Tự do Báo chí ở Việt Nam (phần 2)

Tranh luận liên quan đến lời tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về tự do báo chí ở Việt Nam, các bạn trẻ đã đưa ra 2 luồng ý kiến trái ngược nhau. Vậy bên nào có tính thuyết phục hơn? Mời quý vị theo dõi tiếp diễn tiến cuộc hội luận về chủ đề này.

Trong buổi gặp gỡ tuần trứơc với chủ đề tự do báo chí tại Việt Nam, các bạn trẻ tham gia hội luận đã chia sẻ ghi nhận về thực tế sinh hoạt báo chí trong nước và trao đổi ý kiến về lời phát biểu của ngừơi đứng đầu nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, rằng "Việt Nam có tự do báo chí rất tốt", "rất cởi mở", "rất thông thoáng".

Bạn Lê, du sinh đang học tập tại Đài Loan, và Quỳnh ở Hà Nội khẳng định rằng không thể nói Việt Nam có tự do báo chí khi mà nhà nước vẫn gia tăng siết chặt quản lý, chi phối toàn bộ báo chí và không cho báo chí tư nhân hoạt động. Ngược lại, Vân Anh, một ký giả trẻ tốt nghiệp ngành báo chí tại Đà Nẵng thì ủng hộ cái gọi là "tự do trong khuôn khổ".

Hai luồng ý kiến trái ngược đang bàn cãi đó, bên nào có tính thuyết phục hơn? Mời quý vị theo dõi tiếp diễn tiến cuộc hội luận trong chương trình hôm nay:

“Tự do” và “Tự do trong khuôn khổ”

Trà Mi: Vân Anh có nói rằng ở Việt Nam có tự do báo chí nhưng mà tự do phải trong khuôn khổ của luật định, thế thì bây giờ cái vấn đề mà Lê đặt ra thì luật báo chí của Việt Nam có cởi mở hay chưa để nói rằng là có tự do hay chưa?

Lê : Báo chí của Việt Nam có thể thoải mái đưa tin tai nạn giao thông, cướp của giết người; nếu mà một tờ báo nào đó đăng là cái dự thảo luật báo chí này là một cái trò hề thì có ai cho đăng không? Thứ nhất là có ai dám đăng không? Thứ hai là có ai dám viết không? Có viết thì người ta cũng không dám đăng.

Báo chí của Việt Nam có thể thoải mái đưa tin tai nạn giao thông, cướp của giết người; nếu mà một tờ báo nào đó đăng là cái dự thảo luật báo chí này là một cái trò hề thì có ai cho đăng không? Thứ nhất là có ai dám đăng không? Thứ hai là có ai dám viết không?

Lê, du học ở Đài Loan

Vân Anh: Theo em nghĩ thì bởi vì là luật mà, phải qua chỉnh sửa từng đợt này từng đợt kia thì nó dần dần nó mới hoàn thiện được. Thì em nghĩ mới bước đầu thì cũng có thể, đúng là nó có thể hạn chế bởi vì người ta muốn nó là một cái công cụ thì người ta phải giới hạn nó lại ở một mức độ nào đó để cho những người viết, người làm báo chí không được đi chệch hướng.

Theo em nghĩ thì nó cũng không được tự do, nhưng mà cái vấn đề này nó cũng không đáng, chẳng hạn bây giờ mình thấy các tờ Thanh Niên, hay Phụ Nữ TP.HCM, hay là Tuổi Trẻ vẫn có những trang gọi là “trang dành cho bạn đọc”, “trang bạn đọc viết”, có nghĩa là người dân chúng ta tất cả mọi người đều vẫn có thể đưa ra những ý kiến.

Còn cái tự do mà bây giờ mình gọi là cái luật thì đúng là có một số cái nó không được thông thoáng, nghĩa là mình làm mình phải theo cái định hướng nhất định. Giờ mình cũng hy vọng là khi mà người ta đặt ra cái luật thì người ta làm sao cho mỗi tờ báo mình thông thoáng một chút, nó cởi mở, không phải bị gò ép trong một cái... bao giờ mình cũng sợ nó thoát ra khỏi một cái vòng quay mà nó có thể vi phạm và nó ảnh hưởng đến vấn đề gì nên người ta ngại.

