Giới trẻ VN phản ứng trước những lấn lướt của Trung Quốc (phần 1)

Ngọn lửa phẫn nộ trong lòng ngừơi Việt khắp nơi phản đối việc Trung Quốc tuyên bố thành lập đơn vị hành chính Tam Sa quản lý cả Trường Sa và Hoàng Sa chưa kịp lắng dịu, bỗng như lại được khơi dậy trước thông tin tàu thăm dò dầu khí Trung Quốc đang hoạt động ở khu vực đảo Hoàng Sa, bên ngoài bán đảo Sơn Trà của Đà Nẵng.

0:00 / 0:00

“Nếu bạn là nhà chức trách của Việt Nam, bạn sẽ phản ứng như thế nào trước những hành động lấn lướt của Trung Quốc?” Mời quý vị cùng bước vào chủ đề thảo luận này, với sự tham gia của các bạn thanh niên đang sinh sống tại hai miền Nam-Bắc, các bạn trẻ sinh trưởng ở hải ngoại, và các bạn du sinh đang học tập ở nước ngoài.

Nam

: Nam là sinh viên, sống và học tập tại Sài Gòn.

Quỳnh: Mình là Quỳnh. Mình đang sống ở Hà Nội.

Hoa: Mình là Hoa, đang sống ở bên Hà Lan.

Huy: Em là Huy, hiện là học sinh cấp 3 ở California.

Kim: Mình là Kim. Mình đang sống ở Sài Gòn.

Tùng: Mình tên là Tùng. Mình đang sống và học tập ở Hà Nội.

Phản ứng của chính phủ Việt Nam?

Trà Mi: Về chủ đề "Nếu bạn là nhà chức trách của Việt Nam, bạn sẽ phản ứng như thế nào trước những hành động lấn lướt của Trung Quốc?", trước khi trả lời câu hỏi này thì Trà Mi muốn đựoc ghi nhận ý kến của các bạn về phản ứng của chính phủ Việt Nam hiện nay đối với những bước lấn lướt của Trung Quốc, thì ý kiến của các bạn như thế nào?

Hoa: Em thấy chính quyền Việt Nam mình hình như là họ cảm thấy cái việc Trung Quốc lấn chiếm Hoàng Sa và trường Sa là một chuyện rất là bình thường. Họ không hề nói lên một tiếng gì cả là Trung Quốc đang lấn chiếm lãnh thổ của Việt Nam.

Trà Mi: Ý kiến của Hoa phải không?

Hoa: Vâng.

Trà Mi : Mời các bạn khác.

Kim : Em nói, chị Trà Mi.

Trà Mi : Mời em.

Kim : Em ủng hộ hoàn toàn cách làm của Việt Nam. Tuy nhiên, bạn Hoa nói là không làm gì thì cũng không phải. Nếu như mà bạn Hoa có theo dõi thì cũng biết là người phát ngôn của Bộ Ngoại Giao Việt Nam là ông Lê Dũng, sau sự việc đó thì ông cũng đã lên tiếng rồi, chứ không phải là họ không làm gì hết.

Em thấy chính quyền Việt Nam mình hình như là họ cảm thấy cái việc Trung Quốc lấn chiếm Hoàng Sa và trường Sa là một chuyện rất là bình thường. Họ không hề nói lên một tiếng gì cả là Trung Quốc đang lấn chiếm lãnh thổ của Việt Nam.

Hoa ở Hòa Lan

Hoa: Em thấy cái đó cũng đúng là Việt Nam mình có lên tiếng mà lên tiếng rất là yếu ớt, tại vì nếu cái bài cuối cùng ở trên Vietnamnet về cái vụ ngư dân Việt Nam mình bị tàu Trung Quốc bắn chết đó, thì cái bài cuối cùng chỉ là cái ông của Bộ Ngoại Giao kêu gọi là bên Trung Quốc cần phải làm rõ về cái vụ việc này, nhưng mà những cái bài làm rõ vụ việc tại sao tàu Trung Quốc bắn chết ngư dân Việt Nam mình thì là không có lên tiếng để đòi quyền lợi cho chính nhân dân Việt Nam mình. Em thấy hình như là không có, mà có thì cũng chỉ là nói qua qua thôi chứ không thực sự làm cho đến tận cùng.

