa án để các bạn có thể đưa các trường hợp và có chánh án để đưa ra các hình phạt chế tài, hoặc tuyên bố đưa ra một cấm vận nào với nước đó hay đưa ra một đền bù cụ thể nào đối với trẻ. Cho nên những điều tra hay đề nghị của ủy ban không có ý nghĩa bắt buộc về pháp lý đối với nước tham gia nghị định thư. Tóm lại là chúng tôi không thể áp đặt cấm vận với bất kỳ trường hợp nào.
Trách nhiệm của chính phủ
Việt Hà: Vậy thì đâu là tác dụng trực tiếp và gián tiếp của nghị định thư này đối với việc thực hiện công ước quốc tế về quyền của trẻ em thưa bà?
Tác dụng không trực tiếp là ví dụ nếu quá trình đệ nạp, xem xét đơn và điều tra tốn quá nhiều thời gian và đến lúc có kết quả thì em đó đã trưởng thành để có thể nhận được đền bù thỏa đáng đúng lúc, thì ít nhất nó cũng tạo cơ hội cho trẻ được lên tiếng và do đó ngăn chặn những trường hợp tương tự trong tương lai cho các trẻ em khác.
Việt Hà: Xin bà cho biết điều kiện và thời gian để nghị định thư này đi vào hiệu lực?
Vice Chairman Yanghee Lee: Nó đã được đại hội đồng thông qua, nhưng phải chờ đến năm 2012 mới bắt đầu mở cho quá trình thông qua của các nước, nếu có ít nhất 10 nước thông qua nghị định này thì nghị định thư không bắt buộc này sẽ đi vào hiệu lực chính thức. và nó chỉ có hiệu lực với những nước thông qua mà thôi.
Xin nhớ là nếu VN không thông qua nghị định này thì nó sẽ không được áp dụng đối với Việt Nam. Điều đáng chú ý khác là nếu một nước đã thông qua nghị định thư này ví dụ vào năm tới 2012 và nghị định thư đi vào hiệu lực, thì các trường hợp trẻ bị ngược đãi trước đó không thể đệ nạp đơn cho các trường hợp vi phạm trước khi nghị định thư đi vào hiệu lực.
Việt Hà: Tuy nhiên, ở rất nhiều nước, nơi quyền trẻ em bị vi phạm thì lại thường rơi vào các nước đang phát triển hoặc kém phát triển, tức là những nơi thiếu thông tin, thiếu internet và các dịch vụ công khác, làm thế nào đảm bảo trẻ em và người dân tại các nước này có thể tiếp cận được các thông tin đầy đủ về nghị định thư mới này để họ có thể biết cách đệ nạp đơn khiếu nại?
Những điều tra hay đề nghị của Ủy ban cũng tạo cơ hội cho phép các tổ chức phi chính phủ tạo những sức ép lên chính phủ để họ phải xem xét từng trường hợp này một cách nghiêm túc.
Vice Chairman Yanghee Lee
Vice Chairman Yanghee Lee: Đó là vấn đề, và đó là lý do vì sao có quá trình xem xét định kỳ nghị định thư này và công ước về quyền của trẻ em ở các nước. Và chúng tôi đặt trách nhiệm lên vai của những người chịu trách nhiệm, chính phủ các nước và xã hội dân sự, những nhà lập pháp, không chỉ ngăn chặn những phân biệt đối xử mà còn cung cấp thông tin đầy đủ, đào tạo cán bộ địa phương và trẻ em về các nghị định thư này, đặc biệt là đối với nghị định thư về trẻ trong xung đột có vũ trang ….
Và khi chúng tôi xem xét định kỳ các nước, chúng tôi muốn xem thực tế là dù có thể tại nước đó trẻ không có tiếp cận với các công nghệ thông tin, với internet nhưng lại có các tổ chức dân sự làm việc với trẻ em và chúng tôi có thể thu thập thông tin từ đó và có thể hiểu được là chính phủ đã làm tròn trách nhiệm hay chưa.
Việt Hà: Vâng, xin cảm ơn bà đã dành cho đài Á châu tự do chúng tôi buổi phỏng vấn này.
Vice Chairman Yanghee Lee: Cảm ơn các bạn.
Việt Hà: Thưa quý vị, công ước về quyền trẻ em được thông qua vào năm 1989 và đến nay đã có 193 nước thông qua công ước này, trong đó có Việt Nam. Đi kèm với công ước này còn có ba nghị định thư không bắt buộc là nghị định thư về trẻ em trong các xung đột có vũ trang, nghị định thư về buôn bán trẻ em, mại dâm và sách báo khiêu dâm trẻ em, và nghị định thư về thủ tục nộp đơn khiếu nại. Việt Nam đã thông qua hai nghị định đầu tiên vào năm 2001. Bà Yanghee Lee rất lạc quan tin tưởng nghị định thư mới sẽ được nhiều nước tham gia và sẽ đi vào hiệu lực vào năm 2012.
Mọi thư từ đóng góp ý kiến cho chương trình, xin quý vị gửi về www.facebook/VietHaRFA hoặc email về địa chỉ vietha@rfa.org