Lê : Mình có một câu hỏi như thế này. Bạn chắc cũng chăm đọc báo nhé, báo điện tử hoặc báo giấy. Tình trạng kinh tế Việt Nam hiện nay, bạn thấy là lạm phát, đời sống người dân đi xuống rất là nghiêm trọng, thì ở cương vị là một thủ tướng chính phủ thì Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng là người phải chịu trách nhiệm chính về cái việc này, nhưng mà bạn có thấy bất cứ một tờ báo Việt Nam nào có một bài báo nào phê phán những chính sách kinh tế không hợp lý của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đến tình trạng lạm phát hiện nay không?

Vân Anh: Đúng rồi đó bạn. Ừ! Nói cho đúng là không một người nào dám mạnh tay đi phê phán người lãnh đạo của mình. Cái đó nó cũng đúng là nó có hạn chế. Nhưng mà mình phải biết là không phải cái nào cứ nói ra là mình có thể giải quyết được tất.

Quỳnh: Đúng! Đúng! Mình đồng ý với bạn là nói ra không chắc đã giải quyết được. Mình đồng ý với bạn hoàn toàn quan điểm đấy, nhưng mà bạn phải thừa nhận rằng đến thời điểm hiện nay không có một tờ báo nào phê phán về chính sách của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, đúng không? Bạn có cho rằng tất cả mọi người đều đống ý với chính sách như thế của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng không?

Vân Anh : Không. Tất nhiên là ...

Lê: Mình cho là không. Người ta biết những cái điểm không hợp lý của chính sách kinh tế của Việt Nam nhưng mà không một báo chí nào trong nước đăng, tại vì người ta không được phép đăng những cái mà nói động chạm đến chính sách lãnh đạo của đảng.

TaxiStrikeInlfation305.jpg
... nhưng sẽ bị hạn chế khi muốn loan tin về các vụ việc "nhạy cảm" như biểu tình, đình công. Hình: giới tài xế taxi Hà Nội đình công phản đối giá xăng dầu tăng cao. AFP PHOTO (AFP PHOTO)

Đó là cái lãnh vực cấm kỵ, đó là cái khuôn khổ mà cộng sản Việt Nam đang khống chế. Cho nên là hiện nay thì Vân Anh nhìn thấy, à bạn có thể nói, bạn có thể viết bài, nhưng mà bạn phải xem những bài viết của bạn là nói gì. Nếu bạn viết bài ca ngợi đảng thì sẵn sàng được lên trang nhất.

Vì sao phải hạn chế?

Trà Mi: Vân Anh cũng có đồng ý cái điểm là Việt Nam vẫn còn hạn chế, nhưng mà cái hạn chế đó thì theo các bạn lợi hại ra sao? Các bạn có thể phân tích thêm.

Lê : Trước khi nói đến điểm lợi và điểm bất lợi của cái hạn chế đó thì mình thiết nghĩ nên nói tại sao người ta phải hạn chế? Tại sao những nước dân chủ, tất nhiên là báo chí thì phải tuân theo luật pháp, nhưng mà các bạn thấy tại sao người ta lại không có những cái hạn chế và tại sao báo chí người ta lại được tự do đến mức độ như thế, còn Việt Nam thì lại không có?

Trà Mi: Câu hỏi của Lê thì các bạn có câu giải đáp không? Tại sao ở Việt Nam thì có những hạn chế mà báo chí ở nước ngoài không có? Cái sự khác biệt này nguyên do vì đâu?

Vân Anh : Không phải là không có, theo Vân Anh nghĩ, nghĩa là nước ngoài người ta vẫn có chớ không phải là không nhưng mà mình đứng ở góc độ nào, mình nhìn nhận nó như thế nào.

Lê: Ô kìa! Nếu mà Vân nói có là có như thế nào? Ví dụ như thế này. Tôi ở Đài Loan, cái đợt vừa rồi thì cựu tổng thống của Đài Loan - ông Trần Thuỷ Biển, người ta có quy kết cho ông tham nhũng chẳng hạn, thì bạn có biết là báo chí Đài Loan trong những ngày như thế là cái tin đấy là cái tin nó chiếm khoảng độ 15 phút người ta nói một lần, không có cấm kỵ gì, đúng không ạ?