Kim : Chị muốn hỏi Hoa là những thông tin đó Hoa lấy từ đâu?

Hoa : Em đọc ở trên báo Thanh Niên và báo VietnamNet mà.

Kim : Nhưng bạn có nghĩ đến cái trường hợp là báo chí Việt Nam cũng bị chính quyền Việt Nam chi phối, có thể là sau đó báo chí Việt Nam đã nhận đựoc những thông tin từ một ai đó ở chính phủ Việt Nam nói là đừng có đưa vấn đề này nữa tại vì là vấn đề chính trị, bạn có nghĩ như vậy hay không?

Hoa : Cái đó em công nhận là có tại vì đảng cầm quyền hết cả về báo chí mà. Ở trong Việt Nam báo chí không có tự do; cái đó thì em biết.

Chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa

Quỳnh : Về vấn đề ngoại giao, chính phủ vẫn kêu gọi mọi người cũng như tầng lớp tuổi trẻ, những công dân ở trong nước phải chờ đợi và đi theo cái hướng là chúng ta đàm phán. Tôi còn nhớ rất rõ là trong lời nói của ông Lê Dũng, cụ thể là chúng ta đeo đuổi con đường đàm phán và mong muốn có một kết quả có lợi nhất.

Thế nào là đàm phán và thế nào là có lợi nhất? Không có gì gọi là có lợi nhất cả.

Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam và không có gì để mà chia chác hay là tính toán ở khu vực đó. Đó là việc thứ nhất. Việc thứ hai nữa là thực tế Hoàng Sa và Trường Sa của chúng ta mất từ năm 1974. Đúng không? Bác Hồ có nói một câu "Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước", đấy là một điểm.

Và điểm thứ hai nữa là trong Tuyên Ngôn Độc Lập, Bác nói rất rõ là "Chúng ta đã nhân nhượng, nhưng chúng ta càng nhân nhượng thì giặc Pháp càng lấn tới", đó là thể hiện cái quan điểm là chúng ta không nhân nhượng trong chính quyền mà Bác đã xây dựng.

(Video: sinh viên thanh niên Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc hối cuối năm 2007.)

Từ Năm 1974 đến năm nay là đã 34 năm, vậy cái khoảng thời gian đấy đã đủ thể hiện chúng ta đã nhân nhượng chưa?

Tùng: Mình nghĩ là rồi.

Kim : Bạn định nghĩa như thế nào là nhân nhượng và không nhân nhượng là như thế nào? Tại vì thật ra, theo quan điểm của Việt Nam là để tăng cường quan hệ với Trung Quốc thôi.

Quỳnh : Bạn hỏi về vấn đề nhân nhượng hay không, đúng không? Điều thứ nhất là trong tờ báo Tuổi Trẻ, Việt Nam có đưa ra một loạt các sự kiện là Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc về Việt Nam và họ thể hiện chủ quyền Việt Nam qua những dữ kiện lịch sử, đúng không?

Kim : Dạ vâng.

Thế nào là đàm phán và thế nào là có lợi nhất? Không có gì gọi là có lợi nhất cả. Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam và không có gì để mà chia chác hay là tính toán ở khu vực đó.

Quỳnh ở Hà Nội

Quỳnh : Trong tờ báo Tuổi Trẻ của Việt Nam có ghi rất rõ dữ kiện năm 1974 Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa và quân lực Việt Nam Cộng Hoà có đánh trả lại. Vậy, chính chính quyền Việt Nam và Đảng Cộng Sản Việt Nam đã dùng chính dữ kiện là có quân lực Việt Nam Cộng Hoà đã đổ máu để bảo vệ quần đảo Hoàng Sa đó, thì tại sao đến thời điểm này đảng và nhà nước (CSVN) không vinh danh những người này? Họ là một trong những người đã ngã xuống để thể hiện chủ quyền của Việt Nam tại đó.

Hoa : Cái này em biết, em có từng nói chuyện với lại một đại uý sống ở Hà Nội. Em hỏi tại sao những người đấy lại không được nhà nước vinh danh thì ông đấy bảo là tại vì họ theo Mỹ-Nguỵ.

Quỳnh: Năm 1972 khi mà Pol Pot hãm hại đồng bào ta gần 100 người ở Thakhet, vào thời điểm đó với tinh thần dân tộc, quân lực Việt Nam Cộng Hoà, thay vì họ đưa máy bay để đánh các cứ điểm của cộng sản VN thì họ đã vào các cứ điểm của Pol Pot để trả đũa cho việc Pol Pot đã giết chết những người Việt Nam.

Đấy là tinh thần dân tộc. Có người Việt Nam ngã xuống ở đây, không phải là vấn đề của người Việt Nam Cộng Hoà hay không. Hoàng Sa và Trường Sa đó là chủ quyền của Việt Nam, không phải chủ quyền của một chế độ nào.

Chúng ta phải hiểu như thế. Mỗi một con người ngã xuống, mỗi một con người đổ máu để đánh dấu cho cái lãnh thổ của Việt Nam, họ đều xứng đáng được vinh danh.

Hà Nội nhân nhượng Bắc Kinh?

Trà Mi: Trở lại với câu hỏi của Kim đưa ra, bây giờ mình có hai quan điểm khác nhau, một bên là bạn Kim ủng hộ cái thái độ của chính phủ Việt Nam, còn ngựơc lại thì bạn Quỳnh đã không ủng hộ. Nhưng mà Kim đặt ra câu hỏi là vì sao Quỳnh lại khẳng định cái thái độ đó là thái độ nhân nhượng? Vậy các bạn khác có câu trả lời không? Thế nào là nhân nhượng, thế nào là không nhân nhượng?

Huy : Mình là Huy. Theo mình thì nhân nhượng hay không là tuỳ vào cái việc của chính phủ Việt Nam đối nội như thế nào để phát triển kinh tế và phát triển quân sự như thế nào. Nếu như các bạn có nghe kể chuyện Tây Thi, có một ông vua đã quét sân cho một ông vua khác, nhưng mà ông vua đó trong lúc đó phát triển quân đội và kinh tế ở trong nước mình để rồi sau này chiếm lại nước kia. Cho nên muốn đánh giá nhân nhượng hay không phải đánh giá vào việc chính phủ Việt Nam đối nội như thế nào nữa.

Quỳnh : Tôi hoàn toàn đồng ý với ý của bạn. Muốn đánh giá cái việc nhân nhượng hay không thì cần phải đánh giá một cách rộng rãi và tổng quát. Tôi đồng ý với ý kiến của bạn. Nhưng bạn có thể cho tôi biết rằng chính phủ Việt Nam, cụ thể là Đảng Cộng Sản Việt Nam, đã làm những gì trong vấn đề đối nội để cho người dân cũng như lòng dân thấy là vấn đề đối nội của chúng ta là đang chuẩn bị để đòi lại Hoàng Sa và Trường Sa?

Huy : Phát triển về đối nội phải dựa vào hai việc làm là phát triển kinh tế và phát triển quân sự. Hiện nay thì phát triển quân sự mới có mua tàu của Nga thì cũng cho là OK. Nhưng cái việc phát triển kinh tế thì thấy không có ổn lắm. Rồi mới đây lại qua vụ hai nhà báo như vậy thì làm sao mà nói cho lòng dân tin tưởng được.

Quỳnh : Như vậy có nghĩa là có chuyện gì về đối nội, đúng không?