Bạn thấy là đến tổng thống đương nhiệm, cái thời điểm đó là tổng thống đương nhiệm của Đài Loan thì người ta đăng như thế. Bây giờ ở Việt Nam thì có bao giờ....

Đúng là mỗi nước nó có một cái khác nhau. Đúng là mình không có chuyện đó được. Một lãnh đạo của nước mình mà mình đưa ra bàn tán, bạn có nghĩ đó là lực lượng phản động người ta lợi dụng cơ hội đó người ta sẽ lật đổ hay là người ta sẽ... xấu

Nữ ký giả Vân Anh

Vân Anh : Bạn ơi, mình nói đúng là mỗi nước nó có một cái khác nhau. Đúng là mình không có chuyện đó được. Một lãnh đạo của nước mình mà mình đưa ra bàn tán, bạn có nghĩ đó là lực lượng phản động người ta lợi dụng cơ hội đó người ta sẽ lật đổ hay là người ta sẽ... xấu, bởi vì mình, dân trí mình không được cao như họ, mình có một tầng lớp dân trí thấp, bạn có hiểu vấn đề đó không? Thì người ta sẽ nhằm vấn đề đó....

: Ồ, mình rất tiếc cái từ "phản động" của bạn.

Vân Anh : Đúng rồi.

Lê : Thế bây giờ bạn định nghĩa cái ngừơi «phản động » ấy là ai? Vân Anh có biêt người phản động là ai?

Vân Anh : Nghĩa là người ta làm sai với những gì mà pháp luật đã đưa ra thì với mình đó là phản động. Như vấn đề chẳng hạn như là ảnh hưởng tới dân tộc, có thể làm cho người dân hoang mang, thì theo mình đó gọi là phản động thôi.

Còn mình cũng có tìm hiểu và mình có biết là nước mình một khi mà có một lãnh đạo hay một lực lượng nào mà lớn mà sai phạm thì người ta thuyên chưyển công tác hoặc người ta làm một cái gì đó, ví dụ như là che giấu hay giải quyết nội bộ, hay này kia. Đúng là nó có hạn chế thật, nghĩa là nó gây cho người dân bức xúc, nhưng người ta làm đó cũng phải có lý do của người ta chớ không phải là khác.

Nghĩa là mình đang ở nước CHXHCN Việt Nam, mình nên hiểu là mình đang đứng ở lập trường của nước mình chớ không thể lấy cái nước của người khác để áp đặt hết cả cho nước mình được. Đúng, mình cũng có những cái sai, mình cũng đang sửa chớ không phải là không.

Cái Vân Anh nói bây giờ là Vân Anh hoàn toàn ủng hộ cái ý kiến của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng chớ không phải là không, nhưng đôi khi Vân cũng hơi búc xúc, có nghĩa là trong lúc nó có hạn chế cách viết của mình thì bao giờ mình cũng đi theo một cái hướng nên không được tự do ngôn luận, không được tự do phát biểu.

Tự do, Dân chủ và Phản động

Trà Mi : Bây giờ thì Trà Mi xin tóm lại cái ý để mà mời ý kiến của Quỳnh góp tiếng thêm nhé. Tức là hồi nãy Vân Anh có nói rằng ở Việt Nam trong cái luật báo chí thì nó cũng có những giới hạn nhất định, nhưng mà những cái giới hạn đó để nhằm bảo vệ lợi ích cho đất nước, tránh đưa những cái tin không hay để thành phần xấu lợi dụng gây những tác hại cho đất nước, thì Quỳnh có ý kiến gì đối với lời phát biểu của Vân Anh không?

Quỳnh : Từ này giờ thì em nghe các bạn nói thôi. Mình thì thế này Vân Anh ạ. Nói tới phản động chẳng hạn, từ "phản động" là đi trái lại với quy luật tự nhiên. Đó, tức là bạn biết quy luật nó phải như vậy rôì nhưng bạn cố kéo nó lại thì người ta gọi là phản động.