Tùng : Các bạn cho mình xin phép trả lời về câu hỏi đối nội của bạn được không ạ? Về đối nội thì mình chỉ nói trong vấn đề của sự kiện Hoàng Sa và Trường Sa. Mình có mấy điểm này muốn bạn lưu ý.

Đó là sau ngày biểu tình của học sinh-sinh viên vào Ngày 9 và 16-12-2007 thì trên báo Vietnamnet có đăng một bài về sự kiện này thì lập tức ông tổng biên tập đã bị kiểm điểm. Thì mình thấy một cái tất nhiên rõ ràng, tất cả những thanh niên đi tham gia biểu tình họ đều thể hiện tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc.

Họ không hề có mục đích chính trị. Nhưng họ đã bị ngăn cản. Và cái hành động ngăn cản này đã làm cho bản thân mình và các bạn thanh niên thấy rằng là mất lòng tin. Bởi vì rõ ràng cái hành động đi biểu tình của chúng ta thể hiện một cái tinh thần yêu nước bằng hành động, trong khi đó thì đảng - từ trước tới giờ mọi người luôn luôn tin vào đảng - vậy đảng ngăn cản tinh thần yêu nước, yêu dân tọc, thì bản thân mình thì mình thấy mất lòng tin và chính bản thân mình (thì) mình không biết phải tin vào cái gì nữa.

Về đối nội thì mình cũng muốn nói vài vấn đề nữa, ví dụ như các báo chí chúng ta sau sự kiện Ngày 9 và 16-12-2007 hoàn toàn không có đưa tin gì cả, không hề có một tờ báo đưa tin, mà có một bài báo đưa tin thì lập tức ông tổng biên tập đã bị kiểm điểm.

Vậy thì vấn đề đối nội của ta ở đâu?

Còn vấn đề phát triển kinh tế cũng như là quân sự thì mình muốn nói rằng là đầu tiên cái mà chúng ta đang thể hiện đó chính là tinh thần dân tộc và tinh thần yêu nước.

Đôi nội và Đối ngoại

Trà Mi : Chính cái câu hỏi thế nào là nhân nhượng thì các bạn đưa ra là muốn nhìn thấy nhân nhượng hay không thì phải phân tích hai mảng, một bên là đối nội và một bên là chính sách đối ngoại của nhà nước để thấy là cái chính sách hiện giờ có phải là nhân nhượng Trung Quốc hay không, thì các bạn đang phân tích về chính sách đối nội. Ý kiến các bạn đưa ra thì Kim có đồng tình hay không?

Kim : Về chính sách đối nội thì có một vài người vừa mới nói là có đi biểu tình bị chính quyền Việt Nam ngăn cản và nói đó là biểu tình thể hiện lòng yêu nước, còn ngăn cản là ngăn cản lòng yêu nước. Nhưng mà các bạn quên rằng ngăn cản đó không phải là ngăn cản tình yêu nước, các bạn có quyền thể hiện lòng yêu nước của mình nhưng mà các bạn biểu tình sai cách, ngăn cản đó là ngăn cản các bạn làm sai. Khi mà biểu tình như vậy...

Hoa và các bạn : Thế nào là sai ạ?

Kim : Khi mà các bạn đi biểu tình hay tụ họp đông người thì các bạn phải xin phép.

Quỳnh : Thứ nhất, ở Việt Nam thì có đại diện nào là đứng đầu cho thanh niên Việt Nam? Ở Việt Nam thì có duy nhất một đại diện cho thanh niên Việt Nam, đó là Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh. Vậy cái tổ chức để thể hiện ý chí và nguyện vọng của thanh niên là Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, nhưng Đoàn đã không lên tiếng. Và đấy là cái lỗi của Đoàn. Cụ thể là Ngày 9-12-2007ôààn đã hứa là sẽ tổ chức một cuộc mít-tinh lớn để cho thanh niên thể hiện lòng yêu nước của mình ở đó. Nhưng Đoàn đã nuốt lời, đúng không? Như thế thì ai là người trách nhiệm cái sai ở đây?

Kim : Cái sai là sai ở trên và không phải vì người ta sai mà các bạn lôi theo những cái sai khác.

Quỳnh : Vấn đề xin phép hay không đó là Đoàn phải chịu trách nhiệm.

Hoa : Em biết là nếu mình có đi xin phép thì chắc cũng chẳng có được đi đâu, tại vì có người người ta gọi thẳng lên cho Bộ Giáo Dục và Đào Tạo hỏi là "Nếu mà con tôi ngày mai đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược thì có được không?" thì phía anh ở bên Bộ GD&ĐT ảnh bảo là "Không được!". Và rồi lại có một anh công an nói là "Đi chống Trung Quốc chiếm đảo Hoàng Sa và Trường Sa là phạm pháp". Thế thì em không hiểu là đi chống giặc ngoại xâm mà lại không được chống, mà lại là phạm pháp, thì em hỏi chị Kim (là) nó có nghịch lý không?

Kim : Kim luôn dựa trên những cái gì gọi là giấy trắng mực đen, chứ Kim không dựa trên những cái chuyện như người này nói, người kia nói, người nọ nói. Cho nên Kim chỉ dựa trên những gì mà Kim biết là chính xác.

Quỳnh : Bạn có dám khẳng định là Bộ Giáo Dục và Đào Tạo không gửi công văn đến các trường đại học là đề nghị ông hiệu trưởng cấm, không được cho sinh viên đi biểu tình, nếu trưòng nào để cho sinh viên đi biểu tình thì đích thân ông hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm. Bạn có khẳng định là không có công văn này không?

Hành động đi biểu tình của chúng ta thể hiện tinh thần yêu nước bằng hành động. Trong khi đó thì đảng lại ngăn cản tinh thần yêu nước, yêu dân tọc, thì bản thân mình thì mình thấy mất lòng tin, và không biết phải tin vào cái gì nữa.

Tùng ở Hà Nội

Kim : Công văn này mình không biết là có hay không, bởi vì nó không được lọt ra ngoài.

Quỳnh : Vậy bạn không biết có công văn vì nó không được đưa ra ngoài, vậy việc bạn đi biểu tình đúng hay sai ạ?

Kim : Nếu như không đúng theo quy trình vẫn là sai. Bởi vì luật pháp đã đặt ra và các bạn phải theo luật pháp đó, các bạn phải theo luật pháp Việt Nam.

Quỳnh : Theo Hiến Pháp của Việt Nam thì có cho phép biểu tình không bạn?

Nam : Từ từ các bạn ơi, bởi vì theo như luật pháp thì phải đăng ký đi biểu tình, nhưng mà thực tế chưa có cuộc biểu tình nào được cho phép hết.

Kim : Đúng rồi. Công nhân biểu tình, đình công này kia, họ cũng đăng ký và sau đó họ đình công. Các bạn chỉ cần làm theo luật pháp. Còn bạn nói là ngăn cản biểu tình là ngăn cản tình yêu nước là không đúng, hoàn toàn không đúng.

Hoa : Nhưng mà em thấy biểu tình chống giăc xâm lăng rất là ôn hoà, tại sao lại không được?

Trà Mi : Câu trả lời phản biện của Kim như thế nào? Mời quý vị và các bạn đón theo dõi phần hội luận tiếp theo trên Diễn Đàn, sáng Thứ Hai tuần sau.

Quý thính giả muốn góp tiếng với chương trình "Diễn Đàn Bạn Trẻ", xin vui lòng email cho chúng tôi qua địa chỉ vietweb@rfa.org, hoặc để lại lời nhắn qua hộp thư thoại (202) 530 7775, kèm theo số phone, chúng tôi sẽ liên lạc lại. Từ Việt Nam và các nước khác gọi đến Mỹ, xin bấm số 001 trước dãy số (202) 530-7775.

Trà Mi kính chào.