Giả sử như bạn biết rằng chắc chắn Việt Nam một ngày sẽ có tự do và dân chủ trên toàn cõi Việt Nam, nhưng bạn cứ cố kéo nó lại thì bạn sẽ là người phản động. Đó, đúng không nào?

Hay là, dân tộc Việt Nam sẽ được khai thông trí tuệ và sẽ được trở thành một dân tộc xứng đáng với niềm tin của thế giới, với sự tự hào là chúng ta có thể ít ra cũng phải nuôi sống được chúng ta, chứ không phải đi nhận nguồn viện trợ nữa. Ít ra cũng được như Thái Lan chẳng hạn. Thái Lan đã tuyên bố là không nhận viện trợ của thế giới.

Lê : Theo như Quỳnh, nếu mà cái định nghĩa của Quỳnh là đúng thì cái ngươì phản động nhất của Việt Nam hiện nay thì là ai?

Quỳnh : Là cái người đang cố níu kéo cái bước tiến của dân tộc đó. Bây giờ xu hướng của thế giới là gì? Là lộ trình văn minh của nhân loại, đó là kinh tế thị trường và dân chủ, dân chủ đi với kinh tế thị trường. Thì chúng ta bây giờ đang bước theo, chúng ta đã bỏ tập trung bao cấp rồi mà ngày xưa chúng ta quả quyết là chỉ có con đường tập trung bao cấp mới đưa con người đến thiên đường xã hội chủ nghĩa, đúng không?

Thành tựu của nhân loại tìm ra rằng chỉ có dân chủ thì mọi tiếng nói mới được tôn trọng, một xã hội đa nguyên thì con người mới được tôn trọng thôi, còn mọi chế độ độc tàì đều là nguỵ biện và chà đạp lên nhân phẩm con người.

Quỳnh, Hà Nội

Tức là bây giờ chúng ta đã bỏ con đường ngày xưa chúng ta chọn rồi, chúng ta biết là nó sai, chúng ta đi theo và chỉ thấy đói kém và chết chóc mà thôi. Bây giờ chúng ta phải thấy là cái định hướng văn minh của nhân loại, xin đừng làm những điều to tát, hãy đi theo những cái mà nhân loại đã thành tựu.

Thành tựu của nhân loại tìm ra rằng chỉ có dân chủ thì mọi tiếng nói mới được tôn trọng, một xã hội đa nguyên thì con người mới được tôn trọng thôi, còn mọi chế độ độc tàì đều là nguỵ biện và chà đạp lên nhân phẩm con người. Đó là cái phổ quát, mình chỉ cần như vậy thôi, mình không cần phát minh ra một điều gì quá là vĩ đại đâu. Đấy là mình đang...

Vân Anh: Mình nghĩ rằng mình đừng có đi theo cái hướng « phản động » này nữa. Mình nói thẳng vô vấn đề mà mình cần thảo luận...

Trà Mi: Cái ý phản động mà các bạn đang phân tích, đó là mỗi người có một quan điểm khác nhau. Theo Vân Anh nghĩ là cái gì mà trái lại với luật pháp của Việt Nam là phản động, nhưng mà Lê và Quỳnh thì không đồng ý. Các bạn nghĩ rằng nếu như luật pháp chưa có những cái đúng thì những người muốn cải tiến, muốn được những sự tiến bộ cho luật pháp đó tốt hơn để mà Việt Nam hội nhập hơn thì cái đó không phải là phản động. Cái luận điểm nào, cái xu hướng nào mà nó thuyết phục hơn thì sẽ được chia sẻ nhiều hơn, phải không ạ?

Vâng, ý kiến của quý thính giả như thế nào, xin vui lòng góp tiếng với Diễn Đàn Bạn Trẻ qua địa chỉ email vietweb@rfa.org, hoặc để lại lời nhắn qua hộp thư thoại 001 - (202) 530 7775. Quý vị quan tâm xin vui lòng để lại số phone để chúng tôi tiện liên lạc mời quý vị cùng thảo luận trên Diễn Đàn.

Xin chia tay quý vị tại đây và hẹn gặp lại tất cả quý vị và các bạn trên Diễn Đàn này, tối Thứ Hai tuần sau, với phần thảo luận tiếp theo.

Trà Mi thân ái kính chào.